"Từ đá vô cảm – lạnh như đá, người thợ đá Non Nước đã thổi hồn cho các sản phẩm mỹ nghệ của mình. Công việc đầu tiên của người làm đá là khai thác nguồn đá. Từ nguồn đá Ngũ Hành Sơn, rồi khi có lệnh cấm khai thác tiếp, người làng nghề lặn lội ra tận Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, rồi Bình Định… đi tìm mua thêm đá, phát triển nghề làm đá. Mua trực tiếp từ người khai thác đá, mua của người kinh doanh đá, rồi nhập khẩu những loại đá có chất lượng cao của nhiều nước như Ấn Độ, Myanmar, các nước Trung Đông để chế tác theo yêu cầu của khách hàng. Mua đá theo khối, mua đá mềm theo kg. Để có đủ đá cần thiết không phải là dễ dàng. Người bắt đầu học nghề làm thợ là bắt tay vào làm công đoạn đầu tiên là xẻ đá và ra phôi. Người theo học nghề không kiên nhẫn và sáng ý thì khó thành thợ chính, mãi cứ làm hai công việc đơn giản của nghề này. Những tảng đá hàng tấn mang về được thợ cưa xẻ thành từng mảng nhỏ. Trên những tảng đá chất chồng, những người thợ bắt đầu tạo phôi. Để có một sản phẩm đá ra đời đúng ý tưởng, lại tiết kiệm được lượng đá, phải biết chọn hình dáng vốn có của đá phù hợp với sản phẩm. Người chọn đá phải là người có trí tưởng tượng về hình khối nghệ thuật phong phú, sáng tạo( trích Làng đá Non Nước)".
ht. : Đọc đoạn trên , trích từ một bài viết nói về công phu sáng tác trên đá của các điêu khắc gia mỹ nghệ, mình mới thấy tội nghiệp mấy tay thợ cưa đá trong ảnh dưới đây. Thật khổ khi phải vừa lao động vừa biết chắc mình sẽ mang bệnh vào người mà vẫn phải làm. Ai đời trong khi mọi người xung quanh ăn mặc tử tế, ấm cúng, mà mình lại phải ra sức cưa đá , xẻ đá, bụi bay tứ tung, hít vào thế nào cũng lao phổi. Mà nào có phải vì mưu sinh cho cam. Thật đáng thương cho các chú ! Cái lệnh từ đâu sai các chú làm việc này thật ác độc, ngu si, cùng kế quá thể đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét