#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

ĐÓN TIẾP ĐỨC THÁNH CHA TẠI BRASIL



GHI NHANH TỪ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ  - Rio 2013

WGPSG -- Chiếc Airbus A330 của hãng Alitalia chở Đức Thánh Cha, đoàn tùy tùng và hơn 70 ký giả quốc tế đáp xuống sân bay thành phố Rio lúc 3 giờ 45 phút chiều ngày 22-7, giờ địa phương (tức là 1g45 sáng hôm nay thứ Ba 23 tháng 7, theo giờ Việt Nam).
Ra đón Đức Thánh Cha tại sân bay có Tổng thống Brasil: bà  Dilma Rousseff, các thành viên trong nội các Brasil, Thống đốc bang Rio de Janeiro - ông Sérgio Cabral, và Thị trưởng Thành phố Rio De Janeiro - ông Eduardo Paes.
Về phía Giáo Hội có Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil và cũng là Tổng Giám Mục Aparecida, Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta của Tổng giáo phận Rio De Janeiro, và hơn 20 vị Hồng y, Tổng giám mục và Giám mục trong thượng Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh, và hàng trăm linh mục trong Tổng giáo phận Rio De Janeiro.
Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil đã bước lên máy bay để đón Đức Thánh Cha. 
Từ trên máy bay bước xuống, Đức Thánh Cha đã được bà Tổng thống Dilma Roussef ra tận chân cầu thang chào đón và trao tặng hai bó hoa trắng và vàng.
Sau khi duyệt qua một hàng chào danh dự gồm các chức sắc tôn giáo và chính phủ, Đức Thánh Cha và Tổng thống Brazil đã dừng lại trước cây Thánh Giá của ngày Quốc Tế Giới Trẻ và bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Rôma, cũng là bức ảnh Đức Mẹ của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, trong lúc  các em thiếu nhi hát bài ca chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 tại Rio.
Ngày tại sân bay, Đức Thánh Cha cũng chào thăm các quan chức chính quyền Brasil và một số Hồng y và Giám mục ra đón, trước khi lên chiếc xe nhỏ hiệu Fiat Idea của Italia nhưng chế tạo tại Brazil, để tiến về trung tâm Thành phố Rio.
Theo tin của giới hữu trách Thành phố Rio thì lúc đi ra khỏi sân bay, chiếc xe dẫn đầu đoàn xe Đức Thánh Cha đã lái nhầm vào làn bên trong con đường đã đóng lại từ trước, thay vì đi vào làn giữa như đã có sự sắp đặt từ trước, vì thế mà dân chúng đang đứng chào đón đã nhân dịp này ào tới, vây quanh chiếc xe đang chở Đức Thánh Cha trong gần 10 phút.
Hãng thông tấn AP cho biết trong suốt thời gian điên cuồng ấy, Đức Thánh Cha vẫn bình tĩnh, vẫy tay chào hoặc bắt tay những người đến gần cửa xe. Một phụ nữ đã bế một em bé tóc đen, bước tới và Đức Thánh Cha đã cúi xuống hôn đứa trẻ trước khi trao lại tay bà mẹ.

Sau khi vượt qua khỏi đám đông dân chúng vây quanh, đoàn xe tiếp tục tiến đến Nhà thờ Chính tòa Rio, tại đây Đức Thánh Cha chuyển sang chiếc xe 'popemobile' và đi trên các đường phố trong trung tâm thành phố Rio. Dọc đường, thỉnh thoảng chiếc xe ngừng lại giữa đám đông để Đức Thánh Cha chào thăm dân chúng và chúc lành cho các em bé.

Xem tường thuật bằng hình ảnh

Đài TV Vatican trực tiếp truyền hình cho thấy khoảng 4km đường dài đứng chật kín người, hàng đoàn ngũ khách hành hương nhiệt liệt chào mừng Đức Phanxicô tới Rio de Janeiro. Phóng viên AP cho biết rất nhiều người có vẻ mặt choáng váng (stunned), một số người như đứng chết trân (still) và có người thì khóc lớn tiếng (sobbing loudly).
Bà Idaclea Rangel, 73 tuổi, đứng dựa vào một bức tường và thổn thức nói trong nước mắt. "Tôi không thể đi du lịch đến Rome, nhưng Ngài đến đây để làm cho đất nước của tôi được tốt hơn... và để đào sâu thêm đức tin của chúng tôi".
Renzo Cicroni, 33 tuổi người Áchentina cho hay: “chúng tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đem lại cho chúng tôi sự canh tân đức tin và niềm phấn khởi. Nhìn tất cả những người trẻ này tụ họp với nhau khiến chúng tôi được lên sinh lực trở lại”.
Anaia Betarte, 17 tuổi người Uruguay, cho biết cô đến để “thấy sự thay đổi, một điều gì mới mẻ, một điều gì khiến bạn tươi mát trở lại”...
Vì trễ giờ và kẹt xe, trong khi chính quyền đang chờ đợi Đức Thánh Cha, nên người ta đã dùng trực thăng quân sự đưa ngài và đoàn tùy tùng tới Dinh Thống đốc ở Guanabara.
Đứng bên ngoài Dinh Guanabara, nơi Đức Thánh Cha được chính quyền Brasil chính thức chào đón, bà Alicia Velazquez, một giáo viên 55 tuổi, đến từ Buenos Aires, mong nhìn thấy người mà bà quen biết khi còn là Tổng giám mục của thành phố nơi bà ở. "Thật là tuyệt vời khi Đức Thánh Cha được lựa chọn, chúng tôi không thể tin được, chúng tôi đã khóc và ôm lấy nhau," Bà Velazquez cho biết. "Riêng cá nhân tôi muốn đến đây để xem Đức Thánh Cha có vẫn còn là người đơn giản và khiêm tốn mà chúng tôi đều biết không. Tôi tin rằng ngài vẫn trước sau như một."
Tại Dinh Guanabara, Đức Thánh Cha được Tổng thống Brasil Dilma Rousseff; Thống đốc bang Rio de Janeiro, ông Sergio Cabral Filho; và Thị trưởng thành phố, ông Eduardo Paes đón tiếp một cách nồng hậu.
Trong bài diễn văn chào mừng, Tổng thống Roussef của Brasil nói rằng: ”Sự hiện diện của ngài tại Brasil mang lại cho chúng ta cơ hội chia sẻ một cuộc đối thoại về những đề tài mà chúng ta cùng chia sẻ, như các quyền con người và nạn nghèo đói.. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đang có ở đây một vị lãnh đạo tôn giáo nhạy cảm đối với công bằng xã hội và chúng ta chiến đấu chống lại một kẻ thù chung, đó là sự chênh lệch trong mọi hình thức”.
Trong lời đáp từ, Đức Thánh Cha bày tỏ tình cảm chân thành đối với bà Tổng thống và người dân Brasil, và ngài đặc biệt đề cao tầm quan trọng của giới trẻ.
Đức Thánh Cha nói: "Trong sự quan phòng đầy yêu thương của Người, Thiên Chúa muốn cuộc công du quốc tế đầu tiên trong triều giáo hoàng của tôi sẽ dẫn tôi trở lại Châu Mỹ La Tinh thân thương của tôi, nhất là trở lại Brasil, một đất nước rất tự hào về mối liên kết với Tông Tòa và các cảm tình đức tin và bằng hữu sâu sắc luôn giữ cho mối liên kết này hợp nhất một cách đặc biệt với Người Kế Vị của Phêrô. Tôi rất biết ơn đối với lòng nhân hậu thần linh này.
Tôi từng học được điều này: muốn lui tới với người Brasil, người ta cần phải đi qua tâm hồn họ; thế nên xin cho tôi được gõ nhẹ vào cánh cửa này. Tôi mạn phép được bước vào và sống tuần lễ này với qúy vị. Tôi không có bạc cũng không có vàng, nhưng tôi mang theo mình đồ qúy giá nhất được ban cho tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô! Tôi đến nhân danh Ngài, để nuôi dưỡng ngọn lửa yêu thương huynh đệ vốn bừng cháy trong mọi trái tim; và tôi mong lời chào của tôi tới tai từng người và mọi người: ”Bình an của Chúa Kitô ở cùng anh chị em!”
Tôi kính chào bà Tổng Thống, và các vị quan chức trong chính quyền của Bà. Tôi cám ơn bà về lời chào mừng nồng hậu và những lời bà dùng diễn tả niềm vui của người dân Brasil khi thấy tôi hiện diện trên đất nước này. Tôi cũng chào mừng thống đốc tiểu bang này, người đã tiếp chúng tôi tại dinh chính phủ, và ông Thị trưởng thành phố Rio de Janeiro cũng như các thành viên của ngoại giao đoàn bên cạnh chính phủ Brasil, các nhà hữu trách khác đang hiện diện và tất cả những ai từng làm việc tận tuỵ để giúp cho cuộc thăm viếng của tôi thành thực tại.
Tôi muốn gởi lời  chào mừng các giám mục anh em của tôi lời chào, những vị đang có trách nhiệm hướng dẫn đoàn chiên của Thiên Chúa tại đất nước rộng lớn này, cũng như các Giáo phận thân yêu của mình. Qua cuộc thăm viếng này, tôi mong theo  tiếp tục sứ mệnh mục tử của Giám mục Rôma là là củng cố các anh em trong niềm tin nơi Chúa Kitô, khích lệ họ trong việc làm chứng về những lý do hy vọng nảy sinh từ Chúa Kitô và khuyến khích họ cống hiến cho tất cả mọi người sự phong phú vô tận của tình yêu Chúa Kitô.
Như qúy vị đã biết, lý do chính cho cuộc viếng thăm Brasil của tôi vượt lên trên mọi biên cương. Thật vậy, tôi tới đây vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tôi hiện diện ở đây để gặp gỡ những người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, được cánh tay rộng mở của Chúa Kitô Cứu Thế lôi cuốn. Họ muốn tìm được nơi nương náu trong vòng tay của Chúa, gần con tim của Chúa, nghe lại tiếng gọi mạnh mẽ và rõ ràng của Chúa: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ”.
Những người trẻ này đến từ mọi châu lục, họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, họ mang theo họ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng họ tìm được nơi Chúa Kitô những câu trả lời cho những khát vọng cao thượng, và chung cho mọi người, và có thể thỏa mãn niềm khao khát chân lý trong sáng, và tình thương chân thực liên kết họ với nhau vượt ra ngoài mọi sự khác biệt.
Chúa Kitô đề ra cho họ một không gian, giúp họ biết rằng không có sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh thoát ra từ trái tim của người trẻ, khi trái tim ấy được chinh phục bởi họ cảm nghiệm được sự chinh phục của tình bạn với Ngài. Chúa Kitô tín nhiệm người trẻ và ủy thác cho họ tương lai sứ mạng của Ngài: ”Các con hãy ra đi, làm cho mọi dân tộc thành môn đệ”, các con hãy ra đi ngoài những biên cương của những gì có thể đối với con người và kiến tạo một thế giới của những người anh em. Nhưng cả những người trẻ cũng tín thác nơi Chúa Kitô: họ không sợ liều mạng với Chúa, vì họ biết là sẽ không bị thất vọng.
Khi bắt đầu cuộc viếng của tôi tại Brasil , tôi biết rõ rằng nói với người trẻ cũng là nói với gia đình họ, với các cộng đồng địa phương và cả đất nước của họ, với các xã hội mà họ xuất thân, với những xã hội trong đó họ hội nhập, những người nam nữ mà phần lớn tương lai của các thế hệ trẻ này tùy thuộc.
Đây là điều các cha mẹ thường nói, “con cái chúng tôi là con ngươi trong mắt chúng tôi”. Cách nói này trong túi khôn Brasil thật đẹp đẽ biết bao, vì nó áp dụng vào người trẻ một hình ảnh rút ra từ con mắt, vốn  là cửa sổ qua đó ánh sáng đi vào chúng ta, mang lại cho chúng ta phép lạ của nhãn giới! và chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta không săn sóc con mắt của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể tiến bước? Mong ước của tôi là trong tuần lễ này, mỗi người chúng ta để cho câu hỏi thách thức này chất vấn.
Người trẻ là cửa sổ nhờ đó tương lai bước vào thế giới, do đóvà vì thế giới trẻ đề ra cho chúng ta những thách đố lớn. Thế hệ chúng ta có tỏ ra xứng với lời hứa nơi mỗi người trẻ khi biết mang lại cho họ không gian, bảo vệ những điều kiện vật chất và tinh thần để họ phát triển; mang lại cho họ những nền tảng vững chắc để có thể xây dựng cuộc sống, bảo đảm cho họ an ninh và nền giáo dục để họ trở thành điều họ có thể; thông truyền cho họ những giá trị bền vững đáng tranh đấu để sống; bảo đảm cho họ một chân trời siêu việt cho khát vọng hạnh phúc chân chính của họ và óc sáng tạo của họ trong sự thiện; phó thác cho họ gia sản một thế giới tương ứng với mẫu mực cuộc sống con người; thức tỉnh nơi họ tiềm năng tốt đẹp nhất để trở thành người nắm vai chính về tương lai của họ và đồng trách nhiệm về vận mệnh của tất cả mọi người.
Để kết luận, tôi xin mọi người chứng tỏ sự quan tâm đối với nhau và nếu có thể sự thiện cảm cần thiết để thiết lập cuộc đối thoại huynh đệ. Lúc này đây, vòng tay của tôi mở rộng để ôm lấy toàn thể quốc dân Brasil, trong sự phong phú của mình về mặt nhân sự, văn hóa và tôn giáo. Từ miền Amazzonia đến miền Pampa, từ những vùng khô cằn cho tới Pantanal, từ những làng nhỏ cho đến những thành thị lớn, ước gì không ai cảm thấy bị loại trừ khỏi lòng quí mến của tôi.

Thứ tư 24-7 này, nếu Chúa muốn, tôi nhắc nhớ đến tất cả anh chị em với Đức Mẹ Aparecida, khẩn cầu sự bảo vệ từ mẫu của Người trên các gia cư và gia đình của anh chị em. Ngay từ bây giờ tôi chúc lành cho tất cả anh chị em. Cám ơn anh chị em đã tiếp đón tôi!" 
Sau lễ đón tiếp, Đức Thánh Cha về Nhà nghỉ Sumaré của Tổng giáo phận Rio de Janeiro, cách đó hơn 7km. Sumaré là nhà nghỉ của Đức Tổng giám mục Rio de Janeiro tọa lạc trong một khu vực xanh tươi. Tại đây cũng có một trung tâm rộng lớn, dành cho các cuộc gặp gỡ văn hóa, các khóa huấn luyện và các cuộc tĩnh tâm.
Đức Thánh Cha dự trù sẽ nghỉ ngơi ngày thứ Ba, rồi sẽ viếng Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida tọa lạc giữa Rio và São Paolo vào ngày thứ Tư 24-7.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô rất hài lòng vì sự tiếp đón nồng nhiệt dành cho ngài khi đến Rio. Truyền hình cho thấy đoàn xe chở Đức Thánh Cha đi lầm vào con đường bị đóng lại, nhưng Đức Thánh Cha không có lo lắng gì về vấn đề an ninh.
Cha Lombardi cũng tiết lộ rằng chính phủ Brasil đã quyết định dùng trực thăng quân sự để chở Đức Thánh Cha và đoàn tháp tùng đến dinh Guanabara, để tránh cho đoàn xe không phải đi qua khu vực có  người biểu tình gần đó.

Về tin các nhân viên an ninh đã tìm thấy một quả bom nội hóa trong nhà vệ sinh gần Đền thánh Aparecida nơi Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm vào sáng thứ tư hôm nay, 24-7, cũng không phải là lý do để lo lắng. Theo cảnh sát, gói chất nổ này có lẽ không có liên hệ gì tới cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Ngày Giới Trẻ 2013: ít tín hữu hơn,
nhưng nhiều cảm nghiệm mạnh mẽ hơn
Con số khách hành hương tham dự Ngày Giới Trẻ tại Rio hiện đang là đề tài được nhiều người bàn tán. Ban tổ chức dự trù trên dưới 2 triệu người tham dự, nhưng cho tới nay, số người chính thức đăng ký chưa tới 400,000 người. Báo chí Tây Phương vẫn mang não trạng riêng của họ khi bàn tới con số này. Với họ, số tiền tối đa trên dưới 200 dollars cho một tuần đại hội gồm cả ăn uống, di chuyển và chỗ ở chẳng là bao, ai cũng có thể “đăng ký” được để tham dự chính thức. Thành thử không đăng ký nghĩa là không tham dự. Nhưng ở một nước vẫn còn rất nhiều người nghèo như Ba Tây, số tiền ấy không nhỏ, khiến đa số chắc chắn sẽ chọn giải pháp “dự cọp” như người ta quen đọc báo cọp vậy, nghĩa là vẫn tham dự dưới một hình thức bất chính thức nào đó... Nói cho cùng, dù họ có ở nhà đi chăng nữa, họ vẫn có thể tham dự qua truyền thanh, truyền hình, qua bất cứ phương tiện truyền thông rẻ tiền nào, miễn là hòa mình với đoàn người đông đảo tại Rio để lắng nghe người con đầu tiên của miền đất của họ lên tiếng với họ lần đầu tiên ngay trên miền đất này. Con số tham dự vì thế là con số không thể đếm được, một con số vô hình.
Đức Phanxicô, khi tới chủ tọa Ngày Giới Trẻ tại Rio, chắc chắn là người không chỉ nhìn vào con số hữu hình những người tham dự. Bởi nếu không, ngài đã khuyến khích người đồng hương Á Căn Đình của ngài, bất chấp cảnh nghèo, vẫn “hãnh tiến” mua vé máy bay tới Rôma dự lễ đăng quang của người con đầu tiên của đất nước trên “ngai” Phêrô!
Riêng phái đoàn Hoa Kỳ lần này chỉ gồm 9,500 khách hành hương, rất ít so với con số 29,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Madrid năm 2011, ít hơn cả con số 15,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Sydney năm 2008, và 24,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Cologne năm 2005. Một trong các yếu tố tạo nên sự giảm sút này đã được nhận diện là tiền, tức chi phí di chuyển tới Rio. Yếu tố thứ hai là an ninh, tiếp theo nhiều vụ biểu tình chống chính phủ Ba Tây vừa qua.
Dù thế, Christopher Bellitto, một sử gia Giáo Hội tại Đại Học Kean ở Union, N.J., cho rằng bất kể số người tham dự là bao nhiêu, địa điểm tổ chức năm nay và sự hiện diện của Đức Phanxicô trên diễn đàn thế giới chắc chắn sẽ làm cho Ngày Giới Trẻ 2013 thành một biến cố đáng nhớ.
“Đây sẽ là một lễ hội đặc biệt, một thứ trở về quê hương đối với vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh. Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã trở thành một loại tập hợp có tính động viên (pep rally) đối với Đạo Công Giáo”.
Tại những cuộc tập hợp trước đây, Đức Bênêđíctô từng lên tiếng chống lại ý niệm coi Ngày Giới Trẻ Thế Giới như một cuộc tập hợp thế tục hay một buổi trình diễn nhạc rock, như người ta vốn mô tả, vì việc tăng cường đức tin Công Giáo lúc nào cũng là phần chính của biến cố và càng là như thế đối với trường hợp Ba Tây. Theo Nghị Hội Pew, năm 1970, tỷ lệ người Công Giáo Ba Tây là 92% dân số, hiện nay, tỷ lệ ấy tròm trèm vào khoảng 65%. Từ năm 2000 tới năm 2010, dân số Công Giáo giảm mất 2 triệu, trong khi con số Thệ Phản tăng từ 26 lên 42 triệu người, chiếm 22% dân số.
Theo Bellito, chỉ trong vòng vài tháng đầu trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mạnh mẽ khuyến khích người Công Giáo truyền giảng Tin Mừng và đã nhiều lần ngỏ lời với người Công Giáo bỏ đạo cũng như người vô thần và người thuộc các niềm tin khác. Trong các cuộc thăm dò dư luận, ngài được cả người Công Giáo lẫn người không Công Giáo đánh giá rất cao, nhờ văn phong và nhân cách phi truyền thống của ngài. Hai yếu tố này chắc chắn sẽ dành được nhiều cảm tình cho Giáo Hội nhân chuyến viếng thăm lần đầu của ngài tại Ba Tây.
Trước khi lên đường, Đức Phanxicô đã nói rõ ngài sẽ không sử dụng chiếc giáo hoàng xa bít bùng quen thuộc, và sẽ chỉ dùng chiếc jeep mui trần mà thôi, như ngài vẫn dùng tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Trong chuyến tông du lần này, ngài sẽ vượt đoạn đường 120 dặm từ Rio tới Aparecida để kính viếng Đức Mẹ, lên tiếng với cư dân một khu ổ chuộc tại Rio và thăm các bệnh nhân AIDS, thăm người nghèo và các tù nhân trẻ tuổi.
Bellito cho rằng: Đức Phanxicô cũng giống Đức Gioan Phaolô II, là vị giáo hoàng hướng ngoại, một đặc điểm sẽ được chú ý nhiều khi ngài lên diễn đàn tại Ba Tây. Năm nay, chắc chắn sẽ có nhiều nghị lực hơn chỉ vì Đức Phanxicô chơi trên sân nhà, có thể nói như thế. Chắc chắn ngài không bị trói buộc bởi truyền thống. Điều ngài làm chắc chắn sẽ gây bất ngờ.
Đối với các người trẻ hành hương như Calderon thuộc một giáo xứ ở Brooklyn, New York, Ngày Giới Trẻ Thế Giới luôn là dịp để suy niệm và gắn bó. “Quả là kỳ diệu được gặp gỡ người khắp thế giới, những người hoàn toàn cởi mở trong việc chia sẻ đức tin. Thoạt đầu, bạn có thể lo lắng, vì có quá nhiều việc phải lo khiến bạn bối rối. Nhưng khi gặp Đức Giáo Hoàng, bạn sẽ cảm thấy vừa thanh thản vừa rất phấn khích, thậm chí đầy yêu thương nữa”.
Người hành hương 2013 đối diện với cảnh nghèo
Không Ngày Giới Trẻ Thế Giới nào lưu tâm tới cảnh nghèo bằng Ngày Giới Trẻ năm nay tại Rio. Điều này dễ hiểu, một phần vì giới trẻ thế giới, dù muốn dù không, một là họ sẽ được Đức Phanxicô nhắc nhở khi ngài đích thân tới thăm khu ổ chuột tại Rio hai là chính họ sẽ được gặp người nghèo ngay tại Rio, thậm chí ngay tại những nơi họ học giáo lý. Đàng khác Châu Mỹ La Tinh cũng là châu lục sáng chế ra thuật ngữ bất hủ, từng trở thành câu tâm niệm trong học thuyết xã hội Công Giáo của thế kỷ 20: ưu tiên chọn người nghèo.
Điều ấy khiến những bài tường thuật của Cha Tuấn mấy ngày nay trên Vietcatholic thu hút được rất nhiều người đọc. Không như những tường thuật có tính phèng la, huênh hoang hãnh tiến, nhằm nói về mình của một số người, kể cả người lãnh đạo các nhóm hành hương. Nhóm Cha Tuấn quả đã nắm bắt được tinh thần Rio 2013.
Một nhóm khác đến từ Miệt Dưới, miệt Down Under của quả địa cầu, là nhóm của Tổng Giáo Phận Sydney, của Đại Học Công Giáo Úc và của các trường Công Giáo khắp Sydney. Trong hai ngày tiền đại hội, họ đã dừng chân để giúp xây một nhà nguyện, một trung tâm sinh hoạt và nhiều bậc thang đá trộn và nhiều lối đi tại Pamplona Alta, một khu phố tồi tàn bên ngoài thủ đô Lima của Peru. Đây là nơi cư trú của hơn 400,000 người nghèo, người rời cư hoặc bị chiếm đất, gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Nhiều nhóm hành hương xuất phát từ Sydney vốn đã đến thẳng Lima vào tuần rồi và bắt tay ngay vào việc xây dựng một nhà nguyện và một trung tâm sinh hoạt tại khu ổ chuột. Các nhóm khác, như nhóm 62 người do Đức HY Pell trực tiếp hướng dẫn, sau khi thăm Nhà Thờ Chánh Tòa Lima và thăm đền thờ Thánh Nữ Rôsa thành Lima, đã tham gia dự án này từ hôm thứ Tư.
Các bậc thang bằng đá trộn sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu và an toàn hơn đối với các gia đình sống trên những sườn đồi tại các khu tồi tàn của Lima.
Ngày Giáo Phận vốn đã là đặc điểm của các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây, nhưng đối với ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này tại Rio, các khách hành hương được khuyến khích tham dự các kinh nghiệm hòa mình (immersion) và các dự án truyền giáo vùng xa nhằm tạo ra các thay đổi tích cực đối với cuộc sống của những cộng đoàn nghèo nhất trên thế giới.
Phái đoàn Úc gồm 1,500 người trẻ và 300 nhà lãnh đạo nhóm, các tu sĩ, linh mục và giám mục cùng đi với họ đều là những người khỏe mạnh về thể lý, nhưng phải khai phá đất đá trong cái giá lạnh giữa mùa đông trên những sườn đồi dốc của khu ổ chuột Pamplona, trước khi xây được những bậc thang bằng đá trộn hay nhà nguyện và trung tâm sinh hoạt, quả không phải là việc dễ.
Ashlee Payne, thuộc Trường Đại Học Công Giáo Úc, một trong các thiện nguyện viên tại Pamplona, cho hay: “Nhưng nó cũng rất phấn khích”. Cô đang học để trở thành một cô giáo. Theo cô, với lòng yêu ngành giáo dục và khả năng của ngành này, tập chú của cô là các trẻ em của khu ổ chuột. Cô mong các em sẽ theo chân các người hành hương của Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong việc giúp các cư dân của các cộng đoàn đang khốn khổ vì cảnh nghèo này.
Gertrude Lancanilao, cũng là một sinh viên của ĐHCG Úc và là một lãnh tụ của YFC của vùng Đông Sydney, cho rằng “phần lớn chúng tôi thức dậy đau cả mình mẩy và rất mệt, nhưng tinh thần thì rất vui tươi. Đối với tôi, điều nổi bật trong mấy ngày qua là cảm thức hân hoan và hy vọng mà tôi biết chắc do Chúa Kitô mang tới”.
Gertrude cho biết khi các nhóm hành hương họp nhau để kể lại kinh nghiệm của họ, mọi người đều đồng ý là khu ổ chuột đã biến thành một khu đẹp đẽ hơn. “Đây là nơi đem lại vẻ đẹp cho cho tâm hồn người ta. Không phải chỉ vì ngôi nhà nguyện, việc làm chung hay các trẻ em mà vì tình yêu. Chính tình yêu đem đến hy vọng và do đó, thật nhiều hân hoan”.
Dân số Pamplona hiện lên tới 400,000 người, không kém dân số một thành phố lớn. Như trên đã nói, họ là những người rời cư và bị cướp đất, phải sống trong những túp lều xiêu vẹo làm bằng bất cứ vật liệu gì lượm được. Pamplona không có nước máy, không có cống rãnh, không có điện và cũng không có cả cây cối để giữ đất truồi trong mùa đông hay cho bóng mát trong mùa hè.
Phần lớn cư dân của Pamplona là dân cày buộc phải rời đất đai của họ để tránh bách hại và bất an. Bất chấp cảnh nghèo và cuộc sống cam go, các người hành hương Sydney thấy đây là những cộng đoàn hết sức sinh động, nơi ai cũng sẵn sàng giúp người khác và là nơi, cùng với các mạng lưới xã hội, họ đã thiết lập được một hạ tầng cơ sở cơ bản, các trung tâm nhỏ để hội họp, thậm chí cả trường học cho con em của họ nữa.
Chính vì thế, người hành hương đã hết mình đến gặp gỡ họ. Càng tới gần khu ổ chuột, đường càng dốc và càng hẹp lại. Người hành hương đành xuống xe, cuốc bộ 300 mét để leo dốc lên tận khu dân cư.
Không những rất dốc, đường đi còn phủ đất sét trơn trượt, trên đó, không một cây cối nào có thể mọc được bên cạnh sỏi đá, đá tảng rải rác khắp nơi.
Mark Rix, trưởng ngành truyền thông của Sở Giáo Dục Công Giáo Sydney, người cùng đi với nhóm hành hương của các trường Công Giáo cho hay: Cảnh nghèo ở đây rất não lòng và cực kỳ thách thức. Nhưng không làm các nhóm hành hương nản lòng. Một trong các việc đầu tiên là dựng lên một khung gỗ gồm 43 bậc thang trước khi đổ đá và xi măng vào từ dưới lên tận đỉnh. Không có dây chuyển, không có xe tải chở xi măng hay côngkrít trộn. Thay vào đó, chỉ mang bao tay làm vườn, thùng nhựa và các can xăng biến cải, các nhóm đã lập hàng dài để chuyển khối đá và xi măng này từ dưới lên trên.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới còn mấy ngày nữa mới tới và tới tại quốc gia láng giềng, nhưng người trẻ hành hương của Sydney quả đã bắt đầu sống tinh thần Ngày Giới Trẻ năm 2013 ngay tại Pamplona này rồi. Rix cho rằng: “Đối với tất cả chúng tôi, du hành tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một ân phúc. Hôm nay, chúng tôi đã đền đáp ân phúc ấy”.

Vũ Văn An

 NGUỒN : (tại đây)
Nguồn Tổng hợp ::Đài Vatican Việt ngữ

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ 2013



Lễ Khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 
( World Youth Day - Ngày 23.7.2013 tại Rio-Brasil)
Xin bấm vào : (tại đây)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ KHAI MẠC :





Những ngày tiếp theo :
Các diễn biến sau đây đã có trên Youtube và đang đếm giờ để bắt đầu:
Hành hương và lễ Đức Mẹ Aparecida ( 24.7. 2013)
(tại đây)

ĐGH viếng nhà thương São Francisco De Assis Na Providência ( 24.7. 2013)
(tại đây)

ĐGH nhận chià khoá thành phố (25.7. 2013)
(tại đây)

ĐGH thăm khu ổ chuột (25.7. 2013)
(tại đây)

Giới trẻ đón tiếp ĐGH (25.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH chúc mừng trong buổi đọc kinh Truyền Tin (26.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH đi đàng Thánh Giá (26.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH cử hành thánh lễ với các giám mục, linh mục, tu sĩ và chủng sinh ( 27.7.2013)
(tại đây)
ĐGH hội đàm với các nhà lãnh đạo ( 27.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH dự buổi kinh tối với giới trẻ ( 28.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH với các Tình nguyện viên ( 28.7.2013)
(tại đây)
ĐGH rời Rio de Janeiro (28.7.2013)


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

THEO CHÂN ĐỨC THÁNH CHA


MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÀY 22.7.2013
LỄ ĐÓN TIẾP ĐGH. TẠI BRAZIL 
(tại đây)

H. 01
H.02
H.03
H.04
H.05
H.06
H.07
H.08
H.09
H.10
H.11
H.12
H.13

Xin đón xem những hình ảnh ngày mai (24.7.2013)

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

".. CHIỀU VỀ, CHIỀU..."

( từ doduyngoc.blog)
Thời học trò, niên khóa có thầy Bùi Ngọc Liên dạy Sử Địa, nhà gần, đường ngắn, mình xách cặp, đi bộ.
Nhà mình đầu đường, nhà thầy ở giữa, đi một đoạn nữa thì đến trường.
Hằng ngày hai buổi đi về, con bé nghiêm trang, hai tay ôm chặt cặp táp, áo dài trắng lướt thướt, đi qua nhà thầy.
Quý thầy Liên bao nhiêu thì bực con thầy bấy nhiêu.
Ngày nào mình đi ngang, cũng nghe bên trong nhà thầy có tiếng hát của con trai thầy vọng ra chòng ghẹo mình. Làm như con trai thầy Liên căn được giờ mình đi qua hay nó rình sẵn, không biết. Tức lắm, tức lắm thì thôi, nó hát bịa " đái đái"... gì ấy, ngày nào đi qua cũng nghe, có mỗi một câu hát ngắn, nhưng mình là con gái, sạch sẽ, kín đáo,, cho nên mình không chịu. Ngày nào cũng phải nghe, ngày nào cũng tức, vì rõ ràng họ ông ổng trêu mình mà mình không làm được gì  họ cả. Có làm gì là làm gì bây giờ, người ta bảo ơ kìa, tôi thích bài hát ấy thì tôi hát, mặc tôi, sao nào, "chiều" chứ Triều à, bâng quơ thế thôi, vô duyên vừa chứ. Làm gì nhau !
Mấy buổi tan trường bị con trai trêu ghẹo như thế, ức lắm mình mới dám mách mẹ, nghĩ rằng mẹ mình là người lớn sẽ chỉ cho mình cách đối xử thế nào với  con thầy mà không để cho thầy biết. Thầy biết thầy sẽ buồn. Mình sợ mợ lôi đến trước cửa nhà thầy Liên rồi bảo đây ông dạy con ông trước đi, ông xem con ông nó cứ chòng ghẹo con tôi, thì tội nghiệp cho thầy lắm, thầy nào biết chuyện.
Nhưng, không, mợ chỉ dặn hễ đi học ngang qua con trai, nó có trêu thì phải lặng im, đừng dại nói lại. Mình không trả lời, lần sau nó sẽ không trêu mình nữa.
Mình nghe lời mợ dặn, thành công !
May phúc là hồi đó mình biết vâng lời mẹ dạy, lấy nhu mì làm vẻ đẹp nữ tính, thân mẫu khả ái lại sành tâm lý, dạy con gái giống kiểu "chị Hạnh Dung"trên báo Phụ Nữ, chứ nếu không, phải người mẹ hung hăng, đem dữ dằn, sừng sổ, mắng vốn ra giải quyết vấn đề , thậm chí nếu mợ xắn tay áo lên, đứng trước cửa nhà thầy Liên ới này ới nọ, về sau làm sao có chuyện mợ được Bà Cố đức cha Bùi Tuần đỡ đầu cho.He he !
Sau khi bọn trung học mình rời bỏ mái trường xưa, từng lớp từng lớp, lớn dần, lớn dần, xa trường, xa thầy.
Dẫu nhà ba mẹ mình và nhà thầy cô vẫn cư ngụ trên cùng một con đường nhỏ, coi như láng giềng gần, nhưng mình phải đi học, nhiều năm không gặp lại thầy cũ.
Khi gặp lại thầy thì vui quá vui quá là vui, thầy vui, trò cũng vui, mình vẫn quý thầy, lại lom lom nhìn vào cái răng trong miệng thầy, lo lắng. Thầy thì vẫn hiền hậu, tốt lành, nhớ y nguyên Hải Triều, một hai trìu mến Triều thế nọ, Triều thế kia, xem ra thầy còn quý mình hơn hồi mình còn bé....vì bây giờ mình chơi với các con gái thầy mà.
Lại nhớ, nhà thầy Liên có người hay hát chòng mình :
" Chiều ơi, lúc chiều về chiều đái trong lu ".
Có vậy thôi mà ngày ấy tức phát khóc.

NHỚ CÁI RĂNG THẦY LIÊN


Hồi đó ở lớp Đệ Tứ, môn Sử-Địa chúng tôi học thầy Bùi Ngọc Liên.
Thầy Liên hiền lành, rất hiền lành, cả lớp thích thầy, thích luôn môn Sử dẫu khô khan, phải học bài.
Tôi rất thích nghe thầy Liên giảng, giọng thầy thong thả, nhẹ nhàng như bố đang kể chuyện ngày xưa cho các con nghe. Tôi rất thích nhìn miệng thầy. Khi thầy tẩn mẩn giảng bài, ở giữa miệng thầy có một cái răng cửa, nhỏ, trắng, dài, thẳng,độc lập, chòi ra khỏi hàm răng dưới, mọc đua vào phía trong, có lẽ nó bị chúng bạn hàm dưới hùa nhau chèn,ép, đẩy nó ra khỏi hàng. Trong hoàn cảnh ấy, cái răng bị đẩy đứng trơ giữa vòm miệng, trông rất ngộ nghĩnh, ấn tượng.
Chưa bao giờ cái lưỡi hay các răng khác va chạm vào cái răng đặc biệt này bởi nó di động theo hàm dưới. Thầy Liên nói tiếng Pháp như Tây, giảng bài rành rọt, gọi tên chúng tôi rõ ràng, không ngọng nghịu, vướng víu, như không hề có cái răng mọc đại. Kính quý thầy như bố mẹ, chúng tôi thường để ý, thì thầm bàn tán : có bao giờ cái răng nó rụng rồi thầy nuốt luôn vào bụng không nhỉ ? Cả lớp lo lắng. Không. Cái răng cứ ở đấy, giữa miệng thầy Liên, mãi cho đến khi chúng tôi đã lên Đại học hết, gặp lại thầy cũ, tôi vẫn thấy nó. Hồi đó, thấy vướng mắt, nhiều khi tụi tôi chỉ muốn hỏi thầy một câu là sao thầy không nhổ nó đi cho gọn, nhưng đã bảo quý thầy, lại kính nữa, đứa nào cũng ắng im nghe thầy giảng bài, mắt lom lom nhìn vào cái răng, trong lòng ái ngại, khôn dò. Riêng tôi, tôi cho rằng nhà thầy nghèo, không có tiền đi nhổ răng, ta nên im lặng đừng đả động đến nỗi đau thiếu thốn của thầy giáo mình. Để cái răng không thấy thầy kêu đau răng, nhưng hỏi sao thầy không nhổ nó đi, là bắt thầy nói ra rằng thầy không có tiền đi nha sĩ. Đấy là chạm vào nỗi đau của thầy giáo, bấy giờ tôi lý luận như thế.
Lớp Đệ Ngũ, Đệ Tứ chúng tôi rất yêu quý thầy Sử Địa Bùi Ngọc Liên.
Bây giờ thầy mất rồi, nhưng kể về thầy, đứa nào cũng bùi ngùi.
Đến sau, tôi còn được làm học trò của anh thầy, là cha Bùi Châu Thi.
Chị em tôi chơi với Phương, với Phi, hai cô con gái thầy.
Lớn lên tôi làm cô giáo, dạy cấp Hai, trong lớp có em Trình, con út của thầy.
Mẹ thầy Liên thì nhận làm mẹ Đỡ Đầu Thêm Sức cho mẹ tôi.
Khi theo Đạo, mới biết phải gọi bà là Bà Cố. Bà có con là cha Thi này, cha Tuần này, về sau cha Tuần lên Giám Mục. Thầy Liên khi gặp lại tôi thường hay  kể : Thầy bảo chú Tuần, thầy dặn chú Tuần...
Hôm ăn cơm tại tòa Tổng Giám Mục Huế, ngồi cạnh đức cha, ngắm kỹ ngài, tôi phải xuýt xoa, ôi, sao đức cha giống thầy Liên thế. Như hai giọt nước, giọt dỏ trước, giọt dỏ sau ! Cũng hiền lành, bé nhỏ, gầy guộc, quắt queo, đen quắm đen cúi, tóc quăn dợn sóng tự nhiên....
Có khác chăng, có lẽ chỉ ở ...cái răng.
HT.
Đức cha .Bùi Tuần , em của thầy Liên.

CHỌC CƯỜI & CHỌC GIẬN


CHỌC CƯỜI & CHỌC GIẬN
Lý: Làm quan nước mình nhàn thật, ông nhỉ ?
Sự: Sao lại nhàn ?
Lý: Thì họ có việc gì làm đâu, sợ không ai biết đến mình nên thỉnh thoảng lại phải chọc cười hoặc chọc giận người dân để "nổi tiếng".
Sự: Chọc cười ở chỗ nào ?
Lý: Thì đây ông  Bộ Học ra Thông tư đùa các ông, bà cụ đáng kính, ông Bộ Xây thì ra văn bản cấm xây dựng nhà kiểu Pháp- Châu Âu, ông Bộ Tải thì ra văn bản cấm cán bộ chơi gôn trong ngày nghỉ, ông Bộ Y thì ra quyết định cấm người thấp bé nhẹ cân lái xe, ông Bộ Văn thì đưa ra quy định quan tài không được để ô kính, ông Bộ An thì đưa ra dự thảo quy định phạt tiền triệu nếu vợ chồng chì chiết nhau...
Sự: Đúng là các quan chức chúng ta làm việc mà như diễn Gặp nhau cuối tuần ấy nhỉ, thế rồi họ có sửa ai hay đính chính gì không ?
Lý: Có chứ ông, nếu không thì quan quân của họ lấy việc gì mà làm.
Sự: Đấy là chọc cười còn chọc giận thì sao ?
Lý: Chọc giận à ? Thì một ông to nặng quy kết rằng những ai có chính kiến khác mình là "suy thoái", một bà to bự bảo "Dân chủ của ta gấp vạn lần dân chủ tư sản",  một ông to tướng vừa phong tướng cho Đại Ca, còn mấy ông to vừa cũng không kém: ông bảo thì " Đừng quy trách nhiệm về tai nạn giao thông thuộc về ai mà trách nhiệm đó thuộc về toàn dân", ông lại kiên định khuyên dân: " Thực phẩm độc đấy nhưng cứ ăn đi, không sao đâu"...  Thế không phải chọc giận thì là gì ?
Sự: Ừ nhỉ ! Thế các ông ấy có đính chính, xin lỗi hay có "bị" sao không ?
Lý: Không, vẫn tại vị như thường !
Sự: Hay nhỉ ?
Lý: Đúng vậy, "Cái nước mình nó thế !"
Nguồn :(tại đây)

NGHỊ HÁCH ĐẠO

Quan đi tuần.Tranh dân gian VN.
Cậu bạn mình kể chuyện một lần gặp phải nghị Hách .
Hôm ấy là đám tang của ông Trùm A, thân sinh ra Ca Trưởng B. bạn của bạn mình.
Cả hai bố con ông Trùm đều là những "hạt nhân tích cực" đem hết khả năng, sức khỏe và công lao ra phục vụ Giáo xứ. Nay, bố mất, B. nhờ bạn mình đến phụ giúp cho chương trình Thánh Lễ An Táng được xuôi xắn tốt đẹp, cụ thể là cậu bạn mình đến lo mảng hướng dẫn anh chụp hình, quay phim.
Cậu bạn mình đến.
Vừa bước chân vào nhà thờ, đang dáo dác tìm vị trí tốt cho cánh nhiếp ảnh thao tác tốt, không được leo lên gian cung thánh bao giờ , chợt nghe  ai quát :
Anh kia, anh là ai ?
- Dạ, thưa cha, con là bạn của ca trưởng B con ông Trùm A.
Tiếng quát hạ giọng rồi lại vang dội như tiếng sấm :
- Anh vào đây làm gì ? Ai cho anh vào đây?
- Dạ thưa cha, B. có nhờ con đến để thay B. hướng dẫn anh em chụp hình quay phim trong Lễ Tang cụ A.
Tiếng sấm đuối sức song lại gầm lên dữ dội :
- Các anh chụp hình quay phim là chuyên môn gây lộn xộn, náo loạn hết cả nhà thờ.
- Dạ thưa cha, chính vì vậy con mới có mặt ở đây để  dặn dò, lưu ý anh em trật tự.
Nghị muốn quát nhưng thua lý, nghĩ sao lại rống lên :
- Các anh làm nghề quay phim chụp ảnh là kinh doanh. Vậy các anh phải đóng tiền điện lễ này.
- Dạ thưa cha, ô kê cha, theo lẽ công bằng thôi. Hết tất cả bao nhiêu, cha cho con biết. Con xin gửi tiền cha. Hết bao nhiêu ?
Đối phương chơi trò bỏ than trên đầu Nghị rồi. Nhưng nghị là nghị Hách, có chịu thua ai bao giờ. Nghị khoát tay :
- Xuống đóng cho ban Hành Giáo.
Xuống thì xuống. Cậu bạn mình thuật lại lời cha xứ với 2 bác đang trực văn phòng ban Hành Giáo, rồi đưa tay ra sau mông rút ví , xin được hân hạnh đóng tiền điện Lễ này.
Hai bác trố mắt như đang nhìn thằng dở hơi. Phải hỏi cha xem sao ?
Ai lại bắt nhà héo đóng tiền điện bật trong lễ An Táng cho một ông cụ Trùm cả đời phục vụ giáo xứ, từ đời  nọ đến đời kia, là những người biết kính sợ Chúa.
Đố biết, nghị Hách có thu khoản  điện phí này không ? Thu thì cậu bạn mình cũng ô kê cha, nhưng với  nghị   bõ bèn gì, cầm mấy đồng bạc lẻ này mất giá nghị đi, phong bì xin Lễ  mà mong mỏng, đưa còn bị nghị  mắng cho nữa là...
Nghị thế mới hách !

CPCĐ số 17: TIA LUÔN


Cà phê ca đoàn hôm nay kể chuyện :
Có thằng cu con nhà cán bộ kia cuối năm đạt điểm tiên tiến, được ông bố  mua thưởng cho cái súng nhựa bắn chơi.
Trước khi cho Cu sử dụng súng, bố Cu kiểm tra tinh thần chiến đấu của Cu :
- Thế giả sử con cầm súng ra đường, gặp một tên cướp, con làm sao ?
- Con thưa bố, con bắn : Pằng !
- Giỏi ! Thế giả sử con gặp hai tên cướp một lúc thì con làm sao ?
- Con thưa bố, con bắn : Pằng, pằng !
- Giỏi, giỏi, con bố giỏi. Thế, giả sử con gặp cả một lũ cướp thì con làm sao ?
- Con thưa bố, con tia luôn :

- Kha kha kha, giỏi, giỏi, giỏi, con bố giỏi thật.




Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

CPCĐ số 16 : OAI LẮM CƠ !

Ca đoàn thật đẹp.
Tối hôm qua, mình kể cho các bạn K.,CH.,VV.,KT. nghe trong vườn Cà phê Khang (trên đường CMT8) nhân dịp bạn bè gặp gỡ KT. về thăm quê nhà : 

OAI LẮM CƠ !
Có một ca viên nọ hỏi một ca viên kia :
- Ca trưởng anh được không ?
-  Tốt tạm, được cái hiền.
- Có hay mắng ca viên không ?
- Không, chỉ nhắc nhở thôi. Ca viên đi tập không đông đủ thì buồn thôi.
- Ca trưởng em dữ lắm. Toàn chửi thôi.
- Ai bảo lười đi tập hát , vào trễ, vừa tập vừa nói chuyện, nghe điện thoại, vân vân, bị la là phải.
- Có la thì cũng la vừa thôi. Nghe nhục lắm. Mình lớn cả với nhau, có gì lỗi khiển trách, nhắc nhở nhẹ nhàng.
 Đây hơi tí mắng, hơi tí chửi.
- Chửi sao ?
- Nặng lắm anh ạ. Như chửi chó mắng mèo.
- Thì sửa lỗi đi ai chửi được mình.
- Đâu phải lỗi gì to tát, cậy chức ca trưởng là coi thường ca viên thôi.
- Chó mèo cũng dễ thương thây !
- Có khi coi mình như trâu bò.
- Ừ, tội nghiệp ! Trâu bò còn được dẫn ra đồng ăn cỏ, mát mẻ nhẩy !
- Vâng. Sinh hoạt ca đoàn thế này còn quá thân trâu bò.
- Ừ. Chán nhẩy !
- Vâng chán lắm, nhục lắm, em chỉ muốn nghỉ.
- Có khi nào ca trưởng mắng mỏ thậm tệ không ?
- Thường xuyên anh ạ.
- Có khi nào ca trưởng tôn trọng mình lấy một tí nào không ?
- Không hề ạ. Xúc phạm là chính. Hát chưa được, ca trưởng cũng chửi té tát anh ạ.
- Vô lý, chưa hát được mới gọi là tập chứ.
- Vâng. Bố mẹ em cũng chả chửi con cái vô lý như vậy đâu.
- Thế nghỉ quách cho xong.
- Không được anh ạ.
- Sao ? Lại còn bắt buộc à ? Mất tự do luôn à ?
- Dạ chả ai bắt buộc mình phải đi hát ca đoàn đâu ạ, do mình thôi.
- Thế nghe chửi có tức không ?
- Dạ tức chứ ạ.
- Có nhục không ?
- Nhục quá chứ ạ.
- Tại sao không nghỉ ?
- Dạ, tại trong Lễ, mình được ngồi vào hàng ghế dành riêng cho ca đoàn, em thấy ....oai lắm cơ ạ.
Nghe nó nói, mình muốn ôm mặt khóc hu hu.
Vào ca đoàn vì "oai lắm cơ" là khốn nạn rồi !
 Chấp nhận nghe chửi, chịu nhục, để được cái...ghế,  phải không em ? Ừ, thì cứ nhục đi, cứ nghe chửi đi.
Cà phê đen tối nay rất đắng.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

TIM ĐÈN CÒN BỐC KHÓI

Giêsu ơi, có con đây
Nghe Lời Chúa nói hôm nay
con cảm được lòng Chúa nhân từ.
Giả như con, thấy cây lau cây sậy bị giập thì vứt luôn đi 
Chúa thì chẳng nỡ lòng bẻ gãy.
Đèn đã tắt, tim đèn còn khói, con thì dập cho tắt ngấm mới yên.
Chúa nhân từ chẳng nỡ chạm.
Lạy Chúa,
con thật nhỏ nhen,
không chấp nhận một đối tượng đáng ngờ, đáng chối bỏ.
Con sợ một tim đèn còn bốc khói
nó sẽ gây tai họa khôn lường
Chúa nhân từ xót thương hết mọi tàn tạ, dập nát, thảm thê, hư hao, nguội lạnh, tối tăm, muộn phiền.
Giêsu ơi, con đây
xin Chúa dạy con lòng nhân ái, để con biết thương yêu
dù cây sậy ấy đã nát, đừng vứt bỏ tội tình
dù ánh lửa đã tắt, đừng dập đèn tim
ở đâu đó có người thân cận đang như ngọn đèn
mong manh yếu ớt chờ mong ai châm sáng
sao con không thắp hộ 
cho chút khói lại bừng lửa lên
và chính con nữa
sao để tim lòng bốc khói, mà không cháy sáng ánh hồng ...
Giêsu ơi, con đây
 xin thắp lửa trong con 
Lửa Tình Yêu Chúa.
HT

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

"GIÊSU ƠI, CÓ CON ĐÂY"


Ngắm ảnh Maria ngồi bên chân Chúa, tôi bừng tỉnh. Mấy hôm lang thang quẩn quanh, thế giới thấy chỉ có VN mình buồn, với đầy những sản phẩm trí tuệ cao như... mặt đất, lòng không bụng trống, đi nhiều thấy xa Chúa, xa  hơn là Mátta làm nội trợ. Nhớ những giây phút tịnh lặng mà thèm trở về, bèn trở về đây.
Lại về bên chân Chúa, bỏ lại sau lưng tất cả 
Lặng thinh
Lặng thinh
Hạnh phúc cho con khi con chọn phần tốt nhất, lạy Chúa.
"Chẳng muốn nói lời chi, 
chỉ muốn lắng im lặng nhìn
chờ tiếng Chúa dịu êm
con thấy tình yêu lớn thêm..." 

Ai thích cầu nguyện nào, mình xin chép vài câu chuyện về chủ đề này để quý Bạn cùng mình suy niệm nhé.

CẦU NGUYỆN
(trích Gợi ý bài giảng của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái)

 1. Chọn phần tốt nhất (Lc 10, 38-42)

Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học.
Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông.
Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?
Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:
- Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin!
Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:
- Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?
Chàng sinh viên liền hỏi:
- Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:
- Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!
          "Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!"( Bác học AMPÈRE)


* 2. Cầu nguyện đích thực:

Đối với nhiều người, cầu nguyện là nói để xin.
Nhưng, xét theo một nghĩa nào đó, sự cầu nguyện đích thực chỉ bắt đầu khi ta ngừng nói. Cách cầu nguyện tốt nhất là ở bên chân Chúa, chẳng nói lời nào và cũng chẳng làm gì cả, như Maria vậy.
Có người nghĩ rằng làm việc là cách chứng tỏ cụ thể tình yêu của mình đối với Chúa, cho nên cứ ngồi im bên chân Chúa là mất giờ vô ích, nhất là khi ta còn nhiều việc phải làm. Có lẽ đúng. Nhưng nếu làm việc mà không cầu nguyện thì những việc làm kia dễ trở thành những việc làm vì mình và cho mình chứ không phải vì Chúa và cho Chúa; và cũng có thể chúng trở thành những việc của mình chứ không phải của Chúa. Kết quả là sau khi ngưng việc, ta cảm thấy lòng mình trống rỗng, con người mình rất hời hợt nông cạn.
Thoreau nói: "Đừng sợ đời mình kết thúc, nhưng hãy sợ đời mình chưa bao giờ bắt đầu".
Nhà tâm bệnh học Thomas Moore nói: "Có người có thể chữa khỏi những rối loạn tâm thần chỉ cần bằng cách tự ban cho mình mỗi ngày một ít phút thinh lặng suy nghĩ". Đối với sức khoẻ tâm thần mà đã là như thế, huống chi đối với sức khoẻ siêu nhiên.
  "Đừng sợ đời mình kết thúc, nhưng hãy sợ đời mình chưa bao giờ bắt đầu".(Thoreau)

3. Cho Chúa cơ hội :

 Một bà lão đến một Linh mục xin tham vấn:
- Thưa cha, tôi đã cầu nguyện không ngừng suốt 14 năm qua, nhưng tôi chả cảm thấy sự hiện diện của Chúa gì cả. 
- Thế Bà có cho Chúa cơ hội để nói với Bà lời nào không?
- À... không. Tôi cứ nói miết. Nhưng như thế không phải là cầu nguyện sao?
- Không. Bây giờ tôi khuyên bà mỗi ngày bỏ ra 15 phút chỉ ngồi im trước mặt Chúa thôi.
Bà cụ đã làm theo lời khuyên đó. Chỉ vài ngày sau, Bà trở lại khoe:
- Thật tuyệt diệu: Khi tôi nói với Chúa thì tôi chẳng cảm thấy gì cả. Nhưng khi tôi ngồi yên trước mặt Ngài thì tôi thấy như mình được sự hiện diện của Ngài bao phủ lấy tôi.
 "Thế Bà có cho Chúa cơ hội để nói với Bà lời nào không?"

4. Vấn đề của con :

 Khi linh mục đang thống kê tình hình của xứ đạo, ngài hỏi một gia đình câu hỏi thường lệ:
- Các con có thường cầu nguyện chung cả gia đình không?
Gia trưởng trả lời:
- Thưa cha, chúng con không có thời giờ. 
- Giả như con biết một đứa con sẽ bị bệnh nếu chúng con không cầu nguyện, gia đình con có cầu nguyện không?
- Ồ, con đoán chúng con sẽ cầu nguyện. 
- Giả sử con biết ngày nào đó khi gia đình lơ là việc cầu nguyện, một đứa con sẽ gặp tai nạn. Các con có cùng cầu nguyện không?
- Tất nhiên chúng con sẽ cầu nguyện. 
- Giả sử mỗi ngày con quên cầu nguyện, giáo luật phạt 5 đôla. Các con có sao lãng việc cầu nguyện không?
- Chắc chúng con sẽ cầu nguyện. Nhưng ý của những câu hỏi này là gì?
- Vấn đề của con là không có thời giờ. Con có thể tìm được thời giờ. Con không nghĩ cầu nguyện chung gia đình là quan trọng như nộp phạt hay giữ sức khỏe cho con. Ơn ban của Chúa qua lời cầu nguyện quan trọng hơn bất cứ những gì con có thể nghĩ tới.
 Con có thể tìm được thời giờ.

5. Hai mái chèo : Ora et Labora 
 Một ngư dân đưa một thanh niên lên thuyền của ông. Một bên mái chèo có viết chữ cầu nguyện và bên kia viết chữ làm việc. Anh thanh niên nói vẻ khinh miệt: "Này chú, chú lỗi thời quá. Ai muốn cầu nguyện làm gì, nếu như họ làm việc?"
Bác ngư phủ không nói gì, nhưng buông lỏng mái chèo có viết chữ cầu nguyện và chèo mái kia. Ông chèo và chèo mãi, nhưng chiếc thuyền chỉ quay tròn mà không tiến đi được.
Anh thanh niên hiểu ra rằng bên cạnh mái chèo làm việc, chúng ta cũng cần phải có mái chèo cầu nguyện.
Ông chèo và chèo mãi, nhưng chiếc thuyền chỉ quay tròn...


6. "Giê su ơi, có Jim đây"
Có những lúc quá đau, quá mệt không đọc được một kinh, Tôi nhớ lại chuyện ông già Jim. Cứ mỗi ngày lúc 12 giờ trưa ông ta vào nhà thờ không quá hai phút. Ông từ (giữ nhà thờ) rất thắc mắc theo dõi, rồi một hôm chận ông Jim lại và hỏi:
- Tại sao bác vào đây mỗi ngày?
- Tôi đến cầu nguyện.
- Không thể được! Kinh gì trong hai phút?
- Tôi vừa già, vừa dốt, đọc kinh theo kiểu của tôi.
- Ông nói gì với Chúa?
- Tôi cầu nguyện: "Giêsu, có Jim đây!" rồi tôi về.
Thời gian trôi qua. Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, nơi khu vực người già. Sau đó Jim yếu liệt, chuẩn bị đi xa. Linh mục tuyên úy và nữ tu y tá đến bên giường Jim:
- Jim ơi, hãy nói cho chúng tôi biết, tại sao từ ngày ông vào khu vực này, có nhiều điều thay đổi, bệnh nhân vui vẻ hơn, chấp nhận thuốc thang, sống có tình nghĩa hơn?
- Chả biết!... Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò một chốc; lúc sau liệt giường tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với Jim ai cũng vui.
- Thế tại sao Jim vui, Jim hạnh phúc?
- Khi nào cha và sơ được người ta đến thăm mỗi ngày có vui không?
- Vui chứ! Nhưng có thấy ai thăm Jim đâu?
- Lúc mới vào, tôi có xin hai chiếc ghế, một dành riêng cho cha và sơ, một cho khách quí của tôi, thấy không?
- Khách của ông là ai?
- Là Chúa Giêsu. Trước kia tôi đến thăm Ngài ban trưa, nay đi hết nổi, cứ 12 giờ trưa Ngài đến thăm tôi.
- Ngài nói gì với Jim?
- Ngài bảo: Jim, có Giêsu đây!...
Trước lúc Jim chết, người ta thấy Jim đưa tay chỉ chiếc ghế như thể muốn mời ai ngồi, Jim mỉm cười, nhắm mắt ra đi. Những lúc tôi không còn sức để đọc nổi dù một kinh, tôi lặp đi lặp lại: "Giêsu, có con đây", tôi cảm thấy như Chúa Giêsu trả lời: "Thuận ơi, có Giêsu đây!" Tôi vui vẻ và bình an.
( ĐHY. PX. Nguyễn văn Thuận).