#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

TUẦN THÁNH


Tiệc Ly - Thứ Năm Tuần Thánh
Buổi Tiệc Ly - thường được liên tưởng đến bức họa nổi tiếng của danh tài Leonard de Vinci "The Last Supper" thể hiện bửa ăn sau cùng của Chúa Giêsu và 12 môn đệ. Bửa ăn tối cách nay 2000 năm này, ngày nay vẫn còn được nhắc đến -một cách rầm rộ - gần đây nhất là trong bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên "Mật mã Da Vinci".
Khi đến Jerusalem hành hương, du khách chắc chắc sẽ được giới thiệu đến xem căn phòng Tiệc Ly (Mc 14:12-15) , còn được gọi là "Nhà thờ của các Tông Đồ" là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Ngài (Cv 1:13, 2:1)
Trải qua 2000 năm với các cuộc Thánh Chiến tranh giành Jerusalem, Phòng Tiệc Ly cũng như hầu hết các địa điểm có liên quan đến Chúa Giêsu ngày nay thuộc quyền sở hữu của các giòng tộc Hồi Giáo.
Cửa vào Phòng Tiệc Ly ở lầu trên (mũi tên) - nhìn từ dưới
Nhìn từ tầng trên
Bên trong nhìn ra - cửa vào bên trái. Ở giữa là cây olive bằng đồng do Catholic Association dâng tặng. Hội này đã tài trợ chi phí trùng tu Phòng Tiệc Ly

Chi tiết cây olive bằng đồng
Bên trái là của ra ban công phía nam. Nơi mũi tên: dấu vết Kytô giáo thời Thập Tự Chinh

Từ cổng vào nhìn thẳng: cửa ra ban công phía Nam - cửa sổ với hoa văn Hồi Giáo




Nơi mũi tên: hình chim bồ nông mổ thịt mình nuôi 2 chim con bên phải và bên trái - dấu vết từ thời thế kỷ XII - tượng trưng Chúa Giêsu hy sinh mạng sống cứu chuộc nhân loại. (Mt 26, 26-28)


Khách hành hương

ĐGH Gioan Phaolô II dâng lễ tại Phòng Tiệc Ly trong chuyến Tông Du năm 2000. Khăn bàn thờ có thêu hình chim bồ câu và lưỡi lữa.

Sau bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu và các môn đệ đi qua vườn cây dầu (Gethsemani) bên núi Olive, bắt đầu cuộc thương khó và tử nạn trên đồi Golgotha.


Vườn Gethsemani - Núi Cây Dầu

"Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con khỏi uống chén này. Đừng theo như ý con, một xin vâng Ý Cha đã định trước muôn đời...".Đoạn phiên khúc trong bài Nếu có thể của Cha Nhạc Sư Kim Long thể hiện tâm trạng lưỡng lự. Quyết định tiến hay thoái giữa Ý Chúa và cá nhân - được lồng vào tâm tình thống thiết của Chúa Giêsu trước giờ chịu nạn. Ý Cha và Ý Con trong bè trầm như bị giằng co lôi kéo quyện vào bè nhất đã nói lên được nỗi thống khổ của Chúa Giêsu trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh.
Sau đây là vài hình ảnh về Vườn Gethsemani nơi Chúa Giêsu cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22, 42)
                                Núi Cây Dầu (Mount of Olives) nằm ở phía Đông cổ thành Jerusalem


                             Núi Cây Dầu nhìn từ thành Jerusalem - nhà thờ Gethsemani ở gần trung tâm


Tường thành Jerusalem nhìn từ Nhà thờ Gethsemani

Church of the Agony: Tên chính thức được gọi là Church of All Nations do nhiều quốc gia đóng góp tài chánh - Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Italy, France, Spain, United Kingdom, Belgium, Canada, Germany, Hoa Kỳ, Ireland, Hungary, Balan và Úc.

                                                                       Nhìn từ cửa nhà thờ

            Ngay trước bàn thờ là tảng đá được tin là nơi Chúa Giêsu cầu nguyện trước lúc bị quân lính bắt đi.
                                   Các đoàn hành hương dâng lễ chung quanh tảng đá trước bàn thờ


                                                                                Cung Thánh


                                                              Cổng vào Vườn Gethsemani

                                                     Cây Dầu (Olive) trong khuôn viên nhà thờ

                                          Lối vào Gethsemani Grotto, nơi Judas hôn Chúa Giêsu

Gethsemani Grotto

                                                                          Nhìn từ bên ngoài
Từ vườn Gethsemani, Chúa Giêsu bị điệu tới nhà vị thượng tế Caipha cách đó 1.3 km khoảng 15 phút đi bộ. Tại đây Thánh Phêrô đã 3 lần nói không biết ông Giêsu là ai!

Ngôi Mộ Chúa Giêsu

Trong phúc âm Thánh Luca, việc chôn cất Chúa Giêsu chỉ ghi vắn tắc: Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. (Lc 23, 53).

              Tại khu vực ngôi mộ này người ta có thể nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Thánh Mộ (Church of the Holy                  Sepulchre) hay tiếng kêu gọi cầu kinh xuất phát từ các ngôi tháp của đền thờ Hồi Giáo kế bên.


                                                                   Mặt tiền Nhà thờ Thánh Mộ




 Cổng vào nhà thờ do hai dòng tộc người đạo Hồi chịu trách nhiệm từ năm 1192 - mỗi ngày 2 lần, gia đình Joudeh đem chìa khóa đến cổng và gia đình Nusseibeh có trách nhiệm mở và đóng cửa. Nhìn kỷ sẽ thấy phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu


                                                  Phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu
                                                        Nhìn từ trên cao
                                                                           Nhìn gần


                                          Quang cảnh Lễ Phục Sinh của Chính Thống Giáo


        Nơi đám đông là chỗ xem lễ vào buổi sáng – phía sau là nơi cử hành các nghi thức của Chính Thống Giáo
                                                      Mái vòm nhà thờ Mộ Chúa
                  Người hành hương đang vào kính viếng Mộ Chúa – Thời gian đợi khoảng 45 phút
                             Ngay trên cửa vào bên trong có gắn hình Chúa Giêsu và 12 Thánh Tông Đồ
                                                             Toàn cảnh trước Mộ Chúa
                                               Phòng thứ nhất: Nhà nguyện Thiên Thần
                               Một phần của tảng đá che mộ Chúa Giêsu – có thắp 2 cây nến
                                       Phía trong là Mộ Chúa Giêsu – Bàn thờ ngay trên Mộ Chúa

       Chổ đứng chỉ rộng khoảng 1m x 2m – Không thể chụp hết cảnh bên trong!

Xuất xứ :  http://www.40giayloichua.net/  Hien Quang.Tuần Thánh 2009

GẦN CHÚA GẦN THA NHÂN


Một khi mỗi dây liên hệ giữa Thiên Chúa và con người bị bứt, con người cũng mất đi khả năng yêu mến nhau cách chân thành, như thánh Phao-Lô đã cảm nghiệm.
"Nếu chúng ta đi trong ánh sáng, cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng,thì chúng ta được hiệp thông với nhau " (1Ga 1,7).
Do đó việc đến gần Thiên Chúa qua niềm tin vào Đức Giê-Su Ki-Tô cho phép chúng ta đến gần với những người khác.
"Chúng ta hãy yêu thương vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước" (1Ga 4,19).
Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta để chung sống với nhau, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bất toàn và khó có thể yêu mến người khác.
Ngoài những giờ phút thinh lặng, hồi tâm, suy tư để học biết về chân lý của Thiên Chúa.
Một số những chân lý khác chúng ta chỉ học được khi chúng ta phải đối diện với những khó khăn của người khác.Chẳng hạn chúng ta học biết về sự tha thứ thật lòng như một ân huệ của Thiên Chúa ban cho, khi bản thân chúng ta rơi vào những điều như tức giận, ghen ghét, kiêu hãnh.
Trong thực tế cuộc sống,những bất hòa, cay đắng vẫn là chuyện thường tình, đặc biệt trong cả đời sống gia đình giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái....... 
Thế nhưng Lời Chúa vẫn đứng vững như một chân lý. Thiên Chúa mở cho chúng ta lối đường của sự hòa giải, khởi đầu với sự hoán cải, loại bỏ đi  kiêu hãnh tội lỗi, và dẫn đưa chúng ta đến một tình yêu chân thực và tha thứ.
Trong tư cách là con cái Thiên Chúa, chúng ta cần vượt qua sự cô độc và khởi sự sửa chữa những gì bị đổ vỡ.
Đức Giê-Su Ki-Tô chết trên Thâp giá để hòa giải chúng ta với Cha Trên Trời.
Và để chúng ta đi tới sự hòa giải với nhau.
lm
(Viết xong lúc 02h50)


HOA QUẢ CẤM PHÒNG


ht. Trong một năm Phụng vụ, các tín hữu hạnh phúc nhất là những ngày được đi tham dự những buổi Tĩnh Tâm mùa Chay, dọn lòng sốt sắng đi theo Chúa trên những chặng đường thánh giá, lên tới đỉnh đồi Can- vê  và cùng chịu chết với Chúa để được phục sinh vinh quang với Người. Cảm ơn Mẹ Giáo Hội đã cho chúng con có những giây phút tĩnh lặng sống đời nội tâm, nhìn mình, thấy mình, biết mình, để đến với Chúa bằng tâm tình người con hoang đàng trở về bên Cha yêu dấu. ThyThy lém lỉnh, chen chân uống suối nhân từ Chúa bằng một cách xét mình rất ngây ngô hồn nhiên, như một bé thơ ùa vào lòng Mẹ không ngại ngần vì nó biết Mẹ yêu nó, yêu những bước chân chập chững liêu xiêu, yêu hai bàn tay bé bỏng vươn tới, yêu lời bi bô ngọng nghịu. Mẹ yêu nó như  huấn luyện viên hài lòng, hãnh diện ôm chòang cầu thủ đội mình tự tin đạt vào vòng chung kết.
Mến chúc ThyThy phá lưới lòng Chúa xót thương.

CHIA SẺ 
Chủ Nhật lễ Lá vừa qua, ThyThy có đi nghe Cha giảng phòng nên xin được chia sẻ với các bạn đôi chút trong tuần Thánh này.
Thực ra thì ThyThy cũng thuộc loại tầm thường, chẳng đạo đức hơn người đâu, lâu lâu mới đi nghe giảng phòng một lần, đôi khi vì không biết, đôi khi vì bận việc, nhưng cũng có đôi khi hơi làm biếng… ThyThy đưa ra nhiều lý do lắm phải không qúi bạn, nhưng cái lý do cuối cùng mới là quan trọng và đáng bị phạt. Thôi bây giờ để Th vào câu chuyện nhé.

Hôm đó Cha nói về nhiều mục, nhưng có một cái mà Th để ý nhất, đó là chuyện “Lần Hạt”. Cha nói: “Anh chị em thân mến, khi mình lần hạt, mà mình có chia trí, thì cũng vẫn được ơn…” Nghe câu này trúng tim đen, nên Th tủm tỉm cười một mình và tự nói: thế thì lâu nay mình như vậy mà Chúa cũng vẫn ban ơn, thì đâu đến nỗi nào!...
Để Th kể qúi bạn nghe: Thường thường thì tối nào Th cũng lần năm chục hạt trước khi đi ngủ, (không phải khoe đâu nhé, đấy là thú tội thôi). Mới đầu thì lần nơi thứ Nhất thật sốt sắng, vừa đọc vừa suy gẫm lời trong kinh, rồi không biết tự nhiên thoạt nghe tiếng con khua nồi niêu dưới bếp, vì đi làm về trễ, thế là bắt đầu lái trí tưởng tượng tới nồi cá kho tộ mình mới kho hồi chiều, rồi lại tiếp diễn ngày mai sẽ nấu món gì và cứ thế trí tưởng tượng nó đi lung tung đủ thứ… cho đến khi tay lần cỗ tràng hạt tới chỗ ngắt quãng dài sang Kinh Sáng Danh, thì mới sực nhớ mình đang lần hạt… Thế mà tay vẫn cứ lướt trên cỗ tràng hạt đều đặn và miệng vẫn đọc “Kính Mừng Maria đầy ơn Phúc…” như thường. Sao mà lúc đó trí khôn nó bày ra lắm thứ thế không biết, bình thường thì nặn mãi mới ra được một món ngon để nấu cho ngày hôm ấy, thế mà hôm nay trong lúc đọc kinh nghĩ ra được đủ thứ món… Thật là tội lỗi, tội lỗi!.. Cứ mỗi lần chia trí như vậy thì Th lại nói với Chúa là: “thôi con đọc thêm ba Kinh Kính Mừng nữa, bù lại sự chia trí để Chúa khỏi buồn”, cho nên khi Th lần hạt chia trí thì Chúa buồn mà mình cũng bị thiệt nữa, tại vì cứ phải bù thêm cho Chúa ba Kinh Kính Mừng, thành ra mất thì giờ, mà lại cũng chẳng thêm được ơn ích gì. Nhưng hôm nay Cha bảo lần hạt mà chia trí cũng được ơn, thế thì chắc bụng rồi, không phải đọc “extra” cho Chúa nữa. Còn hồi giờ Th đọc kinh của CMC chia phiên thì cũng hay bị vậy lắm, nhưng nay thì không sợ bị lõm nơi phần thứ của mình, nên các Chị CMC yên trí nhé.
Rồi Cha lại nói đến câu: “Phải Đi Lễ”. Cha giảng: “Sao mình không nói “Được đi lễ,” mà lại nói là “Phải đi lễ.” Mình đi lễ là đến với Chúa để nhận lãnh ơn, sự lợi ích này cho cả phần hồn lẫn phần xác, được cho mình, chứ Chúa có được gì đâu…”__ Cha lại tiếp: “Mình cứ nói là Hy Sinh cho Chúa.” Cha lấy ví dụ: “Như hôm nay tôi giảng phòng, trong gia đình bảo nhau, thôi mình “hy sinh” đóng cửa tiệm sớm để về nghe giảng. Cái này đâu phải là Hy sinh cho Chúa, Chúa là Đấng Sáng Tạo, là Đấng toàn vẹn. Chúa đâu cần điều gì mà mình phải hy sinh cho Chúa. Đây là mình làm cho mình, mình đến để được thảnh thơi và suy nghĩ về cuộc sống của riêng mình, chứ Chúa chẳng được cái gì cả, mình cứ hay vin vào và bảo là cho Chúa, nhưng thực sự là cho chính mình.”
Thưa các bạn, các bạn có đồng ý với Cha chuyện ấy không?... Th nghe thì cũng có lý lắm, vì thực ra mình mới cần Chúa, chứ Chúa là Thiên Chúa thì Ngài đâu có cần mình, Ngài làm gì mà chả được, mình là người tôi tớ, còn Chúa là Ông Chủ Nhân Lành. Mình không đến nhận lãnh, tức mình thiệt. Mà mình không xin, tức là mình không được, mà nếu như mình xin không được, thì phải xét lại lời cầu xin của mình có chân thành và chính đáng hay không?... Nhưng đôi khi Th nghĩ: mình thấy chính đáng mà Chúa lại bảo là không chính đáng thì cũng chịu thôi…. Vì Chúa là Chúa mà.__ Th nói tí cho vui, chứ thực ra Chúa biết hết mọi sự trước sau mà mình chẳng biết được.
Sau mục đó Cha nói về “Bí Tích Giải Tội”:
Cha lấy ví dụ “Người con hoang đàng”. “Khi thấy đứa con trở về từ xa là người cha đã vui mừng ra đón rồi, và khi đứa con về để tạ tội, mà chưa kịp nói hết lời xin lỗi, thì người cha đã cắt ngang và bảo đầy tớ đi lấy áo đẹp nhất cho cậu ta mặc và làm thịt con chiên béo để ăn mừng.__ Cha giảng tiếp: Người con không trở về sẽ bị chết đói, chứ người Cha thì đâu có ảnh hưởng gì, người Cha chỉ hết lòng vì thương đứa con đã xa rời mình và đang lưu lạc chốn nào đó, đói no không biết.__ Thiên Chúa chỉ mong chúng ta trở về để lãnh nhận những thức ăn cho linh hồn, mà từ đó có thể nuôi lấy thân xác mình nữa.__ Cha lại nói tiếp: Khi mình chưa xin Chúa tha tội, thì Chúa đã tha tội cho mình rồi, nhưng Chúa muốn thấy sự trở về của mình, về để đón nhận ơn lành Chúa ban. Chúa cũng không xin mình trở về, Chúa cho mình tự do chọn lựa. Nếu mình trở về thì có lợi cho mình, mà không về thì Chúa cũng chẳng thiệt thòi chi cả, nhưng Ngài luôn luôn giang tay chờ đón chúng ta.”
Và sau cùng Cha giảng về cách thức đền tội lỗi mình đã phạm, đó là “Cái Vạ”. Có nghĩa là khi xưng tội thì được ơn tha tội nhưng cái vạ là cái mình gây hại cho người khác, thì cái đó mình phải trả, phải đền, mà đền trả bằng cách là: Cầu Nguyện, Hãm Mình và Bác Ái.
Trong vấn đề này Cha giảng chưa hết ý nghĩa vì không đủ thì giờ, nhưng Th hiểu là trong sự đền tội, mình phải làm gì bù lại những sai trái của mình, thì lúc đó tội lỗi của mình mới được tẩy xóa.__ Đó là những gì mà Th thu thập được trong lần giảng phòng này.
Còn năm trước cũng có một câu chuyện hay hay Th xin được kể luôn. Hôm đó sau khi đọc bài Phúc Âm nói về: “Tát má phải thì đưa luôn má bên trái cho người ta tát.”__ Một ông giơ tay lên để phát biểu ý kiến:
“Thưa Cha, theo con thì, đứa nào nó tát má con, thì con tát lại cho bằng được, chứ dại gì mà con lại đưa má kia cho nó tát…” Lúc đó cả nhà thờ cười ầm lên, Cha cũng cười theo, rồi Cha nói: “Như vậy thì ông mới không phải là Chúa Giêsu…” Mọi người lại vỗ tay tán thành.__Sau đó Cha giảng: Chúa dùng dụ ngôn đó để nói lên sự “Tha Thứ”, vì với sức của con người, thì rất khó quên những gì người khác làm tổn thương đến mình, cho nên Chúa nói: “Tha bảy mươi lần bảy” chứ không phải một lần bẩy… có nghĩa là tha luôn mà không đề cập đến nữa.” __ Th nghĩ: nếu loài người sống được như lời Chúa dạy, thì Thiên Đàng chật ních người, không còn chỗ cho mình chen chân, nhưng may thay là khó ai có thể thực hiện được, nên mình cũng hy vọng được lọt vào vòng chung kết.....
 Tuần này là Tuần Thánh, ThyThy xin Chúc qúi ACE CMC dọn lòng thật sốt sắng và nhất là tối Thứ Năm Chầu Mình Thánh, mình cầu nguyện cho nhau và ngày Thứ Sáu Hôn Chân Chúa thì mình gởi cho Chúa tất cả mọi sự, để Ngài mang đi tất cả buồn sầu và ban cho mình Niềm Vui và An Bình.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả CMC chúng con.

ThyThy
NY, April 14, 2014

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

CHÚA VÀO VAI KHÓC


Ông Phi-la-tô nói : - " Ông là Vua dân Do Thái sao ?"
Người trả lời :  - "Chính ngài nói đó ".
Họ đã dẫn Người đi để hành xử.
Để tái hiện lại cuộc hành hình, nhà đạo diễn, người làm phim, các diễn viên đã phải nỗ lực hết mình để hoàn thành và cho ra đời cuốn phim có tựa CUỘC ĐỜI CHÚA CỨU THẾ.
Khi xem phim, ai trong chúng ta không khỏi sao xuyến, bàng hoàng , sợ hãi khi chứng kiến cảnh quân dữ đã đánh đập ,phỉ báng Chúa.
Tôi đã chứng kiến có những người khi xem phim đã phải bật khóc kêu lên :
" Lậy Chúa tôi ......."
" Chúa ơi tha tội cho con......."
Và cả tôi nữa, cũng thế .
Đấy là phim ảnh  mà còn gây ấn tượng đến thế .
Ta hỏi nhau :" Chúa có đau đớn không ???".
Hỏi để tự trả lời: " Không đau mới lạ".
Không những đau đớn về thể xác , mà cả linh hồn nữa :
 "Linh hồn Thầy lo buồn đến nỗi chết." (Mc.14,34)
Ai là người cảm nghiệm ,để rồi thấu hiểu được nỗi đau đớn ấy của Chúa ?
Xin thưa : CHẢ CÓ AI .
Nếu cảm nghiệm được, con cái Chúa  sẽ không xử như nhóm người thượng tế, miệng thì nói lời đạo đức, lời Chúa nhưng lại âm thầm tìm bắt Chúa.
Nếu cảm nghiệm được, con cái Chúa  sẽ không như một Giu-đa ,đã bán Thầy qua nụ hôn giả tạo.
Nếu cảm nghiệm được, con cái Chúa  sẽ không như một Phi-la-tô phủi tay trước sự thật, chỉ vì sợ địa vị mình bị lung lay .
Nếu cảm nghiệm được, con cái Chúa sẽ phải nhìn thấy gương của Thánh Phêrô, vì sợ liên lụy mà đã chối Chúa, nhưng nhờ lòng thống hối ăn năn mà được ơn Chúa thứ tha .
Nếu cảm nghiệm được.............!!!!!????
Đang trong MÙA CHAY.
Mùa thương khó của CHÚA GIÊSU KITÔ.
Và tuần chay Thánh sắp đến.
Thưa Chúa,
Để tưởng niệm lại cuộc thương khó của Chúa , người ta đã tìm nội dung các bài đọc Thánh kinh, các Thánh vịnh, Thánh ca, qua phim ảnh, tranh vẽ.
Đọc để suy niệm.
Nghe những bài Thánh ca để tâm hồn lắng đọng với ca từ và những nốt trầm bổng du dương.
Xem phim để mục kích sự việc được tái hiện,
Tất cả không ngoài mục đích hướng con cái Chúa nhận thức mà sống cho tốt hơn .
Nhưng thưa Chúa,
Phần con còn tội lỗi quá, với tất cả những gì con đã làm, có khác gì quân dữ đâu và còn hơn cả quân dữ nữa.
Không phải Chúa đã lên tiếng kêu với Chúa Cha sao ? 
"Lậy Cha xin tha cho họ ,vì họ không biết việc họ làm"...., nhưng con biết mà con vẫn phạm .
Chúa ơi ,tất cả những gì đang diễn ra trên cuộc đời này có khác gì là những thước phim chúng con đã từng xem, nhưng giờ chúng con đã vào vai diễn, các vai diễn cũng rất chuẩn, rất đạt, đã lột tả được cái tâm của mình .
Nhưng khi các diễn viên đóng thì ai sẽ xem, bởi bộ phim hoàn chỉnh, xem rồi sẽ bật khóc, không phải khóc vì đồng cảm, mà vì đau khổ.
THÔI THÌ CHÚA XEM VÀ VÀO VAI KHÓC VẬY.

Lời xưng tội viết để xin Chúa thứ tha.
Người con tội lỗi :
  lm

HÃY BƯỚC ĐI


HÃY BƯỚC ĐI

Trên Núi Sọ thấy đầy người nằm chết
Mắt nhoà mờ chẳng dám kết tội ai
Cứ đau thương tiếc rẻ tháng ngày dài
Còn, mất,... biết nay mai là gì nữa?...

Nhắm mắt lại là đi vào muôn thuở
Đứng ở đâu?... nhà cửa với công danh
Suốt một đời tìm kiếm và để dành
Trắng tay trắng... Chỉ đồng hành Tâm, Đức...

Chúa Trời ơi!... Ngài đã từng cân nhắc
Nhưng sao đặt sức trần giữa bẫy gông
Bầy ra bao muôn thứ dễ xiêu lòng
Rồi để đó, bảo tân tòng chọn lựa....

Lựa làm sao?... Ai dựa vào kiếp khổ
Phải chi Ngài xoá chỗ tối màu đen
Cho nhân gian không thấy sự đê hèn
Thì Thiên Đàng... Lại thiếu đèn chiếu sáng!!!...

Thật khó thay!... Sức người yếu vô vạn
Cúi gục đầu mà tâm trạng lửng lơ
Đứng hay đi?.... Thôi dứt quyết đừng chờ
Dù gì nữa bến mơ vẫn rực sáng!...

ThyThy
NY, April 11, 2014

CÀNH LÁ PHẢN BỘI


CÀNH LÁ PHẢN BỘI (Mt 26,14-27,66)

Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh hoạ Rembradt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh “Ba Thập Giá”.  Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu trổi lên một cách ngạo nghễ.  Dưới chân thập giá là cả một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét… Tác giả như muốn nói rằng: không trừ một người nào mà không dính líu vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.
 Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một gương mặt như mất hút trong bóng tối, nhưng một vài nét cũng đủ cho các nhà chuyên môn chuẩn đoán rằng đó chính là khuôn mặt của danh họa Rembrandt, tác giả của bức tranh này.
 Tại sao giữa đám đông của những kẻ đằng đằng sát khí khi tham dự vào cuộc thảm sát Chúa Giêsu, Rembradt, nhà danh họa lại chen vào khuôn mặt của mình?
Ba Thập Giá -Danh họa Rembrandt

 Câu trả lời duy nhất mà người ta có thể đưa ra để giải thích về sự hiện diện của tác giả giữa đám người lý hình: đó là ý thức tội lỗi của chính ông.  Rembrandt muốn thú nhận rằng: chính tội lỗi của ông đã đóng góp vào việc treo Chúa Giêsu lên thập giá.  Và qua sự có mặt của ông, tác giả cũng muốn nói với mỗi người chiêm ngắm bức tranh rằng, họ cũng dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.
 Anh chị em thân mến,
Dưới cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động tội ác của những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm.  Phêrô đã chối bỏ Ngài.  Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm của ông.  Những người Do Thái đã cuồng tín kêu gào đóng đinh Ngài vào thập giá.  Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài lên thập giá.
 Nhưng dưới cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một mầu nhiệm.  Mầu nhiệm bởi vì chúng ta không thể hiểu được tại sao Con Một Thiên Chúa đã phải trải qua một thân phận đớn đau như thế?  Mầu nhiệm, bởi vì một cách nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng đinh ấy.  Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, nghĩa là chính do tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải bị treo trên thập giá.  Tội lỗi của chúng ta ngày này, cho dù cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò, một xỉ vả hoặc chính là một cái đinh đóng vào thân thể Ngài…
 Thử hỏi, nếu tôi là người đương thời có liên quan đến vụ án của Chúa Giêsu, tôi sẽ đứng trong nhóm người nào và với thái độ nào?
 Phải thú nhận rằng, tôi không dễ gì làm được như ông Simon thành Syrênê đã vác đỡ thập giá Chúa Giêsu.  Nhưng cũng đừng vội quả quyết rằng, tôi không thể đứng về phía đám quần chúng đả đảo Chúa, không thể là Phêrô chối Chúa, hoặc là nhóm tông đồ trốn chạy, hoặc là Philatô lên án người vô tội, hoặc là đám quân lính đánh đòn và đóng đinh Chúa.  Trái lại, kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy rõ ràng tôi rất yếu đuối, dễ đứng về phe kẻ mạnh thế, không dám can đảm bênh vực công lý và dễ dàng trung thành với Chúa trên môi miệng cũng như khi mọi sự đều xuôi chảy, nhưng lại phản bội Chúa dễ dàng trong hành động cụ thể và khi gặp nghịch cảnh, tương tự hành động của Giuđa!  Chúng ta không ai vô tội trước cái chết của Con Thiên Chúa. Ngài vẫn còn hấp hối cho đến ngày tận thế.
 Thưa anh chị em, với Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, Tuần Thánh đã bắt đầu.  Đức Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua đem lại ơn cứu độ cho loài người.  Bề ngoài, cuộc tiến vào thành Giêrusalem giữa tiếng tung hô của đám đông quần chúng nô nức phất cao cành lá “hoan hô Con Vua Đavit” có vẻ một cuộc toàn thắng vang dội.  Thực ra, đây là một cuộc mở màn Thương Khó mỉa mai nhất và có lẽ cũng là giai đoạn bi thương nhất của cuộc Thương Khó.  Bởi vì Chúa biết rõ rằng trong niềm phấn khởi chóng qua của quần chúng đã chất chứa một sức phản bội sẽ bùng nổ dữ dội trước mặt Tổng trấn Philatô, trong tiếng kêu gào và những bàn tay nắm chặt đưa lên: “Đả đảo!  Đóng đinh nó đi!  Đóng đinh nó vào thập giá!”.
 Rước lá đi theo Chúa Giêsu trong vài giờ không phải là một điều khó khăn lắm.  Đi theo Chúa giữa lúc Ngài được tung hô chúc tụng là điều dễ dàng.  Nhưng tiếp tục đi theo Ngài khi Ngài đã bị mọi người bỏ rơi và lên án, điều đó khó hơn nhiều.  Tin Mừng không thấy nói đến một ai dám lên tiếng bênh vực cho Chúa Giêsu vào lúc đó, mà chỉ thấy lên tiếng đòi phóng thích cho tên đạo tặc Baraba.  Nếu Kitô hữu được định nghĩa là người đi theo Chúa Giêsu, thì chắc chắn chúng ta sẽ có lúc nghiệm thấy nỗi khó khăn khi phải đến nơi mà mình không muốn đến.  Con đường bước theo Chúa có lúc vui, lúc buồn.  Chúng ta phải có mặt ở trong đám đông hoan hô Chúa khi vào thành đô Giêrusalem và cũng không được vắng mặt khi Ngài hấp hối trên thập giá.
 Trong những ngày thánh này, chúng ta phải tìm thời giờ đọc lại chậm rãi cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.  Hãy để cho tâm tình, lời nói và hành động của Chúa Giêsu thấm nhuần và biến đổi chúng ta. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta bắt gặp rất nhiều tình huống tăm tối của đời thường: vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết… Nhưng trên hết, chúng ta bắt gặp một tình yêu.  Tình yêu vô cùng lớn của Đức Giêsu đối với Chúa Cha và nhân loại.  Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau có giá trị cứu độ.
 Càng suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ thấy mình càng yêu thánh giá của Chúa hơn, yêu thánh giá của mình hơn và kính trọng thánh giá của người khác hơn.

Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’ của – R. Veritas

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

ƠN CHÚA THƯƠNG BAN


          Chợt nhận ra,
          Bấy lâu nay con vô ơn quá
          Chậm nghĩ suy nên tự xét mình.
          Rằng biết bao hồng ân CHÚA ban cho.
          Con đón nhận nhưng suy chưa thấu.

          Cuộc đời con CHÚA lo toan tất cả.
          Không có ơn Ngài ,con sẽ ra sao ?
          Bấy lâu nay vui hưởng ngọt ngào.
          Giờ gục đầu con ăn năn hối lỗi.

          Con tin rằng CHÚA không chấp tội.
          Nhưng cho con cảm được tình NGÀI
          Qua tất cả những gì đang hiện hữu
          CHÚA quan phòng ban phát cho phàm nhân

          Nhìn quanh con tất cả là hồng ân
          Không một việc gì mà không qua tay THIÊN CHÚA.
          Thế nên ,
          Con làm thơ để tán tụng TÌNH CHÚA
          Thơ thành nhạc để tán dương DANH NGÀI
          Nhiệm lạ thay những KHÚC HÁT TRI ÂN.
          Đã có ai bao giờ chưa cât tiếng.!!!???
      
       LM.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

SÓNG DƯỚI ĐÁY SÔNG


  Tôi ngồi đây ,trên chiếc xe lăn được dựng sát bên cửa sổ, 
thi thoảng được cơn gió mồ côi thổi đến mát rượi, còn đa phần là những cơn lốc cuốn những chiếc lá và gió bụi kéo theo cả những làn hơi nóng từ mặt đường hắt vào làm rát cả mặt.
     Số phận mỗi con người đều đã được THIÊN CHÚA an bài.
    Cách sắp xếp của NGÀI đôi khi trí phàm nhân của chúng ta không hiểu được
    Trước những biến cố xẩy đến trong cuộc đời của chúng ta,
    NGÀI lại âm thầm hóa giải theo cách của NGÀI.
    CHÚA mời gọi chúng ta nhập cuộc,
    để với CHÚA chúng ta cùng chịu cho ma quỷ cám dỗ, cùng chịu nhục hình, cùng chịu đòn roi
    Tàn cuộc chơi khi
    MỌI SỰ ĐÃ HOÀN TẤT .
   Ai sẽ cùng NGÀI bước vào vinh quang .!!!???
   Ngồi đây, có thời gian để suy nghĩ,
   những suy nghĩ có ngây ngô thì vẫn tạ ơn NGÀI
   cho con ngây 
   nhưng không dại,
   Vì con còn nghĩ được tội phúc ở đời.
    Tạ ơn CHÚA.
   muôn đời con tạ ơn CHÚA.
   Vì thương, CHÚA đã gìn giữ để dù có SÓNG nhưng chỉ ngấm ngầm Ở ĐÁY SÔNG .
            
 Viết thay cho những người tôi yêu quý.
LƯU MỪNG 
(lmtrian@...)

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

CHUYỆN CƯỜI NHÀ ĐẠO


ht. Mùa Chay, ăn chay, đọc chuyện cười nhà Đạo cho đỡ ...đói bụng nhé bạn :

1. TẠI SAO CHÚA GIÊSU KHÔNG LẬP GIA ĐÌNH ?
Đức cha Nho có kể một câu chuyện độc đáo.
Khi ra ngoài Bắc, có một câu hỏi rất khó mà giáo dân đã đặt ra với Ngài: 
-Tại sao Chúa Giêsu đã làm người, đã hội nhập với cuộc sống nhân loại, mà không chịu lập gia đình, vẫn sống cuộc đời độc thân cho đến chết?
Câu hỏi làm Ngài bí quá, chưa biết trả lời sao! May quá, một ngày kia, Ngài đến Thái Bình, và đã tìm được lời giải đáp chí lý, qua câu Kinh Thánh mà người miền quê vùng đó đã đọc chữ L thành chữ N. Ví dụ : 
- Chúa Giêsu đã đi từ "nàng"này sang "nàng"khác, nhưng các "nàng"đã không tiếp nhận Ngài, nên Ngài đã bỏ các "nàng" mà đi nơi khác..
Đức Cha giải thích: 
-Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã sống đời độc thân.

2. SỐNG LỜI KINH THÁNH
Một ông trẻ tuổi mới được bầu lên làm chủ tịch cộng đoàn. Cha xứ dặn ông:
- Chúng ta phải sống Lời Kinh Thánh, có nghĩa là chúng ta nói gì cũng bắt đầu với Lời Kinh Thánh. Thí dụ như có ai đến tìm cha mà cha chưa ra, thì ông hãy nói:
- Giờ cha chưa đến. Ông nhớ chưa?
Tuần sau, lễ bổn mạng cộng đoàn vào lúc 5 giờ sáng. Cha xứ vì mệt nên ngủ quên. Cả cộng đoàn đọc hết 150 Kinh thì cha mới ra. Vừa thấy cha ở dưới cuối nhà thờ, ông tân chủ tịch vội bước lên bục cầm micro nói lớn:
- Giờ cha đã đến!
Cha xứ: ???!!!...

3. TÁM MỐI PHÚC THẬT
Một cha nọ nổi tiếng là giảng lâu. Trong một thánh lễ, cha đang giảng về tám mối phúc thật. Giảng mới tới phúc thứ ba mà đã nửa tiếng, đến phúc thứ tư, cha quên mất nên ngập ngừng:
- Phúc thứ tư, phúc cho ai.... phúc cho ai....
Ông trùm ngồi dưới nóng lòng đáp lớn:
- Phúc cho ai không nhớ mà quên.
Cả nhà thờ: !!!??? 

4. ĐỂ ĐƯỢC CHÚA THA THỨ
Trong một buổi dạy giáo lý cho thiếu nhi, sau khi giảng về sự tội và sự ăn năn. Thầy giúp xứ hỏi lại các em :
- Muốn Chúa tha tội cho chúng ta, vậy thì điều trước tiên chúng ta phải làm gì các em ?
Một em nhanh miệng trả lời :
- Dạ để được Chúa tha tội thì trước tiên chúng ta phải phạm tội ạ !

5. XÉT MÌNH
Cha xứ khuyên giáo dân là cần phải xét mình kỹ lưỡng trước khi xưng tội.
Một ông chồng chia sẻ kinh nghiệm về cách thức xét mình như sau:
- "Tôi chỉ cần chọc vợ tôi một câu, vợ tôi sẽ nổi sung lên và đọc cho tôi nghe một lô các thứ tội mà tôi đã làm. Tôi chỉ việc lắng nghe và nhớ lấy. Thế là xong công việc xét mình, vừa mau lại vừa đúng".

6. XIN MẸ THÔNG CẢM
Thánh Phêrô cùng với Mẹ Têrêsa Calcuta đang hướng dẫn đoàn con cái của mẹ, mà phần lớn là người nghèo, làm thủ tục để vào Thiên đàng. Bất ngờ, một mệnh phụ phương phi, ăn mặc sang trọng quý phái xuất hiện ngoài Cổng. Thánh Phêrô và toàn thể các thánh vồn vã chạy ra vây quanh chào đón, bỏ mặc đoàn người cùng đinh ngơ ngác nhìn theo. Thấy thế, Mẹ Têrêsa tỏ vẻ bất bình với một thiên thần đứng bên cạnh:
- Tại sao ở trên Thiên đàng mà vẫn còn cái cảnh trọng giàu khinh nghèo như vậy ?
Thiên thần ôn tồn trả lời :
- Xin Mẹ thông cảm và hiểu cho, vì đã lâu lắm rồi Thiên đàng mới thấy được một "con lạc đà".… chui qua được lỗ kim đấy, thưa Mẹ!!!

7. CON ĐÂU MUỐN CHẾT
Sau biến cố 1975, anh chàng kia mất hết sản nghiệp và bà con thân thuộc. Vào chùa, anh thấy tượng Phật chắp tay, nghĩ rằng Phật muốn nói mình phải cầu nguyện. Anh đến nhà thờ đọc kinh, thấy tượng Chúa giang hai tay, anh nghĩ là Chúa cũng không biết làm gì hơn. Chán đời, anh lang thang đến bến Bạch Đằng, gặp tượng Trần Hưng Đạo chỉ tay xuống sông, thế là anh bèn nhẩy xuống sông tự vẫn. 
Trước cửa thiên đàng, thánh Phêrô hỏi anh ta: "Trông anh còn trẻ, đời còn dài mà sao đã vội chán sống sớm vậy?"
Anh đáp: "Thưa thánh Phêrô, con đâu đã muốn chết, tại ông Trần hưng Đạo bảo con đấy chứ ạ!" 
Trần Hưng Đạo đứng gần đó nghe được liền quát lớn: "Cái anh này rõ là ngu, ta chỉ tay xuống sông để anh biết mà tìm đường vượt biên, chứ ta đâu có bảo anh nhảy sông tự vận đâu!"

8. AND ALSO WITH YOU
Đức Giám Mục địa phương thường có thói quen chào anh chị em giáo dân bằng câu "Peace be with you" (Bình an ở cùng anh chị em) trước khi bắt đầu giảng.
Ngày kia, ngài đến dâng lễ cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Khi đến phần thuyết giảng, ngài tiến đến bục giảng và sửa cái microphone cho cao hơn để vừa với thân hình cao lớn của ngài.
Dùng hết sức nắn cái microphone lên cao mà nó cứ nằm ì không chịu nhúc nhích, Đức Cha nói: "Something wrong with the microphone".
Cộng đoàn, theo thói quen, đồng thanh đáp lại: "And also with you" (Và ở cùng cha).
Đức Cha: ?? !!!

9. MUỐN XƯNG TỘI TRƯỚC
Một chiều mùa Chay,  thật đông các bà đến xưng tội và bà nào cũng muốn xưng tội trước. Họ chen lấn nhau thật lộn xộn và ồn ào, cha xứ đang giải tội phải ra khỏi toà, nhẹ nhàng nói với các bà:
- Tôi sẽ ưu tiên cho các bà nào có nhiều tội nhất thì xưng trước.
Bà nào bà nấy êm ru không hề nhúc nhích, lại còn nhường nhau thật khiêm tốn.

10. PHỤC SINH
Có một cha xứ khó tính nọ quyết định ăn chay 40 đêm ngày và đi tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Chay đặc biệt. Cha được đánh động rất nhiều, nên khi vừa đi tĩnh tâm về tới nhà xứ, cha chạy vội vào khoe với bà giúp việc:
- Bà ơi, bà có biết không, cha xứ cũ của bà đã chết rồi. (Ý cha muốn nói rằng: Con người cũ của cha đã chết, và bây giờ cha đã thành một người mới). Nói xong, cha lấy một tấm bảng viết dòng chữ: "Cha xứ cũ của quý vị đã chết !" và cắm ở trước nhà thờ để báo cho mọi người biết cha đã được thay đổi.
Được vài ngày sau, cha trở lại khó tính như xưa. Nhân lúc cha đang cử hành lễ Phục Sinh, bà giúp việc ra nhổ tấm bảng của cha lên và thay thế vào một tấm bảng khác.
Sau khi làm lễ xong, cha bước ra khỏi nhà thờ và thấy tấm bảng của cha đã được thay thế bằng một tấm bảng mới. Cha tò mò lại xem ai viết gì trên tấm bảng. Cha ngạc nhiên khi thấy dòng chữ: "Chết 3 ngày thì Cha đã sống lại".
Trích Nguồn (tại đây)
(còn nữa)

AI ĐÃ CỨU EM ?



Ông áo đen:
CÓ NGƯỜI CÒN SỐNG, CÓ NGƯỜI CÒN SỐNG.
Tiếp tục đào đi mọi người, đào nữa đi.
Áo xanh:
Đừng khóc nhóc, chú sẽ đưa cháu ra khỏi đây.


Con người chỉ cần 3 phút không có dưỡng khí là chấm dứt sự sống.
Một em bé đã bị vùi dưới đất khá lâu, chỉ nguyên thời gian từ lúc phát giác đến lúc đào bới lên để cứu em bé chắc cũng từ 5-10 phút.  Vậy mà không hiểu một "phép lạ" nào đã gìn giữ sự sống cho em bé này. 
(sưu tầm Youtube)

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

NHÂN NGÀY GIỖ ĐẦU


Nhân ngày giỗ đầu -15.3.2014- kính nhớ cụ Phạm Đình Khiêm
Đăng ngày: 18.03.2014
________________________________________
VRNs(18.3.2014) – Sài Gòn – Có những người trời phú cho khả năng gợi ta nhớ, và liên tưởng rất nhiều điều. Cụ Phạm Đình Khiêm là một người như thế đối với tôi. Nếu chỉ có nhớ và liên tưởng suông có lẽ tôi chẳng nói làm gì, hay chỉ ghi lại cho riêng mình, nhưng như St.Exupéry viết “ cái cốt yếu là cái vô hình, cái không thấy được” (l’essentiel est invisible). Cụ Khiêm gợi nhớ, mà từ cái nhớ ấy lại như cảm thụ cái không thấy được, cái vô hình. Tôi may mắn có mặt ở tu viện Kỳ Đồng, Sài Gòn, đúng ngày lễ giỗ đầu cho cụ, và được tham dự thánh lễ cùng với gia đình và rất đông những người đã quen biết cụ. Nhớ cụ ngày trước viết rất nhiều bài cho tôi đăng lên Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tôi xin có mấy hàng này để lễ cụ trong ngày giỗ đầu.
Những năm cuối đời cụ ở Sài Gòn, tôi sống cách xa ở miền Bắc, vậy mà cái miền Bắc ấy lại gợi nhớ cho tôi không chỉ về cụ, mà đến cả từng mảng rộng trong đời sống Giáo Hội. Tôi nói đến cái không thấy được, cái vô hình là vì vậy. Chẳng hạn tôi về thành phố quê hương Nam Định. Ngôi nhà thờ nhỏ bé và những cơ sở từ xa xưa còn lại. Nối tôi với một quá khứ mà tôi không được chứng kiến, có Đức Cha Lê Đắc Trọng và Cha Chu Văn Minh, nay cũng là giám mục phụ tá Hà Nội kế vị Đức Cha Trọng. Qua hai đấng ấy, tôi như được đi ngược thời gian lên đến thời cụ Khiêm còn thanh niên.

Cụ Phạm Đình Khiêm bên bàn làm việc khi còn sống
Đó là thời vị thừa sai người Pháp, cha Cao tức André Vacquier, tập họp những thanh niên Công giáo, mở thư viện lớn, xuất bản Nguyệt San thanh niên Công giáo, lập đoàn Hướng đạo, khuếch trương các công tác xã hội… Rõ ràng vị thừa sai người Pháp có cao vọng đào tạo những lớp trẻ ưu tú sau này gánh vác tương lai Giáo Hội. Ví dụ như đồng thời với Phạm Đình Khiêm nhưng trẻ hơn, và cùng sống bên Cha Cao, có Phạm Hân Quynh sau này là một linh mục có nhiều tác động đặc sắc, những năm hết sức khó khăn và khắc nghiệt của giáo hội miền Bắc. Năm 1939 đó Phạm Đình Khiêm chưa đầy 20 tuổi. Anh say sưa dìm mình vào kho sách của cha Cao và cảm thấy sức hấp dẫn của những công trình nghiên cứu và của lĩnh vực truyền thông sách báo. Cũng chính vì thế mà anh đã ghi tên sang tận Paris để học khoa báo chí hàm thụ (cours de journalisme par correspondance). Vị thừa sai cũng như những thanh niên sôi nổi ở Nam Định đều nuôi bao nhiêu ước mơ cho một giáo hội tương lai huy hoàng.
Nhưng có Nhân định mà cũng có Thiên định. Và Nhân định thì không thể thắng Thiên. Cha Cao hay anh Khiêm có những ước mơ đang dậy men. Nhưng thế chiến thứ hai nổ ra, quân Nhật vào Đông Dương, rồi Nhật với Pháp gờm nhau. Pháp núng thế động viên quần trừ bị. Cha Cao còn trong độ tuổi cũng phải gia nhập quân ngũ, cấp bậc thiếu úy. Lúc ấy thì những lực lượng cách mạng Việt Nam cũng đang hình thành. Trong một hoàn cảnh bí mật cha Cao đã bị thủ tiêu không tìm thấy xác vào năm 1943. Xét ra, Cha Cao cũng phải thành hạt giống gieo xuống lòng đất, như bao nhiêu hạt giống khác vô danh…
Về qua Nam Định, tôi lại nghĩ đến những hoài bão của thế hệ xa xưa ấy. Bảo là đứt gánh giữa đường cũng được. Nhưng nói vậy mà không phải vậy, vẫn có một cái gì truyền nối. Trước khi cha Cao thảm tử một năm, Phạm Đình Khiêm đã thành chủ bút của bán Nguyệt san Thanh Niên, và chèo chống được đến năm 1945 thì biến thành Thanh niên chuyên san và đã có tác phẩm đầu tay “Hành Động xã hội của Giáo Hội qua các thời đại và ở Việt Nam”, tựa của cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, thuộc viện Pháp Quốc Viễn Đông Bác cổ, xuất bản ở Nam Định năm 1945. Rõ ràng đây là kết quả của những năm tháng miệt mài bên cố Cao. Nó nói lên phần đóng góp của giáo hội cho xã hội và dân tộc. Nó là chứng tích của một thời tuổi trẻ hăng say tha thiết.
Sau đó chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Nhóm trẻ Nam Định tứ tán. Không còn là điểm hội tụ, thì nhóm Nam Định lại có mặt rải rác ở nhiều nơi trong nước, như Phạm Hân Quynh bấy giờ đã là chủng sinh Xuân Bích ở Hà Nội, còn Phạm Đình Khiêm thì di cư sang Hưng Yên. Gia đình ghi lại “về Hưng Yên với hành trang duy nhất: một cái cặp đựng quyển sách tiếng pháp Ma Mère (Mẹ tôi) để có thể ghé đâu dựng đó”. Thì ra ham viết, ham truyền thông đến thế! Không thấy ghi thêm chi tiết xem tay trắng như vậy thì làm thế nào tục bản tờThanh Niên ngay từ tháng 10.1946. Thế là đã chí cốt với cái nghiệp viết báo đạo rồi, (còn cuốn Mẹ tôi của cha Schrijvers CSsR thì đã xuất bản ở Huế lần đầu 1949).
Từ đó về sau liên tục thấy Phạm Đình Khiêm hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Năm 1948 đồng sáng lập nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ với Đỗ Sinh Tứ ở Hà Nội. Cuối 1949, lại vào Sài Gòn chủ trương báo Phụng Sự cùng với Phạm Đình Tân. Năm 1950 Đức Giáo Hoàng Pio XII mở năm thánh và công bố tín điều Đức Mẹ hồn xác về trời. Nghe nói năm đó ngài cũng chứng kiến lại phép lạ Mặt Trời Fatima trong hoa viên Vatican.
Phạm Đình Khiêm được diễm phúc có mặt ở Roma để mừng Năm Thánh. Từ đó ông củng cố và tăng cường lòng sùng kính đặc biệt với Đức Mẹ và sứ điệp Fatima, một kiểu sùng kính dạt dào đã quyện vào ông suốt đời. Nhưng dù thế nào cũng không quên cái nghiệp báo chí. Sau Roma ông lưu lại Paris học hỏi với một số cơ quan báo chí Công giáo Pháp thời ấy đang phong phú. Về nước ông gia nhập Việt tấn xã làm phóng viên Pháp ngữ, phóng sự chiến trường, sát cảnh với những nhà báo quốc tế của AFP, Le Figaro, Paris Match, Reuters, AP. Từ 1954 cho đến 1975 ông là công chức trong ngành báo chí.
Chính trong thời kỳ này, sự gắn bó với Đức tin và Giáo hội khiến cho ông hoàn thành được một số tác phẩm nguyên cứu và chuyên đề có giá trị. Năm 1958, ông cho ra cuốn “Minh Đức Vương Thái Phi”, tiểu sử bà Thái Phi của chúa Nguyễn Hoàng. Năm 1959, đến lượt “Người chứng thứ nhất” khảo cứu về vị tử đạo tiên khởi Đàng trong, Andre Phú Yên (1625 – 1644). Năm 1961, ông cùng với Nguyễn Khắc Xuyên và Andre Marillier soạn tác phẩm “Giáo sĩ Đắc lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên” trong đó in lại trọn cuốn “Phép giảng tám ngày – Cathechismus” của Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ). Ngoài ra ông còn những biên khảo chuyên đề như: “Từ Đèo Cả đến sông Gianh – theo dấu hai bà Ngọc Liên-Ngọc Đỉnh” (Văn Hóa nguyệt san 9.1959). “Đi tìm địa điểm và di tích hai thành cổ Quảng Nam và Phú Yên đầu thế kỷ XVII(Khảo cổ tập san 1.1961). “Xã hội Việt Nam thế kỷ XVII dưới mắt Giáo sĩ Đắc Lộ” (khảo cổ tập san 2.1961). “Une grande page d’histoire oubliée du Vietnam… (Sài Gòn 1974), nghiên cứu về lịch sử ngoại giao giữa triều đình Huế và triều đình Dudong (Thái Lan).
Để viết tác phẩm về bà Minh Đức Vương Thái Phi và André Phú Yên, khoảng những năm 1958, 1960 ông đã đi nghiên cứu khảo sát thực địa và phát hiện di tích hai thành cổ Phú Yên và Quảng Nam thế kỉ XVII. Trên kia tôi có cảm nghĩ rằng ông Phạm Đình Khiêm gợi cho ta rất nhiều điều, không chỉ những điều thuộc thời đại ta mà cả những điều chìm sâu trong quá khứ. Không có những chuyến đi điền dã và rất nhiều công trình liên lạc tìm tòi tài liệu, hình ảnh từ nước ngoài: Rôma, Paris, Áo Môn, Lisboa… đúc kết thành tác phẩm của ông, đã mấy người trong chúng ta nghe nói đến bà Minh Đức Vương Thái Phi hay công chúa Ngọc Liên?  Công của ông không phải chỉ là gợi lại quá khứ với những biến cố thô mộc. Công của ông là làm cho ta cảm thấy trong cái quá khứ mù mịt biệt tăm ấy, bỗng bật lên những lời cầu nguyện giống như ta, bà Minh Đức hay bà Ngọc Liên cùng với ta chung một lời kinh Lạy Cha, một lời kinh Tin Kính. Ta không còn chiêm ngắm những bức tượng cổ, nhưng nghe thấy một nhịp thở tâm hồn, ta biết rằng vẫn có đấy một sự sống vĩ đại lưu truyền. Quá khứ không chết. Quá khứ vẫn là một mạch nước ngầm. Cũng vậy, cuốn “Giáo sĩ Đắc Lộ” cho ta như sống lại tinh thần và ngôn ngữ của vị thừa sai từ 300 năm trước ở Thăng Long Kẻ Chợ.
Tôi không có ý nói chỉ có mấy tác phẩm đó của ông, bởi trước ông, đồng thời với ông và sau ông vẫn còn nhiều công trình nghiên cứu về những đề tài ấy và còn cần có thêm nữa, nhưng phải công nhận là ông đã có công phổ biến cho bạn đọc Công Giáo những kiến thức mà chúng ta coi như không phải nhu yếu với đức tin, và do đó dễ bỏ qua, dễ quên nếu có biết, nhưng nghĩ lại đó là những nét phong phú thuộc về mầu nhiệm Hội Thánh không công, như thư Do Thái viết: “Anh em đã đến với linh hồn những người công chính, đã được nên hoàn thiện” (Dt 12,23)
(Còn nữa)
Lm. Máthêu Vũ Khởi Phụng
 Nhân ngày giỗ đầu -15.3.2014- kính nhớ cụ Phạm Đình Khiêm (2) (tt)
Đăng ngày: 22.03.2014 , Mục: - Tin nổi bật, Bình Luận
________________________________________
Nhân ngày giỗ đầu -15.3.2014- kính nhớ cụ Phạm Đình Khiêm (1)
VRNs (22.3.2014) – Sài Gòn –  Năm 2002, tôi chuyển về làm việc ở Sài Gòn. Từ đó có nhiều dịp gặp và giao tiếp với ông Khiêm. Trước đó chỉ biết ông qua sách báo.
Âu cũng là một thứ duyên tiền định, ngôi nhà của ông Phạm Đình Khiêm nằm trong một con hẻm yên tĩnh gần lề đường Hiền Vương. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần thì lại quan hệ nhiều đến những người vào thời điểm khởi đầu của Kitô giáo Đàng Trong, như bà Minh Đức, như thầy giảng Andrê Phú Yên. Và địa chỉ của Ông thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ông làm Chủ tịch hội đồng Giáo xứ nhiều năm liền. Tôi thì không làm việc Giáo xứ nhưng làm bên tòa soạn nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Liên tiếp từ 1968 đến 1975 ông giữ mục “Máu đào minh chứng”, giới thiệu tiểu sử của các Chân phước tử đạo Việt Nam. Sở trưởng của ông vẫn là ôn lại, giúp ta hình dung lại và hiệp thông với quá khứ của Hội thánh.
Tác phẩm Người Chứng Thứ Nhất, cụ Phạm Đình Khiêm viết về Thầy giảng Anrde Phú Yên
Sự cộng tác bị bỏ dở năm 1975. Cách mạng đến, tôi là người đứng ra làm cái việc rất không đáng phấn khởi là ghi dấu chấm hết cho tờ nguyệt san đã sống được 46 năm. Ông Phạm Đình Khiêm thì nặng nợ hơn nhiều. Ông phải đi tập trung cải tạo ở trại Cẩm Thủy tận biên giới Việt-Lào trong tỉnh Thanh Hóa.
Tôi nhớ lại mấy năm trước ông đã từng tha thiết và tận tâm tận lực biết bao nhiêu tổ chức rước Đức Mẹ Fatima thánh du Miền Nam Việt Nam. Ý cầu nguyện chính là cầu xin cho chiến tranh chấm dứt và xin Đức Mẹ chặn bước chân của người anh em Cộng sản: “Trái Tim Mẹ sẽ thắng”. Nhưng đường lối của Chúa chẳng mấy khi giống với mơ ước của con người. Chiến tranh thì ơn trên cho chấm dứt, nhưng bước chân của người anh em Cộng sản thì Chúa đưa vào tận Sài Gòn luôn. Thông cảm được quá với nỗi buồn ê chề của ông Khiêm. Cái kham khổ, thiếu thốn, nặng nề cực nhọc về phần xác trong trại tập trung đã đành, nhưng những thói quen tinh thần, một sự quân bình nào đó đã đạt tới trong xã hội cũ cũng mất đi. Tự nhiên bật ra ngoài cái khung ấy, hỏi sao không hụt hẫng?
Nhưng mất gì thì mất, đức tin vẫn là cái còn lại. Mà đức tin từ thời Abraham đến giờ vẫn có những lúc chuyển vào tâm hồn tín hữu một tiếng gọi “Hãy ra khỏi nhà cha ngươi, và đi…”. Đi đâu? Không thấy nói rõ: “Đi đến xứ ta sẽ chỉ cho”(St 12,1). Abraham đi tìm một miền đất hứa. Đối với ông Khiêm, đất hứa là khi nào “Trái tim Mẹ thắng” mặc dù Mẹ thắng kiểu gì thì con cái khó hình dung. Trong khi chờ đợi thì cứ phải như Abraham, “dỡ lều rồi lại dựng lều” (St 12,9)…
Tháng 10 năm 1979, ông Khiêm lại “dỡ lều” rời khỏi trại Cẩm Thủy. Người như ông, viết nhiều, quan hệ nhiều với báo chí cả đạo lẫn đời, ngày 30/04/1975 lại đang giữ chức Giám đốc báo chí phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa, vậy mà chỉ học tập cải tạo có bốn năm là ngắn đấy. Hơn nữa, ông lại được trả tự do đúng ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi. Ông cảm nhận đó như một điềm lạ. Ông trở về với gia đình trong căn nhà gần đường Hiền Vương nay đã mang tên cách mạng là đường Võ Thị Sáu. Thì thế gian vẫn đi đường của thế gian, nhưng ông cảm thấy trong tháng Mân Côi ấy như thoáng một nụ cười ung dung đầy an ủi của Đức Mẹ. Còn Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng vui mừng đón người cũ trở về, sớm chiều lại sum họp ấm cùng trong ngôi đền ở đường Kỳ Đồng.
Thời gian qua với bao nhiêu chìm nổi, bà con ở Giáo xứ đã quen gọi là cụ Khiêm. Không còn báo Đức Mẹ Hằng Cứu giúp để tôi được nhận bài hằng tháng của cụ, nhưng cũng không thiếu gì dịp được gặp cụ vì vẫn chung nhau một Giáo xứ, một nhà thờ. Nhớ về những năm đó, ấn tượng sâu đậm cụ Khiêm để lại cho tôi là do những lúc niềm vui nơi cụ bộc lộ. Cuộc sống tất nhiên không thể tránh khỏi những khó khăn, căng thẳng, lo lắng nhưng chính những lúc vui mừng hạnh phúc ấy cho tôi nhìn thấy như một dung mạo tinh thần. Tôi xin kể lại đây một vài thời điểm mừng vui đó.
Một trong những niềm vui lớn của cụ Khiêm tôi được chứng kiến đó là quá trình đồng hành với thi sĩ Bàng Bá Lân đến với đức tin vào Chúa. Cụ thường nói cho tôi nghe về lòng thành tín của cụ Bàng Bá Lân khi cụ Lân làm bài thơ “Cầu Nguyện” ở Bình Triệu:
“Từng nghe nói Mẹ ban nhiều phép lạ
Con đến đây cầu xin được ơn trên” hoặc
“Tê-rê-sa tôi rất cám ơn người
Đã cho tôi một nhân sinh triết lí
Không tham vọng sống thu mình nhỏ bé…”
Cụ Khiêm xuýt xoa: “Một Hàn Mạc Tử thứ hai”. Lần này thì tôi cho là cụ nói hơi quá. Tôi không dám phủ nhận tài thơ của cụ Lân, nhưng tôi nghĩ cao điểm thơ ca của cụ Bàng đã nằm lại ở nông thôn ngoài Bắc từ thời tiền chiến. Không hiểu sao đến bây giờ tôi vẫn nhớ một bài thơ đã thuộc lòng từ thời tiểu học về cảnh đêm trăng vắng lặng:
“Ông lão nằm chơi ở giữa sân
Tầu cau lấp loáng ánh trăng ngân
Thằng cu đứng vịn bên thành chõng
Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân”
Hình như thế giới tinh thần của cụ Bàng nằm trong cái bình lặng bát ngát đó, ở đấy có hồn cốt của một thế giới nông thôn và một thời. Nông thôn Miền Bắc thì hiện nay vẫn còn đó, nhưng từ thời cảm hứng của cụ Bàng đến nay quá nhiều chiến tranh bom đạn, quá nhiều đảo lộn xã hội và tâm linh đã nối tiếp nhau, rồi nông thôn cơ giới hóa, ô nhiễm, rồi lòng người với những lo toan, bận bịu, tư lợi, bất công, duy vật,… khiến cho ông lão nằm chơi dưới ánh trăng kia đã cùng với nhà thơ đi vào cái cốt yếu không nhìn thấy được, đó là tinh hoa thầm lặng của một thời. Và khi cụ Bàng Bá Lân đem cái tinh hoa tồn tại và đã trở nên vô hình ấy đến với chị Thánh Têrêsa hay Đức Mẹ Bình Triệu thì cụ đã đi vào cái cốt yếu mà không bận tâm nhiếu đến thi tứ hay thi pháp. Và đến đó thì Hàn Mạc Tử hay cụ Lân, cụ Khiêm cũng chia nhau một niềm vui, và tôi đồng cảm được với niếm vui đó.
Năm 1988, cụ Bàng Bá Lân qua đời, cụ Khiêm tổ chức thánh lễ cầu hồn rất trịnh trọng. Cụ mời nhiều vị trong giới văn nghệ sĩ lão thành đến dự. Lâu rồi tôi không nhớ được danh tính của các vị nhưng biết chắc có nhiều vị tên tuổi từ thời tiền chiến. Cụ nhờ tôi chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ đó. Tôi cứ thành thực nói lên những suy nghĩ của mình, rồi tôi mang cả những trưa hè, lẫn những đêm trăng, cả tiếng sáo diều, tiếng chày giã gạo,.. vào bài giảng. Cụ Khiêm có vẻ tâm đắc. Cuối lễ, người bạn văn rất thân của cụ Khiêm là cụ Võ Long Tê tươi cười bảo tôi “Ông làm thần học về các thực tại trần thế đấy phải không?” Như thói quen của các cụ đồng tuế, cụ Võ Long Tê nói nguyên văn bằng tiếng Pháp “Théologie des réalites terrestres”.
Chỉ nguyên một câu nói đó khiến tôi nhớ lại cả một thời, nhìn các cụ cao tuổi là đã thấy gợi lên cả một thời văn hóa mượt mà, êm đềm thời tiền chiến. Về mặt đạo cũng vậy. Đúng ra thì từ các thực tại trần thế, lúc nào mà chẳng có thể vươn lên thành thần học? Nhưng lối nói đó: “Théologie des réalites terrestres” là một lối nói thịnh hành đặc biệt vào cả chục năm phục hưng và đổi mới thần học sẽ đưa đến Công đồng Vatican II và thời sau đó. Những người như cụ Khiêm, cụ Tê đã sống và chịu ảnh hưởng cũa giai đoạn ấy, của diệu cảm ấy. Và trong một chừng mực nào đó thì cả tôi cũng vậy, mặc dù tôi thua kém các vị đến hai chục tuổi. Nhưng chính vì vậy mà thế hệ tôi là một gạch nối giữa thế hệ các cụ và giới trẻ về sau ít có kinh nghiệm sống động về một quá khứ còn chưa xa. Cuộc sống biến đổi nhanh quá, có nhiều điều thời trước thấy rất thấm thía mà nhiều bạn trẻ bây giờ lại tưởng như xa lạ. Đó cũng là một lý do khiến tôi viết những dòng này, vì tôi tin rằng dưới những đổi thay mới lạ, vẫn có một tính liên tục mà nếu phát hiện ra sẽ có cả một niềm vui.
Một niềm vui khác nữa của cụ Khiêm: ngày ấy chúng tôi có sáng kiến tổ chức một cuộc hành hương của các bà “ Mẹ bồng con”. Nhà Dòng chúng tôi có Thánh Gerardo Majella (1726 – 1755) có đặc sủng cứu giúp các bà mẹ mang thai và các thiếu nhi. Lễ mừng Ngài ngày 16/10 chúng tôi mời gọi các bà mẹ đang mang thai hoặc đang nuôi con dại cùng con mình kính viếng Thánh Gerardo và mừng lễ với nhau. Chị em hưởng ứng năm sau đông hơn năm trước. Suốt buổi lễ ấy nhà Thờ vang lên những tiếng líu lo chí chóe của các bé. Những bà con quen với bầu khí tĩnh lặng trầm mặc thường ngày thì có hơi bị chia trí. Nhiều người khác lại rất vui. Cụ Khiêm thuộc phía những người rất vui, lúc thường cụ là người rất nghiêm túc, thấy nghi lễ nhà thờ có điều gì cụ coi là sai quy chuẩn, sớm muộn cụ cũng sẽ góp ý kín đáo nhưng thẳng thắn để yêu cầu sửa đổi. Riêng đối với cái hồn nhiên của bọn nhỏ cụ lại rất cảm thông, có ai tỏ ý hơi phiền lòng vì bọn nhỏ cứ như chim vỡ tổ, cụ lại tươi cười gạt đi “Kệ chúng nó! Cứ để chúng nó tự nhiên thế”
Ngày xưa Chúa Giêsu cũng muốn đón lấy trẻ con như thế. Chúa còn bảo nước trời là của những ai giống như chúng nữa kia. Nghe như giữa vị học giả nghiêm cẩn, trẻ thơ măng sữa và lời Tin mừng là một hợp âm. Tôi cũng vui lây.
Năm 1993, cụ Khiêm đi hành hương các đền thánh Châu Âu. Trọng điểm của chuyến đi này là hôm cụ được tham dự thánh lễ của Đức Châu Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong nhà nguyện riêng của Ngài ở Vatican. Trong dịp này cụ đã dâng kính Đức Thánh Cha một số tác phẩm đã biên dịch của cụ, trong đó có cuốn “Người chứng thứ nhất”, cùng với thỉnh nguyện thư xin tôn phong chân phước cho Andre Phú Yên. Chín năm sau, cụ còn có dịp đi Roma và được diện kiến Đức Gioan Phaolo một lần nữa.
Sau này cụ sẽ nhắc tới “cuộc hạnh ngô ngàn năm một thủa” với Đức Gioan Phaolo. Từ lần đầu cụ Khiêm đến Roma thời Đức Pio XII, trên dưới 50 năm đã qua. Trong một nửa thế kỉ đó, bao nhiêu là biến cố thăng trầm, đảo lộn đã xảy ra trong đạo ngoài đời, trên thế giới và ở Việt Nam. Cuộc sống riêng của cụ cũng chìm nổi giữa những đổi thay ấy. Ta có thể hình dung được những ưu tư trăn trở, vui buồn, hy vọng, thất vọng của cụ thời chiến rồi thời bình, thời có một chút tự do tư bản rồi thời xã hội chủ nghĩa, những vấn nạn của cụ về ý thức hệ, những lúc như khai thông, như bế tắc. Từ quá trình đó mà giáp mặt với nhân dáng phi thường, nhân dáng khổng lồ của vị Giáo Hoàng người Ba lan vào thời điểm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, chắc chắn phải để lại trong lòng cụ nhiều âm hưởng vào những năm cuối đời.
Một niềm vui nữa cho cụ Khiêm: Năm thánh 2000 mừng thiên niên kỷ mới, ước mơ lâu năm của cụ đã thành hiện thực: ngày 5 tháng 3 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã tôn phong người tín hữu thanh niên Việt Nam thế kỷ XVII là Andre Phú Yên lên hàng chân phước. Vị tử đạo đầu tiên của Hội Thánh ở Đàng Trong lại được tôn phong rất chậm so với 117 vị hiển Thánh khác của Việt Nam. Chẳng biết những cơn hoạn nạn không thiếu phần bị tráng của dòng Tên cả trong đạo lẫn ngoài đời từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII có phải là một nguyên nhân của sự chậm trễ này chăng?. Dù thế nào thì những giấy tờ, sách vở của những thừa sai tiên phong kia vẫn còn lưu trữ trong lòng Hội Thánh. Và trong Hội Thánh vẫn có những người miệt mài với những trang sử cũ, đem đối chiếu với các tài liệu đương thời. Trong số những người miệt mài đó có cụ Phạm Đình Khiêm. Đó là những người đã góp phần làm cho Andre Phú Yên sống mãi trong lòng dân Chúa.
Dịp lễ phong chân phước này cụ Phạm Đình Khiêm đã viết một bức thư nghe nói là “ rất tình cảm” gửi về dòng Tên ở Roma, nơi còn giữ di cốt (thủ cấp) của chân phước Andre Phú Yên. Thư đáp lễ gửi cụ Khiêm của ban thỉnh nguyện các vụ án phong Thánh của dòng Tên cho ta cảm nhận được tình hiệp thông của cụ với Hội Thánh:
Thưa Giáo sư kính mến,
“Bức thư thân thương của cụ đã đến với chúng tôi liền sau hôm mừng lễ tôn phong cho chân phước Andre Phú Yên thân yêu.
Chúng tôi cảm nhận được cụ đã ở gần chúng tôi bao nhiêu và đã hòa mình tới mức nào trong biến cố lớn cho toàn thể Giáo hội Việt Nam, đặc biệt cho những ai đã có thể cộng tác với chúng tôi để đạt tới thành tựu hạnh phúc này. Chính cụ là một người chúng tôi phải thọ ơn. Chúng tôi xin cụ biết cho rằng chúng tôi luôn nhớ cụ kể cả trong những năm tháng sau này khi chúng tôi không còn được cơ hội trao đổi thư tín với cụ…”
Xin tạm ngưng câu chuyện về những vui mừng của cụ Khiêm. Tôi không dám cho là mình biết nhiều về những vui buồn trong đời cụ. Nhưng những niềm vui mà tôi được chia sẻ trên đây quả thật đã phản ánh chiều sâu tâm hồn cụ.
Những năm sau này tôi ít có dịp gặp cụ Khiêm. Từ 2008 tôi đã chuyển ra Giáo xứ Thái Hà, Hà nội. Về những chuyện một mặt thì gay go, căng thẳng, nhưng mặt khác lại đầy hồng ân vì Chúa cho gặp và cảm thông sâu sắc với bao người gần xa không phân biệt lương giáo, tôi xin không nhắc lại đây làm gì. Chỉ xin nói rằng suốt những năm tháng ấy cụ Khiêm vẫn gửi cho chúng tôi những tín hiệu, tỏ rõ cụ vẫn theo dõi, cầu nguyện, hiệp thông với chúng tôi. Lâu lâu tôi có dịp về Sài gòn, thường được cụ hỏi thăm nồng nhiệt. Cụ đã già yếu đi nhiều, không tự mình đến nhà Thờ được nữa. Những dịp lễ tết, cụ cũng vẫn gửi thiệp, nhắn tin ra Hà Nội để hiệp thông. Nét chữ của cụ càng về sau càng méo mó không còn nhẹ nhàng bay bổng như xưa.
Cụ Phêrô Phạm Đình Khiêm qua đời lúc 15 giờ ngày 3 tháng 3 năm 2013, hưởng thọ 93 tuổi. Tôi rất tiếc không về được Sài gòn để tiễn đưa cụ. Nhưng năm nay, tôi được dự lễ giỗ đầu. Người đến dự thật đông, rất nhiều mái đầu bạc của những người đã thân thiết với cụ Khiêm không biết từ bao lâu. Riêng những người tôi có quan hệ cũng đã từng sinh hoạt với nhau đến 40 năm rồi. Nhưng bên cạnh những gương mặt đã già đi sau bấy nhiêu năm tháng, lại không thiếu những gương mặt trẻ của các thế hệ kế thừa. Hóa ra cụ Khiêm già cả, suốt đời hiền hòa khiêm tốn đã nối kết và tụ họp được nhiều người đến thế. Bầu khí thánh lễ ấm cúng, thân tình làm tôi nhớ lại khúc hát của Trịnh Công Sơn: “Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng tình vẫn còn đầy; người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây”…
Lại nhớ đúng ngày này năm trước, đêm đã khuya, tôi đã đi nằm, chợt điện thoại reo. Tôi hơi lo ngại không hiểu có việc gì mà ai phải gọi mình giữa đêm khuya vắng lặng. Hóa ra từ đầu giây bên kia một người bạn từ nước ngoài nhắn tin: “đã có Giáo Hoàng mới, biết chưa?” Tôi bật dậy chạy qua phòng bên cạnh, mở đài CNN, thấy Đức Giáo Hoàng mới Phanxicô đang đứng trước biển người trên quảng trường Thánh Phêrô. Ngài có một cử chỉ độc đáo là cúi đầu sâu xin toàn thể Hội Thánh cầu nguyện cho mình, rồi sau đó Ngài mới chúc lành cho Roma và thế giới (Urbi et Orbi). Sự xuất hiện kể là rất đột ngột bất ngờ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Hội Thánh đúng vào ngày cụ Khiêm ra đi nhắc nhở tôi rằng cuộc đời nhỏ bé, giới hạn của mỗi tín hữu nằm trong sự sống vô tận mà luôn đổi mới của Chúa là Đấng hướng dẫn lịch sử.
Vũ Khởi Phụng, DCCT
(Bài do Gia đình Cố Học giả PĐK. cung cấp. ht. xin chân thành cảm ơn Quý Quyến)

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

EPHATA


EPHATA - HÃY MỞ RA

 Lữ khách  đơn côi  xuôi về bến đợi
Con chơi với giữa bóng tối giòng đời
Lời Hằng Sống là ĐƯỜNG Ngài dẫn lối
Câm điếc rồi sao thỏa lòng đợi  mong
                               -o-
Ôi Lạy Chúa kéo con khỏi đám đông
Một mình con với Chúa Nguồn cậy trông
Ngước nhìn trời cao tay con mở rộng
Cho tình đơm bông - yêu thương chất chồng

Ephata - Hãy mở !    - Hãy mở ra !
Lời Chúa thiết tha, ân phúc hải hà
Con có Chúa đời con có tất cả
Lắng nghe Lời Ngài - hồn con ngợi ca
                         
Ephata - Hãy mở !  - Hãy mở ra !
Tình Chúa bao la, yêu thương  đậm đà 
Đời con kết bằng những mẻ cá lạ
Tri Ân Tình Ngài môi miệng hoan ca

Đường trần thế gai chông nhiều vấp ngã
Chúa đã đi qua - đã chạnh lòng thương
Chúa bẻ bánh trao ban nguồn thần lương
Nuôi dưỡng con trên đường về bến đỗ
                     -o-
Ổi lạy Chúa cho tim còn rộng mở
Mở tai nghe nỗi thống khổ bơ vơ
Mở con Đường TÌNH giữa cơn bão tố
Cho mọi người nhận rõ CHÚA LÀ CHA

Từ Linh