#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

ĐINH CÔNG HUỲNH



Thưa Quí Cha cùng tất cả ACE Gia Đình Nhạc Sĩ và Bạn đọc thân mến,  
 Có lẽ mỗi đời sống nơi con người của chúng ta, ai cũng mang trong mình một "thánh giá" để rồi chúng ta tin tưởng rằng, đó là thánh giá Chúa gửi đến. Thánh giá nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc vào Ngài muốn và chọn để gửi đến cho "thích hợp" nơi mỗi người chúng ta. Có người nhận thánh giá qua nhiều góc cạnh khác nhau trong đời sống. Người thì âm thầm bị đau khổ trong hôn nhân, trong gia đình, vợ, chồng, con cái, người thì công việc, đời sống nghèo nàn, người thì gánh mang, đỡ nặng và chịu bệnh tật, đau yếu ... thậm chí sống trong đau đớn suốt cả cuộc đời.
 Đôi lúc suy nghĩ; Chúa sao lại "cắc cớ" thế ? Đã tạo nên hình hài và thổi hơi thở, rồi cho ta có sự sống, Ngài còn hứa cho ta có sự sống dồi dào nữa cơ mà! Nhưng sao Ngài lại "thử thách" con người đến thế nhỉ !? Để trả lời cho câu hỏi mang tính thần học này, xin các cha trong diễn đàn gia đình nhạc sĩ này giải bày và thông suốt cho chúng con. 
 Tuy nhiên, chúng ta là phận phàm, thân xác yếu đuối và tội lỗi ... chỉ biết phó thác, cậy trông để xin Ngài thứ tha và hết lòng tin tưởng vào bàn tay quan phòng của Chúa, vì: "một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng là Thánh Ý nhiệm mầu của Ngài". Quan trọng là chúng ta đã cộng tác, chia sẻ con đường Thập Tự với Đức Giêsu và vác thánh giá đã đi được bao xa rồi ? Hay vì thánh giá Chúa trao nặng quá, ta đã bỏ lại bên vệ đường để thoát thân và cho nhẹ vai gánh? Nhưng mà ... nếu mãi vác thánh giá thì ta được những gì ?
 Xin mời quí cha cùng quí ACE trong gia đình nhạc sĩ và bạn đọc hãy nghe tâm sự về cuộc đời vác thánh giá của người anh em chí tình bên cạnh chúng ta. Đó là Nhạc sĩ Đinh Công Huỳnh:
Nếu như còn ở VN, có lẽ em đã chết rồi anh Tùng ạ, và nếu có chữa được thì nhà em cũng khánh tiệt mà cũng chưa chắc đã chữa được bệnh của em.
 Huỳnh bị bệnh gì mà ghê gớm thế ?
 Dạ, em bị nhiễm trùng đầu gối và sau thời gian thuốc men, chạy chữa, nhưng đầu gối không những không bớt đi mà càng nhiễm độc nặng hơn. Bác sĩ bảo đã đến thời kỳ bị ung thư đầu gối và không thể chữa được nữa. Thời gian tới sẽ lây lan đến tất cả các xương trên cơ thể và như thế khó mà qua khỏi .
 Được sinh ra và sống trong một gia đình đạo hạnh, Huỳnh đã có một tấm lòng đạo đức ngay từ tấm bé, luôn siêng năng lần hạt và không bao giờ bỏ đi một thánh lễ nào, nhất là ảnh hưởng qua gương sống đạo của ba mẹ và gia đình.
 Khi nghe tin như thế thì tâm trạng của Huỳnh thế nào ?
 Với sự nghẹn ngào qua hơi thở mà tôi thoáng nghe được trong đường phone viễn liên, Huỳnh trả lời:
 Thật sự khi nghe bác sĩ bảo em bị ung thư, lúc bấy giờ với em cũng bình tĩnh thôi, có lẽ vì em còn quá trẻ để thấu hiểu mức trầm trọng có thể dẫn đến sự chết vì những cơn bệnh ung thư. Người mà bị choáng váng đến ngất xỉu khi nghe tin ấy, đó chính là mẹ em.
 Bà như thế nào ?
 Sau khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân của căn bệnh và sự nguy hại của tính mạng nếu chuyển qua ung thư, mặt mẹ em tái nhợt, 2 bàn tay run lên bần bật vội choàng lấy và ôm em vào lòng, mẹ chỉ thốt lên được lời: "xin Chúa thương cứu con của con với, Chúa ơi!" rồi khóc oà lên. Bởi hơn ai hết, mẹ biết rõ một khi ai đã bị ung thư thì khó mà qua khỏi và sự chết sẽ phải đến, chỉ là thời gian thôi.
 Chắc lúc đó Huỳnh cũng xúc động lắm, phải không ?
 Vâng, em cũng đã bật khóc theo mẹ. Em khóc không phải vì em sợ chết mà vì thấy thương cho mẹ quá sức. Mẹ nuôi em đến ngày khôn lớn, giờ đây em hiểu và thấu được tình thương bao la trời biển và lòng xót xa, quặn đau của mẹ khi ôm em trong lòng mà nghĩ rằng, một mai kia sẽ không bao giờ nhìn thấy con mình. 
 Những lời tâm sự mà Huỳnh kể ra, thật sự đã làm lòng tôi chùng xuống. Sau một lát, Huỳnh vội vàng nói tiếp:
 Và chính lúc này đây em mới bắt đầu cảm thấu được đâu là sự chết chóc và chia lìa. Em thấy mình biết sợ và ý thức được giá trị của sự sống và đau xót vì phải chết. Tâm hồn em bấn loạn đến độ căng thẳng và bản năng sinh tồn giờ đây em thấy mình đang chơi vơi!
 Tôi lắng đọng tâm hồn để hiểu được cái nội tâm nơi con người đang sống của Huỳnh, đồng thời hiểu được sự tỉnh táo mà Huỳnh đang cảm nhận vì biết mình sẽ chết. Một vài giây phút thinh lặng, Huỳnh tâm sự tiếp:
 Chính mẹ của em mới là người có tất cả cảm giác đau khổ và chia ly này hơn cả chính em.
 Vâng, làm sao mà không xúc động, căng thẳng khi nghe cái tin động trời như thế được. Ngoài các thánh tử đạo hiên ngang chết vì lý tưởng, còn chúng ta là người phàm, có tất cả các cảm giác, mà cái cảm giác biết mình sẽ chết và chờ chết mới là điều khốn nạn!
 Trong thời gian này, chắc Huỳnh phải nghỉ học ?
 Em phải nghỉ học thôi anh ạ. Mỗi ngày ở nhà, em miên man suy nghĩ về cuộc đời và những ngày vắn vỏi còn lại cuối cùng của đời mình. Em lê gót và một mình lang thang trong nhà để gậm nhấm những xót xa của người sắp ngã gục đó chính là em. Em đi từng phòng và cố tìm để nhìn những hình bóng qua những bức ảnh ba mẹ và các anh chị em của em. Vâng, họ đang mỉm cười với em, nhưng hồn em sao lại tê dại đến thế. Em thẫn thờ và đôi mắt nhắm nghiền để xua đuổi những ý nghĩ đó. Không chịu đựng được cảm xúc bởi em biết sẽ sắp xa họ vĩnh viễn, em cố đi ra phía trước hiên nhà như đi trốn cái sự thật và hy vọng cảnh vật bên ngoài làm giảm hay quên đi cái đau khổ đang giày xéo và miên man trong dòng suy nghĩ. Nhưng oái ăm thay! Chính những lúc mình muốn chạy trốn, lại là lúc không thể thoát ra được. Chiếc xe đạp mà mẹ mới mua cho em đang dựng phía trước hiên nhà kìa. Nhìn chiếc xe đạp và nhìn lại cái chân của mình đang bị ung thư và đang dần mất đi đầu gối. Đầu óc em quay cuồng và nghĩ rằng đời nào mình có lại đôi chân bình thường để nhảy lên chiếc xe và đạp đi đó đây. Không chịu đựng được những cảm xúc đang dâng trào trong lòng, em vội tìm về phòng, gục đầu trên gối và khóc nức nở. Cái giường, chiếc gối quen thuộc với hơi hám của mình qua bao năm tháng, còn cái chăn kia nữa kìa, nó đã từng phủ cho mình được ấm khi mùa đông về, và ... rồi mai kia dưới lòng đất lạnh ... Ôi!... Em không thể chịu đựng được chính mình và em đã hét lên ngây dại như một người điên.
 Kể đến đây, Huỳnh đã nức nghẹn, và tôi nghe tiếng sụt sùi trên phôn, còn tôi thì không thể cầm được nước mắt và cảm thấy thương và tội nghiệp cho Huỳnh quá.
 Hãy tự đặt mình vào số phận của Huỳnh lúc bấy giờ để biết được cảm giác đau đớn về thể lý, nhất là nỗi đau đớn đến tê dại của tinh thần. 
Rồi mai đây Huỳnh sẽ chết đó là điều bác sĩ đã nói và khẳng định, và nếu có chữa trị được thì cũng phải cưa đi một cái chân và sẽ loại bỏ những khúc xương nào trong cơ thể bị nhiễm trùng.
 Ôi căn bệnh quái ác và oan nghiệt! Sao lại gắn và trao cho một cậu con trai mà mái tóc hãy còn xanh và chỉ vừa chớm tròn lứa tuổi đôi mươi với nhiều mộng ước của tương ai ?
 Tôi không muốn khuấy động để gợi lại nơi Huỳnh những cảm giác đau đớn đã qua mà Huỳnh đã chịu và gánh lấy, tôi nhẹ nhàng vỗ về và nói:
 Chắc lúc bấy giờ Huỳnh cậy trông vào Chúa lắm phải không ?
 Như đúng phải lúc để Huỳnh tỏ bày và nói cho tôi nghe sự phó thác vào bàn tay của Chúa trong thời gian nằm chờ chết đó. Huỳnh khiêm tốn e ấp trả lời:
 Em được ba mẹ luôn dạy dỗ và nhắc nhở con cái sống đạo đức và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, nhà em luôn quây quần để đọc kinh tối. Có lẽ nhờ thói quen này, nên em luôn sống trong cầu nguyện, nhất là khi con người em gần chết thì sống thánh thiện ra. Chính lúc này đây, em chỉ biết trông vào tình thương nơi lòng thương xót của Chúa. Em phó thác tất cả cho Chúa và em thầm cầu nguyện rằng: Lạy Chúa, nếu một ngày con còn được sống, con sẽ làm theo Thánh Ý Chúa muốn trong cố gắng tối đa có thể, dù con có phải bại liệt đôi chân. Lời nguyện này em thường lập lại gần như mỗi ngày trong thời gian em nằm chờ chết, trong thời gian chữa trị và ngay cả đến bây giờ.
 Quả thật! Con người khi vào đường cùng hoặc gặp sự bế tắt, hoặc biết mình sẽ chết thì sẽ sống rất tốt lành. Chính vì thế và hơn ai hết, Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói và khuyên chúng ta: "Hãy sống mỗi ngày như ngày cuối cùng của đời mình" là thế.
 Thiên Chúa luôn sống động và Ngài có cách riêng để đặt để lên vai và gửi thánh giá lên mỗi thân phận của mỗi một con người. Vấn đề là chúng ta có bao giờ tìm hiểu chính bản thân và nhận diện những dấu chỉ qua những biến cố xảy ra trong đời sống của chính mình để hoán cải hay biến đổi ... Biết đâu Ngài muốn nhắn gửi hay thức tỉnh đến chúng ta một điều gì đó chăng ?
 Vâng thưa anh, ý Chúa thật nhiệm mầu và tình thương của Ngài thì quá bao la. Cùng trong thời gian này, gia đình em nhận được tin mừng vì có giấy được xuất ngoại theo diện đoàn tụ ở nước ngoài.
 Tạ ơn Chúa! Như vậy bệnh ung thư của Huỳnh được chữa trị rồi, phải không ?
 Rất hớn hở, Huỳnh cao giọng:
 Đúng thế! Trong cái xui lại có cái hên anh ạ. Sau khi gia đình em đến được đất nước Đan Mạch, em được đưa đi chữa trị ngay. Bác sĩ đã phải cưa đi đầu gối và vất bỏ đi một phần thân thể của em. Họ cho em nằm viện và chịu chữa trị đến 3 năm. Lúc này tóc tai em rụng hết, mặt mày xanh le léc, da dẻ nhăn nheo, nhợt nhạt vì bị hoá trị (chemo therapy) Mấy đứa em ruột vào thăm và còn chọc em trông giống như một ông cụ trong khi em chưa tròn 20 tuổi. Chúng nó còn bảo: "chỉ cái hàm răng của anh là còn trẻ thôi".
 Tôi vui cười qua cái đùa rất tếu của mấy đứa em của Huỳnh và qua giọng nói dí dỏm, Huỳnh cao hứng nói tiếp:
 Ba Mẹ em lúc này đã hiện lên nổi vui mừng ra mặt. Mỗi ngày mẹ vẫn đến để chăm sóc em và luôn thầm cám ơn Chúa vì tin tưởng chính Chúa đã cứu chữa em. Mẹ luôn nói và nhắc nhở với em điều này, mãi đến bây giờ mẹ vẫn nói thế.
 Thế, trong thời gian nằm viện để chữa trị, Huỳnh có cảm nghiệm và đánh động gì không ?
 Có chứ anh! Em cũng tin tưởng Chúa đã cứu chữa em và gia đình em. Em nghĩ Chúa đã nghe và nhậm lời trong nỗi đau cùng cực của mẹ em khi ôm em vào lòng với bàn tay run lên bần bật và chỉ biết van lên lời: "Chúa ơi, xin thương và cứu con của con với". Chính lời cầu xin tha thiết của mẹ, nên em tin tưởng Chúa không thể làm ngơ được.
 Tôi cho đó là một phép lạ nhãn tiền Chúa ban cho Huỳnh và gia đình đấy.
 Vâng, em hoàn toàn tin tưởng như thế. Nếu còn ở VN, xem như giờ này em đã đi đong và xanh cỏ rồi còn gì. Anh biết đấy, mặc dù đã được chữa dứt căn bệnh ung thư xương chân của em, nhưng em phải trở thành một phế nhân. Chân của em giờ này đâu có co lại được nữa, suốt đời chân phải của em phải thẳng đuồn đuột, thậm chí ngay cả khi ngủ, vì họ gắn một thanh sắt trong chân từ trên xuống để nối lại cái chân của em cho được liền lạc. Vì đầu gối chân của em đâu còn nữa.
 Mặc dù đã có "niềm vui trong giờ tuyệt vọng", nhưng tôi vẫn nghe được chất giọng có pha chút nghèn nghẹn rồi Huỳnh xót xa nói tiếp:
 Anh Tùng biết đấy: Những bước đi của em và mãi đến suốt đời, chỉ là những bước đi âm thầm phía sau của cuộc đời thôi anh ạ, vì em đâu có thế đi nhanh để ngang hàng với người ta được. Đời em mê nhất là được chạy trên sân cỏ để lừa trái banh, đế đưa và suýt trái banh vào gôn. Nhưng than ôi! Giờ đây ngay cả bước đi cà thọt từng bước một của em cũng không vững và nhiều khi sơ ý, em lại thường bị ngã, những lúc đó em buồn và tủi thân lắm. Lứa tuổi đẹp nhất của đời con trai, em không có khoảnh khắc nào, có chăng chỉ là những ảo tưởng, những mơ mộng, huyền hoặc để tự vỗ về và an ủi trong âm thầm, xót xa và cay đắng ... 
 Tôi thinh lặng để lắng nghe và trân trọng nỗi chua xót tận đáy lòng của Huỳnh, người mà tôi lấy làm quý mến ngay những giây phút ban đầu khi nhận email của Huỳnh cách đây đúng một năm gửi đến để xin những bài hát thánh ca của tôi cho đăng lên trên website của Huỳnh. Qua nhiều lần trao đổi trên email và qua những cuộc đàm thoại trên phôn, hai anh em chúng tôi trở thành thân thiện và gần gũi nhau, mặc dù mỗi đứa ở mỗi phương trời. Chính những sự thân thiện và hiểu được tấm lòng, tôi đã mời Huỳnh cộng tác để giúp tôi kêu gọi ACE Nhạc sĩ hải ngoại qui tụ thành lập Gia Đình Nhạc Sĩ ngày hôm nay là thế.
 Sau những giây phút nghẹn ngào tâm sự và nói lên những khao khát cùng những thua thiệt về bệnh hoạn của mình, Huỳnh đoán được vì vô tình đã làm tôi xót xa và buồn cho Huỳnh. Rất nhanh trí thay vì tôi an ủi, nay Huỳnh nắm chủ động lại đi an ủi tôi bằng câu chuyện vui khi chọn cái tên địa chỉ email của Huỳnh. Huỳnh kể lại sau đây:
 Anh Tùng thấy không, khi biết mình đã bị què đi một chân và không muốn ai ăn hiếp đến em, nên em đã chọn cái tên để làm địa chỉ email và để hù doạ thiên hạ chơi! Nhất là mấy thằng Tây to con trong lớp em í ... kungfumester@gmail.com Ka,ka,ka ...
 Tiếng cười rất sảng khoái vang lên và quả thật tôi cũng phá cười theo. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên nhận được email này, tôi đã tự hỏi và phân vân: Ông này ngon thiệt! Sự phụ môn Võ Ta không phải vừa đâu, nhất là ngang nhiên tự tin dùng Master Kungfu để lấy làm tên địa chỉ email của mình. Ông võ sĩ này khi giận và nếu nhảy lên đá song phi chắc đời mình tàn ngay!
 Huỳnh phấn khởi vừa cười vừa nói:
 Ngay cả ông cha Nhạc sĩ Tứ Đẳng Thái Cực Quyền Đạo Phêrô. Nguyễn Mộng Huỳnh, cũng ngao ngán Sư phụ Võ Ta Vincente. Đinh Công Huỳnh này mà! hi, hi...
 Hiện tại cơn bệnh hiểm nguy của Huỳnh đã được chữa trị và qua khỏi sau khi định cư tại Đan Mạch. Tuy nhiên như Huỳnh nói: "chân của em không thể đi đứng bình thường như mọi người được nữa, mà chỉ là những bước chân âm thầm phía sau của cuộc đời". Phía sau cuộc đời của Huỳnh giờ đây còn có thêm những bước chân luôn đồng hành với Huỳnh đó là Cẩm Linh và 2 cháu là Diệu Yên & Khải Hoàn.
 Cẩm Linh là người vợ hiền hoà, hiểu biết, thông cảm và nhất là đạo đức được Chúa gửi đến để sớm hôm, để yêu thương và gầy dựng mái ấm với Huỳnh. Gia đình anh chị giờ đây nô nức tiếng cười vang của hạnh phúc với 2 cháu. Mái ấm là căn apartment (chung cư) 1 phòng chỉ vừa đủ chỗ cho vợ chồng và 2 đứa con. Một mình Cẩm Linh đi làm, còn Huỳnh vì cái chân nên không thể đi làm được. Chính vì vậy, Huỳnh quyết định ghi danh đi học và đã lấy văn bằng tốt nghiệp ra trường với nghành chuyên môn là Classic Guitar.
 Sau khi ra trường, Huỳnh đã cố gắng lê đôi chân âm thầm bước phía sau cuộc đời đi xin việc làm đó đây từ các trường học, các trung tâm và ngay cả các nhà thờ để kiếm thêm nguồn lợi tức giúp vợ trang trải chi phí trong đời sống thường nhật, nhưng...
 Người ta khó nhận em lắm anh Tùng ạ. Phần, vì em không phải là người bản xứ, nhất là nhìn thấy sự chậm chạp và dị tật trên đôi chân, nên rất khó để em có được việc làm.
 Tôi đồng ý và rất thông cảm cho Huỳnh. Dù như thế nào, họ cũng chỉ nhìn mình bằng một con mắt ở một góc độ giới hạn qua lăng kính đã bị hàng rào lưới kẽm gai B40 chận lại. Con kia còn lại, họ cũng lạnh lùng treo con mắt đó trên bìa ranh giới của ý thức hệ, để rồi chúng ta khó có thể vượt qua hoặc được sự công bằng một cách nào đó trong đời sống chỉ vì mình là mũi tẹt, da vàng ... Chưa nói đến sự ưu tiên nếu ta không chịu khó và cố gắng gấp đôi trong mọi lĩnh vực ở xứ người, huống chi là Huỳnh, phải không bạn ?
 Mặc dù đời sống rất vất vả và eo hẹp tài chánh ... Và để giữ đúng lời hứa với lòng mình trong những ngày tháng mang bệnh. Sau khi được chữa lành, Huỳnh đã hăng say tham gia những công việc nhà Chúa. Huỳnh đã vào ca đoàn và hăng say phục vụ. Chưa hết; để cảm nghiệm ơn Chúa cứu sống, Huỳnh đã sáng tác Thánh ca để cao rao tình Chúa qua âm nhạc, đế tôn vinh và tạ ơn Chúa bao la, diệu kỳ ...
 Ngoài ra, Huỳnh còn lập thêm một website, là nơi có nguồn cung cấp các bài hát thánh ca, tạo điều kiện thuận lợi cho các ca trưởng, ca đoàn muốn tìm bài hát một cách dễ dàng nhất. Điều nổi bật nơi Huỳnh là sự hy sinh, bỏ thời gian để chép lại cả ngàn ngàn bài thánh ca của tất cả các Nhạc Sĩ Công giáo trên website này. 
 Quả đúng như vậy và trong âm thầm, Huỳnh đang giữ đúng lời hứa với Chúa để làm theo thánh ý của Ngài.
Tôi nghĩ: Có lẽ Chúa muốn vậy! Nghĩa là muốn đôi chân của Huỳnh chậm lại trên các con đường ở trên mặt đất, để đôi tay của Huỳnh có thời gian vươn xa ở trên mạng. 
 Đúng vậy, nếu bấm vào http://www.dinh.dk/, chúng ta sẽ thấy được mục đích và vì sao Huỳnh phải làm những công việc không công và không lương như thế. Âu, cũng là một ơn gọi mà có lẽ Chúa đã chọn Huỳnh từ trong bào thai.
 Trong mùa Phục sinh vừa qua, tôi có nhận 2 bài hát viết về lòng thương xót của Chúa mà Huỳnh sáng tác và gửi tôi để chia sẻ, đồng thời cảm nghiệm Chúa nhậm lời và ban ơn cứu chữa Huỳnh. Huỳnh cũng có email nói cho tôi một tin vui là mới đây có 1 trường đại học bên Na Uy đã nhận đơn xin việc và cho một việc làm là mỗi tuần, Huỳnh đến dạy đàn cho trường này. Mặc dù hiện tại họ chỉ cho dạy ít giờ, nhưng cũng đủ tiền để mua sữa và học phí cho con và tôi xin dừng lại phần 1 ở đây, mai mốt tôi sẽ viết tiếp phần 2 "Những Bước Chân Phía Sau Cuộc Đời".
Xin các cha cùng ACE gia đình nhạc sĩ và bạn đọc giải lao mấy phút và xin mở bài hát: Thánh Mẫu La Vang có đính kèm của Huỳnh để thưởng thức. Đây là bài hát thứ 9 tôi muốn giới thiệu trong cuốn CD BÊN MẸ LA VANG.
 Văn Duy Tùng
**********************************************
-- Huỳnh có cho phép cô đăng bài của anh Văn Duy Tùng viết về Huỳnh trên blog không ?
HT
Da vo tu di co. Dau phai bai cua chau dau ka ka ka... chau tu y cho phep luon ka ka ka...
 H.
À ừ cô quên nhỉ, đáng lẽ phải xin tác giả bài viết.
Cô cũng có một chứng từ na ná như Huỳnh, nhưng Huỳnh là phần xác, cô là phần hồn.
Hồi bé, cô rất ghét Đạo, tâm hồn cô bị khuyết tật.
Khi cô 19 tuổi ,Chúa mới chữa, gắn cho tinh thần cô một thanh sắt Đức Tin.... 
Kakakaka,
HT

HƠN NGÀN TRÙNG BAO LA

NHT. Tại trại sáng tác vừa qua tại Bãi Dâu, con cái Đức Bà chỉ nghỉ chân, ăn phở, ăn cơm, tắm biển rồi ngủ lăn ngủ lóc ....không hề biết sáng tác là gì, không hề ghi ra được một chi nhạc nào. Đi là vác cái thân đi, không mang theo bút giấy chi cả. Cha Trưởng nói về tài liệu Gợi Ý đôi chút, mắt mũi người nào người nấy rũ ra...Gió biển đi vắng, nóng hực, nghe ngài nói tai nọ qua tai kia....
May sao, về lại thành phố, trong Lễ Chúa Thánh Thần, Ơn Chúa là là làm sao trúng "chóc" ngay đỉnh đầu, xém bỏng. Giờ thì nóng là nóng từ Lưỡi Lửa  Thánh Linh. 
Con khấu đầu Tạ Ơn Chúa.
Bởi vậy, phải lắng nghe cha giảng : 
Sống với Chúa Thánh Thần, cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.
Nếu không là chết !
Dạ, xin lỗi Chúa, nhiều lần con quên điều hệ trọng sống còn này.
Nhưng con biết chắc, Chúa chỉ chờ hễ con nhớ ra là Chúa vội bay tới (phi tốc độ à nha!) và sẵn sàng  trợ giúp....
TRÊN NÚI CAO, 
DÁNG MẸ NHẸ NÂNG CHÚA CON
CHÚA HẰNG RỘNG TAY XÓT THƯƠNG
TUÔN TRÀO CHỨA CHAN HỒNG ÂN CHO KHẮP GIAN TRẦN.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

CHÚC TỤNG CHÚA ( Đn.3)


THÁNH CA  CA TRONG LÒ LỬA

Trích sách Đn 3, 24 (46+ - 88+)-30) : 
46+ Sau khi quăng ba thanh niên vào lò, các thuộc hạ của vua không ngừng đốt lò bằng dầu, nhựa, xơ gai và cành nho. 47+ Ngọn lửa bốc lên trên lò hai mươi bốn thước rưỡi, 48+ rồi lan ra, đốt cháy những người Can-đê đứng xung quanh lò. 49+ Nhưng thiên sứ của Ðức Chúa trước đây đã xuống trong lò cùng lúc với A-da-ri-a và các bạn, nay đẩy ngọn lửa ra khỏi lò. 50+ Thiên sứ làm cho trung tâm lò thành nơi mát mẻ như có một làn gió nhẹ rì rào, khiến cho lửa không hề đụng tới họ và chẳng gây phiền hà đau đớn gì cho họ cả.
 Thánh ca của ba thanh niên trong lò lửa
51+ Bấy giờ trong lò lửa, cả ba người đều đồng thanh ca ngợi, tôn vinh và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
52+ "Lạy Chúa, chúc tụng Ngài
là Thiên Chúa tổ tiên chúng con,
xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
Chúc tụng danh thánh Ngài vinh hiển,
xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
53+ Chúc tụng Chúa trong thánh điện vinh quang,
xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
54+ Chúc tụng Chúa trên ngôi báu cửu trùng,
xin dâng lời ca tụng suy tôn muôn đời.
55+ Chúc tụng Chúa, Ðấng ngự trên các thần hộ giá
mà thấu nhìn vực thẳm,
xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
56+ Chúc tụng Chúa trên vòm trời tận chốn cao xanh,
xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
57+ Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa,
muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
58+ Chúc tụng Chúa đi, các thiên sứ của Người,
muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

ĐỪNG SỢ, TÔI ĐANG ĐỨNG BÊN CẠNH BẠN!



Các bạn trẻ thân mến,
Khởi đầu sứ vụ công khai của Đức Giêsu, Tin Mừng hôm nay nói đến câu chuyện một dòng sông, dòng sông Jordan, nơi Con Thiên Chúa bước xuống để xin vị tiền hô của mình ban phép rửa.
So với Cửu Long mênh mang thuyền qua lại,
Jordan có thể chỉ là một con kênh.
Sánh với Hồng Hà cuồn cuộn nước mênh mông,
Jordan không hơn không kém một con lạch.
Ví với Dòng Hương dùng dằng những mộng mơ,
Jordan có thể được gọi là con hói nhỏ.
 Dòng sông ấy có những chỗ thật hẹp; đứng bên bờ nầy, thậm chí, không mấy khó khăn khi ném một hòn cuội sang bờ bên kia.
 Ấy thế, khởi đầu sứ vụ, Đức Giêsu đã chọn cho mình dòng nước ấy; ở đó, Ngài đã bước xuống.
 Ngài không vung gậy ra oai xẻ đôi lòng biển như một Môisen phép tắc, cũng không dũng mãnh như một Giosuê trực chiến Giêricô khiến nước Jordan dựng đứng như bức tường thành. Nhưng như bao người khác, Con Thiên Chúa lặng lẽ sắp hàng đợi đến phiên mình xin được nhận phép Rửa.
 Ôi, Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng cho Cửu Long tưới mát để đồng bằng Nam bộ cò bay thẳng cánh; Đấng cho Hồng Hà bốn mùa phù sa sữa mẹ để delta miền Bắc thêm màu mỡ xanh tươi; Đấng cho Hương Giang như không chảy lãng mạn gọi hồn thơ… lại chọn cho mình một con hói nơi một xứ không tên không tuổi trong một châu lục đông người ít của, nghèo thật nghèo… để chịu phép rửa, đánh dấu những chuỗi ngày thi hành sứ vụ Chúa Cha trao.
Các bạn có biết, nguyên cái tên gọi Jordan cũng đã nói lên ý nghĩa của nó. Dòng sông Jordan còn có thể được gọi là dòng sông Đi Xuống. Jordan, tiếng Do Thái đọc là yar-dane, nghĩa là đi xuống. Từ rặng Hermon cao ngất (2,814m), ở độ cao 520m, Jordan mải đi xuống những 220 cây số, dừng ở biển hồ Huleh rồi Galilee, cuối cùng đổ ra Biển Chết với độ thấp mặt nước là 394m so với mực biển. Đây hẳn là một trong những chỗ thấp nhất của địa cầu. Con Thiên Chúa khập khễnh lần từng bước xuống dòng nước ấy, chỗ thấp nhất ấy… không chỉ về địa lý không gian nhưng còn thấp cả chiều sâu tâm lý và chiều kích tương quan xã hội.
Ôi, thẳm sâu thay sự khiêm nhường của Thiên Chúa. Đấng vô tội lại chen vai thích cánh với hạng phàm phu; Đấng ba lần thánh lại lục tục nối đuôi phường tục tử… như để nói với những người đương thời cũng như đang nói với mỗi chúng ta, những con người tội lỗi yếu hèn, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”.
Ngài không đứng tách riêng hay đặt mình trên những tội nhân, nhưng liên kết với họ. Một sự liên kết tới mức bị coi như một tội nhân, chịu hành xử như một người gây nên tội ác và cuối cùng, lãnh lấy hình án của một tội phạm.
Để từ nay, mỗi người chúng ta dù có bất xứng đến đâu, dù có yếu hèn đến mấy vẫn tin chắc, đã có Ngài bên cạnh, luôn cảm thông, luôn tha thứ và biện hộ thay. Mỗi chúng ta có quyền hy vọng vào lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót của một vị Thiên Chúa quyền năng và đời đời yêu thương.
Rồi cũng từ dòng sông định mệnh ấy, Đức Giêsu Con Thiên Chúa đã bước lên. Trời phải ngẩn ngơ, đất phải bàng hoàng, thần khí Thiên Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài với sự chứng giám của Chúa Cha cũng là Đấng luôn ở bên cạnh Ngài, “Con là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Con!”.
Cũng từ đó, mỗi người trong nhân loại bất luận ở đấng bậc nào, không thành vấn đề sắc tộc màu da, người Trung hay Nam, hoặc từ miền Bắc xa xôi; cũng không tính đến hiện trạng lành thánh hay tội lỗi đến mức nào… qua phép Rửa, chúng ta nên một trong Đức Giêsu, lãnh nhận cùng một Thánh Thần và đang cùng lắng nghe một tiếng nói, “Con là con yêu dấu của Ta!”.
Trong Đức Giêsu và qua Ngài, chúng ta, những người con được Thiên Chúa yêu thương cũng hãy ước mong cho nhau học biết lắng nghe những cung giọng nhẹ nhàng nhưng thật mạnh mẽ ấy, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”. Chớ gì những lời nồng ấm ấy hằng vọng ngân trong mọi ngõ ngách của tâm hồn bạn, ngõ ngách của tâm hồn tôi. Ước mong sao trong mọi tình huống cuộc đời, tiếng nói yêu thương ấy vẫn không ngừng tặng trao mỗi người những âm hưởng có sức làm cho sống.
Nhưng thưa các bạn,
Hẳn không dễ gì chúng ta nghe được những lời trìu mến ấy trong một thế giới đầy những tiếng la hét gây thoái chí, “anh thật bình thường, chị không hơn ai”. Những tiếng nói tiêu cực nhưng ầm ĩ và dai dẳng ấy cứ vang đi vọng lại đến mức làm cho một ai đó tin vào chúng cách dễ dàng. Đó là cái bẫy to lớn, cái bẫy tự hạ giá chính mình, và đó cũng là kẻ thù lớn nhất của một đời sống làm con Chúa, bởi lẽ nó đi ngược với tiếng nói thiêng liêng bên trong đang ngỏ với chúng ta ngày mỗi ngày, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”.
Vậy chớ gì khi mừng kính Chúa Giêsu chịu phép Rửa, mỗi người chúng ta cảm nhận rằng, Ngài đang ở gần chúng ta hơn chúng ta tưởng. Ngài đang ở gần chúng ta khi chúng ta mạnh mẽ, lúc chúng ta yếu đuối; buổi thành công, cũng như hồi thất bại; phút sa ngã cũng như thời đứng lên; những ngày nắng ấm, những chiều giông bão… đã luôn luôn có Ngài bên cạnh, để rồi mỗi người quyết tâm ra khỏi chính mình, ra khỏi những ích kỷ, dứt bỏ những khuynh hướng xấu, đoạn tuyệt với tội lỗi… hầu cất bước tìm về với Ngài. Ngài sẽ băng bó, Ngài sẽ chữa lành, sẽ vác trên vai, sẽ rửa gội thương tích và đem chúng ta về lại trong tình yêu thương của Chúa Cha.
Vậy mà bạn có biết, chính khi chúng ta vừa đặt chân xuống dòng nước để tìm lên ngọn nguồn, thì Đức Giêsu, dòng nước cứu độ ấy đã ôm chầm lấy chân chúng ta. Ôi, kỳ diệu thay, tình yêu thương và lòng thương xót từ ái của Thiên Chúa.
Mỗi lần tham dự Thánh Lễ là mỗi lần chúng ta được diện kiến thánh nhan Ngài, Ngài sẽ đến với chúng ta; với lòng sạch tội, chúng ta đón nhận Ngài, và lòng bên lòng, Ngài lại sẽ thì thầm… thỏ thẻ với linh hồn, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”, Amen.
 Lm. Minh Anh (Gp. Huế).

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

ÔN GIÁO LÝ


Nhân vọng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, NHT' đăng lại bài học Giáo lý sau đây. Ai quên xin mời học lại , nhất là  để blogger HT ôn bài :
Hỏi : Bảy Ơn Đức Chúa Thánh Thần là những Ơn nào ?
Thưa :
Hỏi : 12 Hoa quả Chúa Thánh Thần là đí gì ?
Thưa :
12 Hoa Quả Chúa Thánh Thần
1. Bác Ái: Giúp ta làm mọi việc vì mến Chúa.
2. Vui Vẻ: Giúp ta nhận biết lòng nhân từ của Chúa.
3. Bình An: Kết quả của niềm vui, làm cho ta được thư thái.
4. Kiên Nhẫn: Giúp ta chịu đựng những nghịch cảnh ở đời và những đau khổ do sự chết gây nên.
5. Nhân Từ: Thôi thúc ta làm sự lành cho mọi người.
6. Hòa Nhã: Phát sinh do lòng nhân từ trong lời nói và trong việc làm.
7. Nhẫn Nại: Làm ta kiên nhẫn chịu đựng lâu dài dù không có những khích lệ bên ngoài.
8. Hiền Lành: Kìm hãm nóng giận.
9. Tin Tưởng: Giúp ta trung thành, thẳng thắn trong những giao tế với mọi người.
10. Nhã Nhặn: Làm phát sinh điều độ, chừng mực trong hành động bền ngoài.
11. Tiết Ðộ: Chế ngự những dục vọng.
12. Trong Sạch: Giúp canh phòng ngũ quan để chúng không trở nên dịp tội cho ta; giúp ta coi thân xác mình và thân xác người khác như đền thờ Chúa Thánh Thần.
  
(Thanhlinh.net)

THẦN KHÍ ĐỔI MỚI



Tại một giáo xứ ở miền Sicilia, thuộc miền Nam nước Ý, có một tập tục khá ngộ nghĩnh và lý thú. Mỗi năm vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sau bài Tin Mừng, cha xứ ra lệnh thả ra trong nhà thờ một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Khi con chim câu nầy đậu xuống trên vai hay đầu ai thì người ấy không được tránh né hoặc đuổi đi, nhưng phải quyết tâm thực hiện một công tác cụ thể, to hoặc nhỏ tùy theo khả năng của mình, để chứng tỏ rằng mình làm công việc ấy là do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Lịch sử giáo xứ ấy có ghi lại một số sự kiện điển hình như sau :
- Một lần chim câu  đậu xuống vai ông hiệu trưởng. Kết quả là ông quyết tâm thực hiện một cuốn sách giáo khoa rất có giá trị.
- Lần khác, chim câu đáp xuống trên đầu một công tước vùng ấy, khiến ông ta phải ra tay nghĩa hiệp, bỏ tiền xây một hệ thống dẫn nước được đặt tên là “hệ thống dẫn nước Chúa Thánh Thần”.
- Có một linh mục trẻ được chỉ định đến thay thế cho cha xứ già đến tuổi hưu. Dù không tán thành nhưng cũng chưa dứt khoát bỏ đi tập tục đã thành truyền thống kia. Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đầu tiên của ngài ở xứ mới, vị linh mục trẻ vẫn cho giữ thông lệ thả chim câu, nhưng ra lệnh mở hết tất cả các cửa chính và cửa sổ với hy vọng là chú chim câu sẽ bay ra ngoài để tung cánh trong bầu trời cao rộng. Trớ trêu thay, sau khi bay lượn vài vòng từ đầu này đến đầu kia của nhà thờ, chim câu đã đáp xuống vai phải của cha xứ mới trong tiếng vỗ tay vang dội của giáo dân. Phải hứa làm gì cụ thể bây giờ đây? Cha xứ mới chỉ tuyên bố là ngài sẽ đầu tư mọi khả năng và thời giờ để phục vụ tốt cộng đoàn giáo xứ.
Và ngài đã giữ lời hứa.
(Niềm vui chia sẻ)
*************************************************************
NHT' : Tại một giáo xứ ở  quê mình, xưa có cha già cũng tổ chức tập tục ngộ nghĩnh, thú vị như trên. 
Sau đời cha già, một linh mục khác thay thế, ngài ấy ra lệnh, đi lễ Trọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, mỗi giáo dân mang theo một chú chim bồ câu.
Đọc Tin Mừng xong, lệnh cho đóng hết các cửa sổ cửa cái nhà thờ. Thu gom hết các em ngây thơ trong trắng hiền lành ấy vào một sọt, mang đi.
Mang đi đâu , kết lửng, ai biết !
Đây có thể là chuyện bịa, có thể là chuyện thật. 
Nếu hiểu là chuyện bịa thì vô hại.
Nhưng nếu hiểu là chuyện thật thì nghĩa Bóng của nó kinh khủng lắm quý Bạn. 
Mình đang bị sốc với cái nghĩa bóng ấy đây !
Lạy Chúa, xin cứu con.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

ĐẤNG BỊ LÃNG QUÊN



Chúa Thánh Thần là Ðấng bị quên lãng.
 Ðúng vậy, Thiên Chúa có 3 Ngôi là Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thế nhưng thường chúng ta chỉ nhớ tới Chúa Giêsu và Chúa Cha thôi, ít khi nhớ tới Chúa Thánh Thần.
Thế nhưng Chúa Thánh Thần lại là Ðấng rất kỳ diệu, Ngài mà hoạt động nơi ai thì làm phát sinh biết bao điều kỳ diệu nơi người đó. Ngài mà hoạt động nơi nào thì cũng làm phát sinh biết bao điều kỳ diệu ở nơi đó. Xin đan cử hai bằng chứng.
- Bằng chứng thứ nhất là đoạn sách CvTđ mà chúng ta vừa nghe: Chúa Thánh Thần hoạt động nơi các tông đồ. Trước đó các tông đồ đã từng theo Chúa Giêsu 3 năm, đã từng nghe biết bao lời dạy dỗ của Chúa Giêsu, đã từng thấy biết bao phép lạ của Chúa Giêsu. Nhưng con người của các ông hầu như chẳng chịu ảnh hưởng tốt nào cả: vẫn lo tranh dành quyền lợi, vẫn sợ chết nên trốn kín trong nhà. Thế rồi Chúa Thánh Thần ngự đến trên các công và sau đó các ông được biến đổi hẳn: nhiệt thành với Tin Mừng, can đảm rao giảng Tin Mừng. Có ai ngờ một người như Phêrô đã từng run sợ chối Chúa bây bẩy trước những tên đầy tớ của vụ Thượng tế mà bây giờ lại đứng ra trước một đám đông rao giảng hùng hồn khiến cho liền ngay sau đó có 3.000  người xin theo đạo.
- Bằng chứng thứ hai là một bức thư rất đặc biệt. Bức thư này là của một cô gái nước ngoài gởi cho một Linh mục. Linh mục này trước đó có biên thư cho cô gái để trình bày những khó khăn trong bổn phận của mình. Cô gái biên thư khuyên vị Linh mục hãy can đảm, hãy cầu nguyện và mỗi ngày hãy dâng lễ sốt sắng. Cô gái còn cho biết nếp sống hằng ngày của cô: Ngoài những giờ làm ăn, cô tranh thủ thời giờ đi dạy giáo lý cho 2 lớp tại một trường học, buổi tối cô tham gia cầu nguyện với một nhóm giáo dân từ 8 đến 10 giờ. Một cô gái giáo dân mới hơn 20 tuổi mà nhiệt thành làm việc tông đồ như vậy và còn nhiệt thành đến nỗi dám đưa ra những lời khuyên dạy đối với một Linh mục! Do đâu mà cô nhiệt thành sốt sắng như vậy? Thưa vì cô đang sinh hoạt trong một nhóm giáo dân giúp nhau sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Nghe những bằng chứng trên, chắc chúng ta cũng mong muốn Chúa Thánh Thần hoạt động nơi chúng ta để làm những điều kỳ diệu nơi chúng ta. Nhưng làm sao để được như vậy? Xin đề nghị 2 điều:
- Một là chúng ta hãy cầu nguyện cùng với Chúa Thánh Thần. Chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều. Nhưng khi cầu nguyện chúng ta chỉ nói cho Chúa biết mình đang sống như thế nào, mình đang cần những ơn gì và xin Chúa ban ơn đó cho ta. Cầu nguyện như vậy là sai lầm, vì đâu phải nhờ chúng ta nói mà Chúa mới biết chúng ta cần gì. Chúa là Ðấng biết tất cả mọi sự kia mà. Ðiều quan trọng nhất không phải là ta nói cho Chúa biết ta muốn gì, mà là xin Chúa cho ta biết Chúa đang muốn gì nơi ta. Do đó ta phải cầu nguyện cùng với Chúa Thánh Thần, để Chúa Thánh Thần soi sáng cho ta biết ý Chúa và giúp ta sau đó làm theo ý Chúa. Có cầu nguyện như vậy thì sau đó cuộc đời ta mới biến đổi.
- Ðiều thứ hai có liên quan tới việc Xưng tội. Trong bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, có một điểm hơi lạ. Ðó là Chúa Giêsu vừa ban Chúa Thánh Thần vừa ban quyền tha tội cho các tông đồ: "Chúng con hãy nhận lãnh Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai... " Tại sao Chúa Giêsu ban Chúa Thánh Thần và ban ơn tha tội chung nhau? Thưa vì 2 điều đó liên hệ chặt chẽ với nhau. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn lãnh Bí Tích Giải Tội cho có hiệu quả tốt thì chúng ta phải Xưng tội cùng với Chúa Thánh Thần. Ta hãy nhìn lại cách xưng tội bấy lâu nay của chúng ta. Mỗi khi xưng tội chúng ta làm 5 việc: Một là xét mình xem mình có những tội gì; Hai là sau đó đọc một kinh ăn năn tội; Ba là vào toà xưng tội, kể cho kỹ hết mọi tội đừng sót tội nào; Bốn là nghe cho rõ Cha giải tội dạy đọc bao nhiêu kinh; Năm là trở ra đọc cho hết bấy nhiêu kinh đó. Rồi trở về. Kết quả như thế nào? Chúng ta thấy an tâm hơn đôi chút. Nhưng cũng sống bình thường như trước, cũng phạm lại bấy nhiêu tội ấy, lần sau đi xưng tội cũng xưng bấy nhiêu tội ấy. Nghĩa là hầu như không có gì thay đổi. Xưng tội cùng với Chúa Thánh Thần nghĩa là trong phần xét mình trước khi vào toà xưng tội, chúng ta hãy xét mình cùng với Chúa Thánh Thần, xin Ngài soi sáng cho ta chẳng những thấy được mình đã phạm những tội gì mà còn tại sao mình phạm những tội đó; xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho ta thấy những tội mà mình không thấy, Thí dụ nhiều người đâu có nghĩ rằng việc mình đang tính kế hại người là có tội, nhiều người đâu có nghĩ việc mình sống ích kỷ với nhà hàng xóm là có tội. Xưng tội cùng với Chúa Thánh Thần nghĩa là sau khi xưng tội chúng ta xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho ta biết từ nay mình phải sửa đổi như thế nào. Có như vậy mỗi lần chúng ta đi xưng tội xong, cuộc sống của mình mới thay đổi tốt đẹp hơn.
Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái


LÃNG QUÊN

 

Sách thánh kể rằng: khi thánh Phaolô đặt chân tới kinh thành Nhã Điển, thủ đô nước Hy Lạp, ngài đã rảo qua một vòng phố xá, ngài nhận thấy dân Nhã Điển thật sùng mộ các thần minh.  Đường phố nào cũng có những bàn thờ, những chùa miếu.  Nhưng ngài để ý thấy một bàn thờ, trên đó khắc ghi hàng chữ “Kính thần vô danh”.  Và ngài bắt đầu bài giảng về Đức Kitô như thế này: “Vị thần vô danh mà quí vị thờ kính nhưng lại không biết đến, thì giờ đây tôi xin loan báo để quí vị được rõ: vị thần vô danh ấy chính là Đức Kitô”.  Điều thánh Phaolô nói về Đức Kitô với người Nhã Điển, thì bây giờ chúng ta cũng có thể nói như vậy về Chúa Thánh Thần.

*************************************
Phải, là người Kitô hữu, chúng ta biết rất nhiều về Chúa Cha cũng như về Chúa Con.  Thế nhưng nếu có ai hỏi chúng ta về Chúa Thánh Thần, về những việc Ngài đã làm cũng như về vai trò của Ngài trong cuộc sống, thì rất có thể chúng ta sẽ trả lời không hơn gì những tín hữu Ephêsô thuở trước.  Thực vậy, thánh Phaolô đã hỏi họ: “Các ngươi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần chưa?”  Và họ đã trả lời: “Chúng tôi chưa hề hay biết có một Chúa Thánh Thần”.  Phải, Chúa Thánh Thần chính là vị Thiên Chúa vô danh, vị Thiên Chúa bị quên lãng nhiều nhất trong cuộc sống.  Vậy Ngài là ai?  Ngài có phải là vị Thiên Chúa chúng ta tôn thờ hay không?
Sách giáo lý đã cho biết: Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Thứ Ba, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính, một quyền năng như hai Ngôi cực trọng ấy.  Làm sao chúng ta biết được Thiên Chúa có ba ngôi và ngôi thứ ba lại là Chúa Thánh Thần?  Sở dĩ chúng ta biết được là vì Chúa Giêsu đã tỏ lộ, đã dạy bảo.
Thực vậy, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giorđan, thì Tin Mừng đã ghi nhận: bấy giờ trời mở ra, Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu mà ngự xuống, rồi từ trời có tiếng phán: “Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”.
Trước khi về trời, Chúa Giêsu cũng đã truyền cho các môn đệ: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, rửa tội cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.  Nếu không có Chúa Thánh Thần thì ba ngôi Thiên Chúa sẽ không hoàn toàn và niềm tin của chúng ta sẽ bị thiếu sót.  Thực vậy, Chúa Giêsu đã thực hiện chương trình cứu độ, nhưng Chúa Thánh Thần mới là Đấng áp dụng công phúc cứu độ ấy cho chúng ta.  Chính Chúa Giêsu đã hứa ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ: “Thầy sẽ xin với Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng phù trợ mới.  Ngài là chân lý sẽ luôn ở với các con. Các con hãy ở trong thành cho đến khi được mặc lấy sức mạnh từ trời cao”.  Tất cả những điều này đã được thực hiện trong ngày hôm nay, ngày lễ Hiện xuống, ngày các môn đệ được đầy tràn Chúa Thánh Thần.
Các tín hữu sơ khai cũng đã xác tín Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa.  Thực vậy, thánh Phaolô đã nhắn nhủ: “Tất cả những ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn sẽ là con Thiên Chúa.  Ngài đã ban Thánh Thần xuống trong tâm hồn chúng ta.
Thánh Luca trong sách Công vụ Tông đồ kể lại câu chuyện hai vợ chồng Anania và Saphira bán ruộng, đã đồng tình xén bớt một phần tiền rồi mới đem nộp cho thánh Phêrô.  Và thánh Phêrô đã nói với họ: “Hỡi Anania sao ma quỉ đã cám dỗ lòng ngươi dối trá Chúa Thánh Thần mà giữ lại một phần tiền.  Làm như thế, ngươi không chỉ lừa gạt người ta mà còn lừa gạt cả Thiên Chúa nữa”.  Còn thánh Gioan thì xác quyết: “Trên trời có Ba Đấng làm chứng, đó là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.  Bấy nhiêu mà thôi cũng đã đủ để chúng ta xác tín và tuyên xưng: “Chúa Thánh Thần chính là Thiên Chúa Ngôi thứ Ba, Đấng chúng ta phải tôn thờ.
Trong mạch sống Giáo Hội, tác động của Chúa Thánh Thần thật vô cùng quan trọng cho Giáo hội cũng như cho mỗi người chúng ta.  Không những cần cho các thừa tác viên của Giáo hội để chu toàn phận sự mà còn cần cho mọi người để sống đức tin và bác ái.  Mọi cố gắng của Giáo hội và của mỗi người đều cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, nếu không sẽ trở nên lố bịch và vô vọng, như Đức Thượng phụ Athênagôrat, Giáo chủ Contantinốp đã nói: “Nếu cuộc sống thiếu vắng Chúa Thánh Thần thì Thiên Chúa sẽ nghìn trùng xa cách.  Đức Kitô chỉ là một nhân vật quá khứ.  Tin Mừng chỉ là một mớ chữ không hồn.  Giáo hội khác nào một cơ cấu cứng nhắc, biến quyền bính thành thống trị điêu ngoa, và giảng dạy chỉ là tuyên truyền láo khoét, việc thờ phượng chỉ là phù phép, và luân lý sẽ thành xiềng xích vong nô”.
Chúa Thánh Thần vô cùng quan trọng như vậy, thế mà chúng ta thật vô tâm, vô ý thức đến thờ ơ cũng như không biết có Chúa Thánh Thần ở trong lòng mình ngày đêm.  Thử hỏi nếu ai có 10 lượng vàng trong túi, có lẽ nào họ thờ ơ đến nỗi để mất số vàng đó khi nào mà họ không hay biết không?  Trái lại, phải chăng bất kỳ đi đâu hay làm gì họ cũng sờ tay vô túi coi vàng còn hay không?  Và nếu mất rồi, tâm hồn họ bải hoải, tâm trí rối loạn, buồn phiền, chán nản biết bao!  Vậy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn không có giá trị bằng 10 lượng vàng sao?  Thế mà ngày này qua ngày khác chúng ta hầu như chẳng để ý đến một lần. Ý thức sự vô tâm và thiếu sót đó, cũng như hiểu biết được sự quan trọng và cần thiết của Chúa Thánh Thần trong đời sống, từ nay chúng ta hãy năng nhớ đến Chúa Thánh Thần hơn, bằng cách cầu xin Ngài hằng ngày, xin Ngài soi sáng, hướng dẫn và trợ giúp để chúng ta luôn sống tốt đẹp và làm mọi việc đúng thánh ý Chúa.

*************************************
Lạy Chúa, giờ đây một lần nữa con muốn tuyên xưng tự đáy lòng con: Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.  Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.  Amen!
Sưu tầm

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

THĂM ĐỨC BÀ BÃI DÂU


( Ơn 3 bác: HA, KT và ĐK nơi xa )
NHT. Khi Bà Ngoại cô bé Quàng Khăn Đỏ ốm, nằm ở nhà riêng trong ...rừng, mẹ cô liền đi kết một giỏ mây. Trên thành chiếc giỏ xinh này, mẹ kết những chữ tắt , là tên của tất cả các con mẹ, gồm những chữ : HA, KT, ĐK.( là 3 người con xa quê gửi nhớ thương vào lòng Mẹ, ơn Bà, tình anh em, khi nghe tin mẹ sai cô bé Quàng Khăn Đỏ đi thăm Bà), cùng những con ở nhà là :  VD, ĐÂ, NHL., ĐNÂ.,NQH.,VVL.,MNV., ĐĐ.,NM.,NH. TTKH., HT. bằng chỉ đỏ, xanh, vàng rất đẹp , đoạn mẹ bỏ mấy hộp sữa hàng hiệu NĐLBT., mấy cái bánh ngọt Thanh vào giỏ và bảo : Con ơi, mang sữa và bánh đi thăm Bà. Cô Bé Quàng Khăn Đỏ nhanh nhảu đáp vâng, thưa mẹ con đi, đoạn cô xách giỏ mây, tung tăng ra sân, leo lên ô tô 16 chỗ, nhấn ga lên đường, vừa hát những bài hát cung Fa Trưởng vui tươi nhí nhảnh.
 Bà Ngoại cô bé  Quàng Khăn Đỏ ở mãi tận Bãi Dâu, nơi có núi, đồi xanh mướt, có biển hè cuộn sóng nhẹ nhàng. Như đã kể, nhà Bà ở mãi trên núi, tít trong rừng. 
Xe phóng mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi. Ấy bởi dọc đường có Hoa, cô bé phải dừng lại chụp đôi sắc thắm men theo xa lộ.
Kia, dáng núi ẩn hiện xa xa....
Đã đến chân núi nhà Bà, bé Quàng Khăn Đỏ bước xuống xe, trố mắt nhìn. Ôi mùa Hoa về, Bà ơi, Hoa đẹp quá. Thế là cô lấy máy ra bấm lia lịa. Hoa Đỏ, Trắng, Hồng, Vàng chen ngàn lá xanh,..
Bà ở trên cao ngóng cháu...












Biển chiều nay lặng gió
xa xa một cánh buồm lẻ loi
đất tủi không nên lời
*****
Né tàu lạ em nhé
  trung cộng đấy đừng lại gần nó
tan nát cuộc lênh đênh
*****
 Phố đêm - Đường về

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

"TÂM TRẠNG" QUÁ SỨC !



Bài 1. 
 Một tâm trạng với nhiều thắc mắc muốn giải gỡ xin hdgmvn@gmail.com  giúp ý cho biết những thắc mắc của những lời tự sự dưới đây phần nào phải, phần nào không đúng. Xin chân thành cảm tạ. :
 Hôm nay tôi đi dự Lễ Vọng Phục Sinh tại xứ nhà sau nhiều năm không tham dự, chỉ đi Lễ sáng hoặc Lễ Vọng tại xứ khác. Lý do rất đơn giản bởi mình không thích ứng được với những rườm rà mà lại bị cắt xén.....
Quả vậy, Lễ Vọng PS năm nay ở xứ tôi tổ chức rất hoành tráng, mấy máy quay phim phát trực tiếp lên màn ảnh phụ lớn cạnh Lễ đài, có pháo bông các loại phụ họa vào những lúc cần thêm sự phụ họa cho nổi bật (4 lần), rồi trên Lễ đài có những vũ điệu của các em thiếu nhi xen kẽ qua mỗi bài sách Thánh, cùng phụ họa với các em toàn thể cử tọa cùng tham gia với nến hồng cháy lung linh trên tay và sau đó là lời nguyện trước khi nghe đọc bài sách Thánh tiếp theo. Mỗi bài Sách Thánh được sắp xếp cho người đứng đọc ở một địa điểm khác nhau quanh khu vực hành Lễ (4 địa điểm) làm cho những người tham dự Thánh Lễ ngạc nhiên, thích thú. Diễn tiến cứ như thế sau 7 bài sách cựu ước và 1 bài tân ước mới đến Alleluia và cuối phần lời Chúa là Bài Phúc Âm.... Kết thúc phần Lời Chúa là 1 bài giảng ngắn gọn (có lẽ vì các phần trước đó quá dài rồi) nhưng cũng nhiều ý nghĩa. Tiếp tục Thánh Lễ là phần làm phép nước, sau đó là vảy nước phép, như thanh tẩy cho các tín hữu tham dự Thánh Lễ.... Phần này nhiều người thích thú vì được xem Cha Xứ đu dây (tử thần) trên đầu các tín hữu để vảy nước phép (thật đấy). Sau phần này Cha chủ sự tiếp tục dâng Thánh Lễ tới phần dâng bánh, rượu (không biết có được chuẩn không? mà Cha xứ chúng tôi bỏ qua phần tuyên xưng đức tin, mà ở Nhà Thờ nào tôi tham dự cũng có phần này. Ai có kiến thức về luật Phụng Vụ cho tôi biết với.). Và Thánh Lễ cũng kết thúc sau khi nhận Phép Lành cuối Lễ và lời chúc Anh Chị Em đi bằng an. Riêng tôi thì nhiều trăn trở, tâm hồn chẳng bình an được vì những cảm nhận qua Thánh Lễ kéo dài 150 phút này. Nhưng không phải do thời gian dài hay ngắn mà do cách cử hành Thánh Lễ. Rất tiếc là tôi đi dự Thánh Lễ chứ không phải đi ngao du nên không mang máy quay phim đi, nếu có được những đoạn phim này cũng muốn chia sẻ với các Anh Chị Em để chia sẻ xem có ai đồng cảm với mình không.
Cuối cùng xin chân thành chúc mọi người được bình an thật sự trong Chúa Phục Sinh.
 Xin nói thêm nữa là vào chiều Chúa nhật Phục Sinh, Thánh Lễ chiều diễn ra từ lúc khởi đầu là Kinh Chúa Thánh Thần cho đến lời chúc anh chị em ra đi bằng an chỉ gọn gàng trong 45 phút. Tôi không tham dự Thánh Lễ này, nhưng nhà rất gần Nhà Thờ nên mọi diễn biến xảy ra trước mắt tôi biết rất rõ ràng, không cần nghe ai nói lại.... Với số Giáo dân tham dự luôn luôn ở mức cỡ hơn 1000 người. Với thời lượng như vậy liệu có thể đầy đủ và sốt sắng không??! Vì trong dịp này GD rước lễ hầu như đầy đủ nên cũng rất mất thời gian cho giai đoạn này.
 Cũng bài trên, Tôi cùng gửi tới cho 1 số LM xem ý kiến họ thế nào thì câu trả lời ý nhị nhất là phần trả lời sau:
" Kinh Tin Kính phải được đọc trong mọi lễ trọng.
Quả thật là một thánh lễ "hấp dẫn và ngoạn mục". Nhưng điều quan trọng nhất phải phân định rõ ràng, là đi lễ hay đi giải trí, gặp Chúa hay gặp nhau, trình bày kỹ thuật hay trình bày Đức Ki tô. "
Biết thế nhưng mình chẳng biết làm cách nào để Cha Xứ mình thực hiện đúng như trong Luật Phụng Vụ đã qui định.
Thậm chí đã từ rất lâu không nhớ được là bao nhiêu năm rồi, Giáo dân chưa được 1 lần cùng nhau đọc lời nguyện GD trong các Thánh Lễ ngoại trừ Lễ cực trọng có Bề Trên (ĐGM) về dâng Thánh Lễ. Làm như GD xứ tôi chẳng cần cầu xin Chúa điều gì cả. Không tưởng.....! Chưa kể là có những hôm Cha xứ đứng trên Tòa giảng, phê bình, chỉ trích Đức GM bản quyền trước mặt con chiên, có 1 lần như trong kỳ tĩnh tâm vừa qua, ngay trong Thánh Lễ khai mạc mấy ngày tĩnh tâm ấy tôi trực tiếp nghe được những lời lẽ như vậy... Thế là mấy ngày đó, tâm tôi chẳng bao giờ tĩnh được, suy nghĩ lung tung cả....
 Trên đây là những tâm sự lồng trong đó có những thắc mắc rất mong có được lời giải. Xin nhận được hướng dẫn của Quí Ngài. Đa Tạ.
 Nhân năm Đức Tin, tôi có một số suy tư mong được sự chia sẻ của mọi người, nhất là các vị có chức Thánh đang dẫn dắt con chiên ở các GX ở Việt Nam và Giáo Quyền các Giáo Phận.
 Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin với tinh thần tái truyền giáo. Điều cần thiết là chúng ta phải xem lại đức tin của mình, đồng thời tái truyền giáo cho chính mình và cho tha nhân.

Bài 2
Đức Tin (ĐT) nửa vời.!?
Nhiều năm vừa qua, Giáo xứ (GX) tôi đang sống và sinh hoạt có rất nhiều hoạt động sôi nổi. Từ các nghi lễ trong Phụng vụ, cho đến các sinh hoạt bình thường ngoài nghi lễ rất sôi nổi khiến cho vào các dịp Lễ lớn GX tôi có rất đông người đến tham quan (không phải là tham dự). Có rất nhiều việc cần phải phân tích đúng sai trong Giáo luật ở các hoạt động này. Nhưng viết ra hết thì dài dòng, lan man.... Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến 2 việc chính đã xảy ra mà dưới khía cạnh ĐT chúng tôi thấy hình như LM cũng hành động ĐT một cách nửa vời.
I.    Bầu BHG Giáo xứ:   Cuộc bầu cử trải qua nhiều giai đoạn cụ thể là:
a-     Đề cử các ứng viên: Từ đơn vị cấp dưới, các đơn vị chọn ra các ứng viên, gửi danh sách các ứng viên lên Ban thường vụ HĐGX.
b-    Chọn các ứng viên: Từ các danh sách các ứng viên do các đơn vị cấp dưới gửi lên, HĐGX họp riêng với Cha xứ chọn ra các ứng viên. Phần này họp kín, thường là phải tuân thủ theo ý chủ quan của Cha xứ (miễn bàn).
c-     Lập danh sách ứng viên: HĐGX theo sự chỉ đạo của Cha xứ, lập danh sách này, sẽ sắp xếp thứ tự theo ý của Cha xứ sao cho những người đã được chọn trước nằm ở vị trí ưu tiên trong danh sách, phần dư (2 ứng viên) sẽ nằm ở vị trí cuối cùng trong danh sách ứng viên. Không tuân thủ nguyên tắc bầu cử thông thường là lập danh sách các ứng viên theo thứ tự mẫu tự chữ cái (a,b,c,....).
d-    Bầu cử: Cuộc bầu cử diễn ra trong nhà thờ, sau nghi thức cầu nguyện, xin Đức Chúa Thánh Thần soi sáng...., và cuộc kiểm phiếu sau đó cũng diễn ra trong nhà thờ.
Nhìn chung thì thấy có vẻ mọi sự diễn ra bình thường, hợp lý. Nhưng theo tôi và một số người có nhận thức thì thấy rằng chúng tôi đang được đạo diễn theo một bài bản đã được định trước. Không có Chúa quan phòng ở đây mà là sự quan phòng của Cha xứ. Và Cha xứ vô hình trung đã phạm tội bất kính (phạm thượng) khi xin Chúa làm bình phong cho những toan tính của Cha xứ.
Nên nhận định hành động của Cha xứ như thế nào?!!
II.  Thuyên chuyển Cha xứ :  
Cách nay mấy năm, một hôm vào 1 buổi lễ sáng ngày Chúa nhật, chúng tôi đi tham dự Thánh lễ như mọi khi, đến nhà thờ, tôi được nghe nhiều người kháo nhau về việc sau Thánh Lễ đã có sẵn đoàn xe chở mọi người về TGM..... Sau phần kinh sáng, trước Thánh Lễ, chúng tôi được Cha xứ đọc cho nghe bài sai của ĐGM Giáo phận sai Cha xứ chúng tôi đến 1 Giáo xứ khác. Chuyện đáng nói ở đây dù ở khía cạnh nào cũng không thể chối cãi mọi hoạt động của giáo dân chúng tôi đều phải tuân theo những gì Cha xứ muốn. Do vậy từ việc sắp xếp xe cộ, kêu gọi giáo dân về TGM để xin ĐGM cho Cha xứ chúng tôi được ở lại GX là do chủ ý của Cha xứ...!!?
 Tôi muốn dẫn chứng việc này như sau. Bài sai do ĐGM gửi cho Cha xứ, không gửi cho giáo dân, dù là thành viên BHG. Mọi giáo dân đều không biết Cha xứ đã nhận 1 bài sai và nội dung bài sai có gì. Trên nguyên tắc, chỉ sau khi nghe Cha xứ đọc bài sai thì các giáo dân chúng tôi mới biết việc Cha xứ chúng tôi được ĐGM sai đi xứ khác, thế mà BHG đã biết trước và lo chu đáo mọi chuyện như đã xảy ra. Rồi trong quá trình GD lưu lại TGM để ăn vạ ấy, đến quá trưa thì chính bếp nhà xứ chúng tôi phải cơm nước tới tận TGM để mọi người chống đói. Nếu không có ít ra là sự đồng thuận của Cha xứ, liệu sự việc như thế có thể xảy ra??!!.
 Như vậy sự gương mẫu về Đức Tin của vị lãnh đạo tinh thần qua đức vâng lời, sự quan phòng của Thiên Chúa ở đâu? Trong 2 việc xảy ra nêu ở trên. Còn rất nhiều việc làm khác của Cha xứ chúng tôi mà nêu ra ở đây thì nhiêu khê và mất nhiều thời gian cho các vị nên chỉ muốn xin được chia sẻ và rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo thêm của các vị được gọi là  : “ Các Đấng, Các Bậc” để ít ra Đức Tin của tôi được vỡ ra trong năm Đức Tin này.
 Xin Cảm ơn.
Bài 3
Chuyện về Ca đoàn ở GX tôi
Giáo xứ tôi có nhiều ca đoàn, ca đoàn GX, ca đoàn Thiếu nhi, ca đoàn Giới trẻ, ca đoàn Gia trưởng, ca đoàn Hiền mẫu...
Trong số ấy, ca đoàn GX là ca đoàn chính trong GX nhưng lời ca, tiếng hát lại dở nhất trong các ca đoàn. Thậm chí đã từng có năm, vào dịp Lễ vọng Giáng sinh hay Phục sinh Cha xứ chỉ định ca đoàn Thiếu nhi phụ trách việc hát Lễ.
Việc gì cũng có nguyên nhân của nó.!! Việc xảy ra như vậy có lỗi phần lớn là của người lãnh đạo tinh thần của GX (Cha xứ).
Tôi xin nêu ra một vài nhận định (dù không đầy đủ) như sau:
Muốn cho ca đoàn hát có hồn, những người có trách nhiệm phải bằng mọi cách giúp cho các ca viên có lòng mến Chúa. Và từ lòng mến này lời ca tiếng hát mới có hồn được, và khi lời ca tiếng hát có hồn thì tất nhiên bài hát đó sẽ bay bổng, đưa tâm hồn những người nghe theo lời ca vang vọng trong không gian đến với Thiên Chúa.
Muốn có lòng mến, cách hiệu quả nhất là năng kết hiệp với Chúa Thánh Thể. Nhưng ở GX tôi, hầu như trong gần hết  tất cả các Thánh Lễ, các ca viên không được sắp xếp để có thể thuận tiện lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Vì các ca đoàn được sắp xếp ngồi trên gác đàn trên cao, phía cuối Nhà thờ không có các thừa tác viên Thánh Thể giúp cho rước lễ. Thánh Lễ thì vội vội, vàng vàng..., nhiều khi giáo dân chưa rước lễ xong thì chủ tế đã đọc lời nguyện kết Thánh Lễ và kết thúc Thánh Lễ. Sự việc xảy ra như vậy là bình thường nên các ca viên thiếu lòng mến vì ca đoàn GX hát lễ trong các ngày Chúa nhật, thứ 2, thứ 6, thứ 7. Các ngày khác trong tuần do các ca đoàn khác thay nhau đảm nhận, cũng ít thấy sự tham dự Thánh Lễ của các ca viên. Nên lòng mến của các ca viên không có dịp được thắp lên trong tâm hồn.
Gửi đến các Ngài những điều này mong được các Ngài lắng nghe, hầu có những chỉ đạo cho các vị Cha xứ, để các LM chánh xứ nhận ra sự thật này hầu có thể cải thiện những thiếu xót đã tồn tại từ lâu. Nhưng cũng có thể bài viết này chỉ như tiếng kêu trong hoang mạc, nhưng thà cứ cất lên như một tiếng kêu như thế còn hơn là nguyền rủa mãi những phũ phàng của sự thật nhiều năm qua tồn tại trong GX mà tôi đang sống.
Mong Chúa thứ tha cho con vì con kêu la như thế.
Bài 4
Tòa giảng trong Nhà Thờ
Trong các Nhà Thờ, thường có 1 nơi dành riêng để đọc kinh Thánh, các bài sách Thánh, Phúc âm và giảng giải lời Chúa trong các kinh Thánh đó. Tại nơi này, thường các vị LM quản xứ cho thiết kế thành 1 cái bục hay 1 cái tòa mà giáo dân thường gọi là tòa giảng.
Là 1 giáo dân bình thường, tôi không được trang bị kiến thức về giáo luật trong việc bài trí các thành phần trong các Nhà thờ.... Nên tôi đơn giản chỉ hiểu rằng trong khu vực dâng Thánh Lễ (gian cung thánh) có 1 nơi dành ra để đọc Kinh Thánh và cũng là nơi LM đọc bài giảng trong các Thánh Lễ, được gọi là tòa giảng.
Tôi cũng không biết giáo luật có qui định tại nơi này (tòa giảng) các LM hoặc các thừa tác viên được thực hiện những việc gì.! Nhưng cứ theo ý nghĩ của các giáo dân bình thường như tôi, thì nơi này đã được Thánh hóa, chỉ dành cho việc đọc Kinh Thánh và cũng là nơi LM đọc bài giảng trong các Thánh Lễ, hoặc để đọc các giáo huấn của GM, lịch công giáo, rao hôn phối và các thông tin khác liên quan tới tôn giáo.... Việc suy nghĩ như vậy có đúng không? thiếu xót ở điểm nào?v.v... Rất mong được sự chỉ dậy.
Bởi suy nghĩ như vậy nên tôi không khỏi hoang mang khi đã nhiều lần trong các Thánh Lễ hoặc trong các buổi tĩnh tâm, 1 số LM đứng tại nơi đây có những ngôn từ mà trong thâm tâm tôi hiểu là đã không tuân thủ đúng và đủ những gì mà Chúa Jesus đã dậy trong Phúc âm:
«Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán» (Mt 7,1; x. Lc 6,37).
Chúa Jesus muốn đừng ai xét đoán ai, mà mỗi người hãy tự xét về lầm lỗi của chính mình, đồng thời sám hối và sửa đổi mình trước đã.
Vì thói đời thường: «thấy cái rác trong mắt người khác, còn cái xà trong mắt mình thì lại không thấy» (Mt 7,3).
Vả lại, mỗi người một hoàn cảnh, mình không phải là Thiên Chúa nên không thể biết rõ hoàn cảnh phạm lỗi của người khác để có thể kết án họ.
Càng kết án người khác, ta càng bị Thiên Chúa kết án: «Anh em xét đoán (người khác) thế nào, Thiên Chúa cũng sẽ xét đoán anh em như vậy. Anh em đong (cho người khác) bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ dùng chính đấu ấy để đong.
Đó là chưa nâng quan điểm trong 1 số trường hợp các LM đã dùng lời lẽ không hay để phê phán người khác mà đối tượng có khi lại chính là 1 LM khác trong cùng hàng ngũ các LM của các Ngài. Thậm chí có cả những lần lời phê phán còn dành cho cả GM giáo phận là bề trên trực tiếp của chính các Ngài nữa.
Gần đây nhất là trong dịp các GM á châu mở hội nghị GM tại GP Xuân Lộc, LM đã đứng tại tòa giảng để phê bình tính hình thức trong việc treo cờ, biểu ngữ tại các khuân viên các Thánh đường dọc QL để chào đón các GM – HY khi các Ngài về tham dự hội nghị tại GP.
Trước đó mấy tháng, Cha xứ đứng trên Tòa giảng, phê bình, chỉ trích Đức GM bản quyền (về việc đón tiếp Ngài đại diện Đức Thánh Cha (Tòa Thánh về thăm GP trong hạt...)  trước mặt con chiên, như trong kỳ tĩnh tâm mùa chay vừa qua (2012), ngay trong Thánh Lễ khai mạc mấy ngày tĩnh tâm ấy tôi trực tiếp nghe được những lời lẽ như vậy... Thế là mấy ngày đó, tâm tôi chẳng bao giờ tĩnh được, suy nghĩ lung tung cả.
Lại có lần khác, cũng trong dịp tĩnh tâm mùa chay mấy năm trước, LM giảng tĩnh tâm phân tích, phê bình 1 số LM gốc bắc kỳ 75, ý Ngài nói LM bắc kỳ 2 nút (75) không tốt như gốc bắc kỳ 9 nút (54).... Lại có 1 lần, cũng tại tòa giảng này, LM dâng TL giảng, trong bài giảng lại có đoạn phê phán 1 LM chánh xứ khác (cùng GP) về việc LM này trả lời phỏng vấn báo đài nhà nước..... Những việc như  vậy theo thiển nghĩ của tôi, muốn cho Giáo hội hoặc hàng ngũ LM, GM ngày một tốt lành hơn, thì các ngài nên gặp gỡ trực tiếp nhau, trao đổi, học hỏi, dậy dỗ cho nhau những lẽ hơn thiệt để cùng nhau tiến bước trên đường Thánh đức, không nên vạch áo cho giáo dân xem lưng các LM, GM có những vết tích gì.... Nhất là tại tòa giảng.
Đứng tại nơi giảng dậy Thánh Kinh không giảng giải Thánh kinh cho giáo dân lại còn làm sai những gì Chúa đã dậy trong Kinh thánh.
Xin Thiên Chúa luôn gìn giữ các người đã được Chúa chọn, giúp họ trở nên tốt lành và gương mẫu để các Ngài dẫn dắt các giáo dân ngu dốt chúng con luôn được bình an trong tâm hồn.
Xin cảm ơn sự theo dõi của mọi người và cũng rất mong nhận lại được những góp ý như 1 tiếng vọng lại của những tiếng kêu nơi hoang địa.
Bài 5
Ý nghĩa và phản ý nghĩa của việc thêm các nghi thức trong Thánh Lễ.
1-Trình bày về các nghi thức thêm ra trong Thánh Lễ :
Một tuần có 7 ngày thì ở Giáo xứ tôi sinh sống, cha xứ dành ra 3 ngàyđể các giới gồm giới trẻ, Gia trưởng, hiền mẫu trực trong phần nghi thức (thêm ra) trong Thánh Lễ. Giáo xứ tôi có 12 đơn vị xóm, mỗi xóm trực 1 tuần, các giới trong xóm trực thực hiện các nghi thức sau:
Phần nguyện kinh do 1 người trong giới của xóm trực dẫn nguyện.
Đầu Thánh Lễ, các thành viên của giới trong xóm trực  xếp hàng 2 rước cha chủ tế từ cuối nhà thờ lên gian cung Thánh, dàn hàng ngang trên cung Thánh, cúi chào bàn thờ Thiên Chúa sau đó hàng 2 xuống các hàng ghế đầu đã dành riêng.
Phần chia sẻ lời Chúa cũng do người trong giới của xóm trực thực hiện đọc bài sách Thánh, rồi đáp ca, kinh Alleluia.
Sau khi LM chủ tế đọc bài Phúc Âm và kết thúc bài giảng, LM chủ tế đứng giữa gian cung Thánh để nhận của lễ do 2 thành viên trong giới của xóm trực dâng, bình thường bao gồm 1 chén Thánh để LM chủ tế dâng rượu, 1 chén bánh lễ. Phần này tất cả giáo dân trong Thánh đường phải đứng.
Sau đó Thánh Lễ diễn ra bình thường cho tới hết Thánh Lễ.
2-  Nhận xét về ý nghĩa, phản ý nghĩa và các kết quả trong các nghi thức thêm này:
Trong phần nguyện kinh, mặc dù đã trải qua sinh hoạt này trên 10 năm nay, nhưng các người được phân công nguyện kinh vẫn chưa thuần thục được, 1 phần vì sự thay đổi thường xuyên và nếu không thay đổi cũng ít nhất là 12 tuần người nguyện kinh này mới có 1 lần nữa nguyện kinh, nên những lời kinh nguyện này thường vấp váp, lập bập, đôi khi sai hoặc lặp lại nên gây chia trí cho giáo dân tham dự Thánh Lễ làm mất sự sốt sắng cần thiết mỗi khi ở trong Nhà Thờ.
Nếu thỉnh thoảng, trong 1 dịp Lễ lớn mà đoàn giáo dân rước LM hoặc đoàn LM ra Thánh đường, lên gian cung Thánh để cử hành Thánh Lễ thì thật là trang trọng và tạo cho giáo dân tâm trạng sốt mến rất nhiều. Nhưng mỗi tuần 3 lần như vậy thì mọi sự trở nên nhàm chán. Mặt khác, trong lúc đọc kinh nguyện đầu Thánh Lễ (thường vào khoảng 10-15 phút) các thành viên trong giới của xóm trực ngồi ngoài Nhà Thờ chờ đến lúc LM chủ tế ra để rước vào Nhà Thờ, thì hầu như không hiệp thông với giáo dân trong Nhà Thờ trong các kinh nguyện. Người ngồi, người đứng, người quay ra, người quay vào, người quay ngang, người im lặng, người nói chuyện làm giảm đi lòng sốt mến cần có. Vậy có nên chăng khi duy trì hình thức thêm thắt này?!!!
Phần dâng của lễ, 2 người đại diện trong giới của xóm trực tiến lên gian cung Thánh để trao cho LM chủ tế chén Thánh và chén mình thánh trong lúc tất cả giáo dân trong Nhà Thờ đứng. Việc này làm tăng thêm sự trân trọng đối với người nhận là LM chủ tế. Sau đó Thánh Lễ lại tiếp diễn tới nghi thức LM chủ tế (đại diện cho giáo dân!?) dâng bánh, rượu lên Thiên Chúa diễn ra bình thường, mọi giáo dân đều ngồi. Nếu khách quan nhận xét, ta thấy rằng giữa việc đứng và ngồi trong cùng 1 hành động dâng của Lễ, thì vô tình hành động này mang ý nghĩa cha trọng hơn Chúa. Bởi vì khi đại diện giáo dân trao cho LM chủ tế của lễ thì giáo dân trong Nhà Thờ đứng, nhưng khi LM chủ tế (cũng đại diện giáo dân) dâng của Lễ lên Thiên Chúa thì cả Nhà Thờ đều ngồi. Có lẽ nào lại như vậy.
Xin được như 1 tiếng kêu trong hoang địa. Và xin chân thành cảm ơn. Trọng và Kính.
Một giáo dân Giáo Phận Xuân Lộc.
Bài 6
Tòa giải tội của “Mục tử nhân lành”
Trên một diễn đàn giáo dân, tôi đọc được 1 câu:
Không lên tiếng thì đắc tội với Thiên Chúa, lên tiếng thì bị cho là "chống Cha, chống Chúa", khuyên lơn thì vô nghĩa vì các ngài biết hết mọi sự.
Vì sợ đắc tội với Chúa hơn, nên hôm nay dù có bị cho là chống cha, chống cụ đi nữa, tôi cũng lại nêu lên  1 sự việc mà theo thiển nghĩ là cần sửa đổi. Dù cho việc này có thể cũng sẽ như 1 tiếng kêu nữa trong hoang địa.
Trước hết, tôi xin trích dẫn: Mt 18,12-14: 2Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? 13Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. 14Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.” “1
Dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế :
  9 Đức Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: 10 "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế. 11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. 12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. 13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. 14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."
Qua 2 trích đoạn trên, chúng ta có thể thấy Chúa Giêsu đã phân tích rõ rằng những kẻ tội lỗi (như người thu thuế) bị mặc cảm tội lỗi nên mỗi khi vào nhà thờ thường là đứng, ngồi ở phần cuối nhà thờ. Họ đến Nhà thờ nhưng khép nép, sợ hãi chỉ dám đứng cuối Nhà thờ đấm ngực ăn năn mà thôi. Họ là những con chiên lạc như trong trích đoạn ở phần trên, thì theo như lẽ Chúa Giêsu đã dậy:   ” ....... lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? ...”. Do vậy theo thiển nghĩ của tôi trong các nhà thờ, các tòa giải tội nên được đặt tại khu vực cuối nhà thờ thì thích hợp hơn, nhất là phù hợp hơn trong bối cảnh dựa vào những nhận định qua phần trích dẫn nêu trên.
Tại giáo xứ nơi tôi sinh sống, gian cung Thánh được xây dựng cao hơn nền nhà thờ khoảng 70cm, mọi hoạt động trên gian cung Thánh đều gây ra chú ý và chia trí cho các cử tọa ngồi phía dưới (nhất là trong khi đang có cử hành Thánh Lễ). Đó là điều hiển nhiên. Và trên gian cung Thánh này, giáo xứ bố trí 2 tòa giải tội, 1 bên nam, 1 bên nữ, mà thường (không hiểu vì lẽ gì) các Cha hay ngồi ban phép Bí tích Giải tội ở tòa giải tội phía bên nữ giới. Việc làm như thế đã vô tình đưa các con chiên tội lỗi xa lánh tòa giải tội (tâm lý chung là vậy). Tại sao các ngài không đặt tòa giải tội nơi phía cuối nhà thờ để mọi người dễ dàng chạy đến “ăn mày” Bí tích giải tội..... Tôi tin chắc rằng nếu đặt tòa giải tội ở cuối nhà thờ sẽ giúp ích nhiều hơn cho những kẻ tội lỗi sớm trở về trong vòng tay yêu thương của Chúa hơn.
Đây là tiếng kêu thứ tư trong hoang địa, nhưng chưa hề nhận được bất cứ tiếng vọng nào vọng lại... Nguyện xin Thiên Chúa đừng để những tiếng kêu này bị chìm trong hư vô. Xin cảm tạ Chúa và các vị.
Một giáo dân gp Xuân lộc.
********************************************************
*  Foward thư này đến các bạn .Xin cho ý kiến. Tay này đang bị giáo xứ " cô lập". Hì hì...TT.
* Thế mới thấy, Giáo dân không theo đạo "cho qua". 
Mình chỉ ước ao các cha xứ có lòng mến Chúa cao độ, có lòng yêu thương đoàn chiên, ắt mọi sự gây phiền não cho giáo hữu sẽ không thể có nữa.
Vì người viết đã gửi cho HĐGM rồi, sao không cho anh chị em giáo dân đọc, xin hỏi ý kiến TT., bài này có thể cho post vào blog được không ? HT.
* Thoải mái đi chị HT
* Tên tác giả ?
* Có tên , địa chỉ  hẳn hoi mà.
* Có đâu ?
* Michael Pham Tin
Address : 243/3 Doc Mo 2 Gia Tan 1. TN.DN
Office : 061.6252.243 – Cell : 0909.823769
* Nếu giáo xứ nào mà cử hành thánh lễ như đã miêu tả trong bài này thì… thật, ta bảo thật, broadway ở New York còn tổ chức hay hơn nhiều! Vì lẽ, thánh lễ, chứ không phải rạp hát, muốn “chế biến” sao cũng được!
Khốn cho ai biến thánh lễ thành một vở opera, vì cả thành Roma sẽ đau lòng lắm  vậy! Amen. L.

HỌ CUNG NGHINH THÁNH GIÁ


Hơn 8,5 triệu người Công Giáo Philippines cung nghinh tượng Nazarene ở Manila

Manila (AsiaNews) - Hơn 8,5 triệu người Công Giáo Phi Luật Tân đã tham gia vào việc cung nghinh bức tượng Chúa Giêsu mang tên 'Black Nazarene' qua đường phố thủ đô và kết thúc ở nhà thờ Quiapo của Manila. Việc cử hành đã diễn ra bất chấp cảnh báo của chính phủ về các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra. Hàng năm, hàng triệu giáo dân đã đổ về Manila từ khắp nơi trên đất nước Phi Luật Tân để theo sau bức tượng được cung nghinh suốt 22 giờ qua các đường phố cổ của thủ đô Manila. Năm nay, Tổng Giáo Phận Manila đã gửi các tượng bản sao tượng Nazarene đến các giáo phận Cagayan de Oro, Illigan City và Cotabato (Mindanao) để các nạn nhân lũ lụt tổ chức cuộc rước kiệu riêng của họ.
Đức Cha Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila cho hãng thông tấn Tin Tức Á Châu hay: "Năm nay, lòng đạo đức bình dân mạnh mẽ hơn do các đe dọa khủng bố. Ban tổ chức đã nhận thức được sự nguy hiểm và trong vài tuần qua, chúng tôi đã nghĩ đến việc hủy bỏ cuộc rước kiệu. Tuy nhiên, nhiều tín hữu phản ứng với lời kêu gọi của chính phủ và cho rằng nỗi sợ hãi các sự cố có thể xảy ra không là gì so với sự đau khổ của Chúa Kitô trên thánh giá. Tôi tin rằng ngay cả không có sự chấp thuận của chúng tôi, mọi người cũng sẽ tổ chức cuộc rước kiệu".
Đức Cha giải thích rằng người dân Phi cử hành cung nghinh tượng Black Nazarene để được gần gũi Chúa Giêsu hơn. Ngài cho hay: "Mọi tầng lớp xã hội tham gia vào đoàn rước, nhất là các bệnh nhân bị đe dọa sự sống nằm trong số lớn những người cố gắng chạm vào bức tượng để nhận được đặc ân. Mỗi năm, nhiều người bị ảnh hưởng bởi chương trình này và một số người trở lại đạo, nhất là trong số những người khiêm tốn".
Bức tượng Black Nazarene đến Phi Luật Tân vào ngày ngày 31/0 5/ 1606 khi các nhà truyền giáo Augustinô đầu tiên đặt chân đến Manila. Được chạm khắc ở Mexico, bức tượng miêu tả Đấng Cứu Thế đang quỳ dưới sức nặng của Thánh Giá.
Cây Thánh Giá này được cho là có phép lạ vì vẫn tồn trong cuộc hỏa hoạn đốt cháy tàu đưa các nhà truyền giáo đến Phi Luật Tân.
Qua nhiều thế kỷ, bức tượng tiếp tục tồn tại sau các vụ hỏa hoạn tấn công nhà thờ Quiapo năm 1791 và 1929. Tượng cũng đã trải qua những trận động đất lớn vào năm 1645 và 1863, cũng như các vụ đánh bom vào năm 1945 trong Đệ Nhị Thế Chiến.