#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

KỲ LẠ THẬT !


Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin

Ở Philippin, ít nhất 17 tín đồ Công giáo đã bị đóng đinh vào cây thập giá như một nghi lễ thường niên được tổ chức để kỷ niệm ngày Chúa Giêsu qua đời trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn người theo đạo.

Đối với những người theo Công giáo nói chung cũng như những giáo dân ở Philippin nói riêng thì đây là một ngày lễ vô cùng quan trọng, có truyền thống lâu đời và được tổ chức hàng năm với một sự tôn kính đặc biệt.Theo đó, một số người trong đạo được lựa chọn đóng vai Chúa sẽ phải diễn những cảnh y như thật nhằm tái hiện lại hình ảnh của Chúa Giêsu khi bị chế giễu, đánh đập dã man, trói trên cây thập giá và bị đóng đinh vào chân tay trước lúc chết.
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin
Những người đàn ông theo Công giáo ở Philippin bị treo trên thập giá
và đóng đinh vào tay chân nhằm tái hiện lại hình ảnh Chúa Giêsu
trong Ngày Thứ Sáu Tốt lành (hôm 6/4).
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin
Ngày 6/4, ở ngôi làng San Pedro Cutud và một làng lân cận thuộc tỉnh Pampanga (Philippin) đã có ít nhất 17 người đàn ông tham gia nghi lễ đóng đinh trong Ngày Thứ Sáu Tốt lành. Trong khi đó, những người khác vừa chứng kiến nghi thức , vừa sám hối tội lỗi và cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như thể hiện lòng biết ơn đối với sự che chở, cứu rỗi của Chúa. Ruben Enaje (51 tuổi) cho biết đây là lần thứ 26 anh tham gia lễ hội, cũng là lần thứ 26 bị đóng đinh theo nghi lễ hàng năm nhưng hoàn toàn tự nguyện vì muốn tạ ơn Chúa đã “cứu” anh thoát khỏi cái chết sau tai nạn bị ngã từ một tòa nhà cao tầng.Anh chia sẻ: “Tôi làm điều này không phải vì tiền hay để cho vui mà vì nó là một lời thôi thúc từ bên trong. Tôi muốn tạ ơn Chúa vì Người đã che chở cho cuộc đời tôi.”
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin
Mặc dù có niềm tin và lòng tôn kính đặc biệt đối với Chúa nhưng
những người tham gia nghi thức đóng đinh cũng không tránh
khỏi sự đau đớn khi bị "hành hạ" về thể xác
Thứ 6, ngày 6/4 được goi là Good Friday (Ngày Thứ Sáu Tốt lành), hay còn gọi là Thứ sáu Tuần Thánh. Trong khi đó, Chủ nhật tuần này (8/4) sẽ là Lễ Phục Sinh – ngày lễ thiêng liêng và quan trọng nhất theo Tân Ước của Thiên Chúa giáo. Trên khắp thế giới, những người theo đạo này có thể kỷ niệm ngày Thứ Sáu Tốt lành theo những cách khác nhau. Đối với Công giáo La Mã, ngày này được chỉ định giữ chay và kiêng thịt. Ở Mỹ, đây không phải là một ngày kiêng làm việc; tuy nhiên, người ta chỉ làm việc cho đến khi bắt đầu việc phụng tự buổi chiều. Trong khi ở Mỹ Latinh, mọi tín đồ Công giáo đều nghỉ làm vào ngày này (cũng như Thứ năm Tuần Thánh). 
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin
Chiếc đinh dài được đóng vào bàn tay và bàn chân của những người
"nhập vai Chúa" trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin
Thông thường, việc tự phụng vào ngày Thứ Sáu Tốt lành sẽ  bắt đầu từ khoảng ba giờ chiều (tương ứng với thời gian Chúa Giêsu chết được viết trong kinh Phúc âm) và bao gồm một loạt những nghi lễ mang tính hình thức, long trọng và có xu hướng duy trì, ít cải biến qua một thời gian dài.
Đối với 1 số nước khác, ngày này là một ngày nghỉ chính thức để đọc và suy niệm Kinh Thánh. 
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin
Những giáo dân bị đóng đinh trước sự chứng kiến của hàng chục
ngàn người, trong đó có không ít những người khách
nước ngoài lần đầu tiên tham gia lễ hội
"có một không hai" này với sự
tò mò thích thú.
Kỳ lạ nghi thức đóng đinh vào chân tay ở Philippin

RỬA CHÂN AI ?



Trong thông điệp đầu tiên của Giáo Hoàng Phanxico
có một vài điểm thú vị:
 -  Huy hiệu Giám mục của ngài là "Miserando Atque Eligendo," (Lowly but Chosen – Thấp hèn nhưng được chọn)
cho thấy ngài đã tự chọn cho mình cuộc sống đơn sơ, khiêm nhượng đến “thấp hèn”
trong suốt cuộc hành trình mục vụ của ngài
 -  Ngài chỉ chọn một chiếc giường mộc mạc trong một căn hộ nhỏ của một chung cư trong khu phố bình dân.
Ngài tự đảm đang việc đốt lò sưởi ấm mùa đông và tự nấu ăn cho mình.
 -  Tổng thống Barack Obama đã thay mặt nhân dân Mỹ gửi những lời chúc mừng nồng nhiệt đến tân Giáo hoàng Phanxicô ngay sau khi biết Vatican có Giáo hoàng đầu tiên từ Châu Mỹ Latin. Ông nói: "Như một nhà bênh vực tầng lớp dân nghèo khổ và bị ruồng rẩy, vị tân Giáo hoàng đã mang đến thông điệp của tình yêu và lòng từ bi, nguồn cảm hứng cho thế giới hơn 2.000 năm nay, khiến chúng ta nhìn thấy gương mặt của Chúa trong nhau"
 -  Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phanxicô Assisi vụt hiện ngay trong tâm trí tôi, vị Thánh cống hiến cả đời mình cho người nghèo, dấn thân làm thừa sai chăm sóc tạo vật của Thiên Chúa.”
 -  Rồi Đức Thánh Cha kêu lên: “Ôi! Tôi yêu thích biết mấy một Giáo hội nghèo khổ và một Giáo hội cho người nghèo khổ!”
 Từ đó, xin mạn phép nêu lên một đề nghị
THAY ĐỔI HÌNH THỨC
NGHI THỨC RỬA CHÂN
XIN MỜI CÁC ÔNG LÃO,BÀ LÃO
NGHÈO KHỔ, BỆNH TẬT
LÀM 12 TÔNG ĐỒ ĐỂ CHA XỨ RỬA VÀ HÔN CHÂN.
theo tinh thần Thánh Phanxicô khó khăn
mà Giáo hoàng Phanxico đang sống và cổ võ khắp nơi

 --(nhận từ tamlinhvaodoi@gmail.com)----------------------------------------------------------------------------
Mời bà con đọc 
Tâm tình của một bạn đã được cha xứ rửa chân 
để thấy vì sao chúng ta cần thay đổi những hình thức giả hình theo thói quen :
  Em doc thay de nghi nay cua Duc Thanh Cha rat dung, nhung viec cac chu te co thuc hanh khong la mot chuyen, phai khong chi ? 100 LM, may lam duoc 2,3 LM thuc hanh la cung mung lam. 
Tu lau ,em thay nghi thuc Rua chan tai cai giao xu chi toan cho.n cac ong trum , co tieng... trong cong doan. Cac ong duoc chon thi ban do rat dep, tam rua thom tho , chan mang mo rat sach . Em kinh nghiem 1 lan ve viec nay vi cung duoc chon 1 trong so 12 ngoi vong tren cung thanh de chu te rua chan . Chi Trieu biet khong ? Em non nong va ham ho mong den ngay thu nam tuan thanh de cam nghiem giay phut ma lan dau tien em duoc vinh du rua chan. Nhung cai giay phut do khi toi va qua di lam em tha^.t that vong ,khong cam nghiem duoc gi ma con bi lo ra suot buoi le . Cha xu tai nha tho luc do, voi cam nhan cua em, ngai lam cho co' ma thoi chu khong tu trong tim ngai, em thay ngai do nuoc len chan, thay cai khan cho minh tu lau lay cha(?ng mang dung toi chan minh . Tu lau, em cung khong dong y voi cach thuc chon lua 12 nguoi tong do dai dien de duoc rua chan, neu em duoc giao nhiem vu nay, em se chon 12 nguoi trong so giao dan di tham du nghi thuc tu nam tuan tha'nh .
Em rat thich doc ve Duc Thanh Cha Phanxico voi nhan duc khiem nhuong va yeu thuong cua ngai , nhat la voi nguoi ba^`n cu`ng ,em nho*' den kinh " Hoa Binh "... de con dem yeu thuong vao noi oan thu, dem thu tha  vao noi lan nhuc, dem an hoa vao noi tranh chap ..." em cam thay Chua chon Duc Thanh Cha nay luc nay vi su toi loi cua con nguoi ngay cang nhieu, phai khong chi? Em cau xin cho DTC luong giu vung nhan duc kiem nhuong cua ngai vi tu dau mua Chay day cung la nhan duc ma em cau xin Chua ban cho em moi ngay .
 peace,
 n.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

PAPA VILLERO


Papa Villero, Giáo Hoàng khu ổ chuột, tên mới cuả ĐTC ở Argentina
Trần Mạnh Trác3/17/2013

Đối với hơn 1.2 tỷ người Công giáo trên khắp thế giới, thì Ngài là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhưng ở trong những "làng đau khổ" (misery villages) ở khắp thủ đô Argentina, những người nghèo nhất đang tự hào gọi người "đồng hương" cuả họ bằng một tên khác, "giáo hoàng khu ổ chuột" ("Papa Villero", "Slum Pope").

Villa 21-24 là một khu ổ chuột nguy hiểm mà hầu hết không ai dám lai vãng, nhưng các cư dân nói rằng HY Jorge Mario Bergoglio thường xuyên xuất hiện, không báo trước, để cùng vui cười và chia sẻ một ly mate, môt loại nước trà thơm mà mọi người uống chung với nhau dùng một cái ống hút duy nhất.

Người dân ở đây vẫn nhớ một cách rất sinh động những nghiã cử cuả vị 'cựu' tổng giám mục Buenos Aires, đã từ bỏ phương tiện di chuyển hào nhoáng cuả một chiếc xe limousine mà dùng xe buýt để đến thăm nhà nguyện nhỏ của họ, đã tài trợ những cuộc thi thể thao chạy viêt dã (marathons,) các lớp nghề mộc, an ủi các bà mẹ đơn chiếc và rửa chân cho những người đang phục hồi ma túy, và vì thế mà ngài đã trở thành một người trong số họ.
"Bốn năm trước, tôi đang sống trong cảnh khốn cùng nhất của cuộc đời và rất cần sự giúp đỡ. Trong khi tham dự Thánh Lễ, ngài đã quỳ xuống và rửa chân cho tôi. Việc ấy làm cho tôi 'chết sững'. Thật là một kinh nghiệm tuyệt đẹp," là lời cuả anh Cristian Marcelo Reynoso, 27 tuổi, đang làm nghề hót rác và đang cố gắng cai nghiện cocaine qua một chương trình phục hồi của giáo hội.
Reynoso nói: "Khi tôi nhìn thấy những tin tức trên truyền hình, tôi đã la hét vì vui, và xem đây này, tôi vẫn còn run rẩy đấy". 
"El Chabon (ông Hoàng) ấy khiêm tốn lắm. Lại là một 'fan' hâm mộ đội banh San Lorenzo nữa, giống như tôi vậy. Bạn nói chuyện với ông như một người bạn."
Reynoso cho biết đội banh San Lorenzo "đang gặp vận xui, thua hoài. Nhưng tôi vẫn còn nhớ ngài nói với tôi rằng ngay cả khi nó xuống dốc, bạn không thể bỏ rơi nó... Nó cũng giống như một người vậy. Tất cả chúng ta có thể bị rơi xuống đáy giếng, nhưng luôn luôn có thể được vớt lên"
Trước khi ngài trở thành hồng y vào năm 2001, thì "vị hoàng tử của Giáo Hội" chỉ mặc một chiếc áo thun đen đơn giản với một cổ áo trắng. Đối với nhiều người ở khu ổ chuột Virgin Caacupe gần nhà thờ Miracles (Phép Lạ), thì đúng là một phép lạ khi mà một người bạn của họ trở thành Đức Thánh Cha.
"Ngài luôn luôn là một phần của khu ổ chuột của chúng tôi," bà nội trợ Lidia Valdivieso, 41 tuổi, kể lại. Bà đang đặt tay cầu nguyện trên một bức tượng cuả Thánh Expeditus, là vị thánh bổn mạng cho các cơn ngặt nghèo khốn khó. Đứa con trai 23 tuổi của bà có bệnh bại não và đang học nghề mộc tại trường kỹ thuật của giáo hội.
"Khi tôi nghe tin, tôi không thể tin được tai mình. Một Papa Villero(giáo hoàng khu ổ chuột ) là điều đẹp nhất có thể xảy ra cho chúng tôi. Tôi vẫn còn nhớ ngài đi bộ qua những con đường lầy lội của chúng tôi hoặc nói chuyện với các trẻ em cuả chúng tôi ".
Bên trong căn nhà nguyện xây bằng bê tông, vẫn còn giữ một 'áp phích' vẽ nhân dịp kỷ niệm ngày nhậm chức cuả (Tổng giám mục) Bergoglio, và một bức tranh lớn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Gần bàn thờ, có một tấm áp phích lớn màu đen trắng vẽ hình linh mục Carlos Mugica, đã bị 'toán ám sát cực hữu' giết năm 1974 trong một chiến dịch loại bỏ những người rao giảng "thần học giải phóng".
Năm 2000, 'Tổng Giám mục' Bergoglio đã đến dâng lễ cải táng và giảng lễ vinh danh LM Mugica, khi hài cốt của vị LM được đưa về đây.
'HY' Bergoglio không bao giờ ủng hộ phong trào thần học giải phóng bởi vì họ liên minh với các phong trào du kích vũ trang cánh tả trong những năm 1970. Nhưng ngài đã làm nhiều việc theo bước chân cuả LM Mugica, tài trợ tất cả các loại chương trình xã hội trong những khu ổ chuột của Argentina.
Những việc như thế đòi hỏi các linh mục phải tranh giành ảnh hưởng với những bọn buôn bán ma túy trong khu ổ chuột. Sự sống cuả các giáo sĩ thường xuyên bị đe doạ. Đôi khi thỏa hiệp phải được thực hiện.
Chỉ cần bước ra bên cạnh nhà nguyện, người ta thấy có nhiều ngọn nến đang cháy đỏ trong một cái miếu tưởng niệm một vị 'anh hùng dân gian' Antonio "Gauchito" Gil, là một tướng cướp sống ngoài vòng pháp luật hồi thế kỷ 19, đã chia sẻ số tiền cướp của mình với những người nghèo cuả Argentina.
Một số người Argentina cầu nguyện với "Gauchito" giống như người Công Giáo cầu nguyện với một vị thánh vậy. Nhưng 'HY' Bergoglio không phản đối việc người ta dựng cái miếu bên cạnh nhà nguyện.
"Trong hơn 20 năm ngài đã ở đây. Ngài luôn sống gần gũi với chúng tôi và ảnh hưởng của ngài trên khu ổ chuột này là rất lớn", theo lời linh mục chánh xứ Lorenzo "Toto" de Vedia.
Có lần ngài rửa chân cho 12 thanh niên trẻ tại một trung tâm cai nghiện và được ghi lại nhiều hình ảnh. "Sau đó, ngài tiếp tục trở lại, giúp họ xưng tội và khuyên bảo họ," Cha Vedia noí.
"Bạn có thể nói rằng giáo hội sẽ thay đổi", Cha Vedia nói tiếp. "Thực tế thì việc Ngài chọn tên hiệu Phanxicô đưa ra một thông điệp là, 'hãy ngưng mọi chuyện bung xung lại và cống hiến mình cho người nghèo'. Đó là gương sáng cuả Thánh Phanxicô và (GH) Phanxicô có thể sống cuộc sống đó. "
Trong lần xuất hiện đầu tiên tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức giáo hoàng 'Châu Mỹ Latin đầu tiên' đã cúi đầu và yêu cầu đám đông ban phép lành cho ngài. Ở Argentina, những người từng biết ngài trong khu ổ chuột nhận ra đó cũng là cùng một loại cử chỉ khiêm tốn đã giành được trái tim của họ.
Người em gái của Đức giáo hoàng, bà Maria Elena Bergoglio, cho biết bà rất tự tin rằng 'những hoành tráng và nghi lễ' của Vatican sẽ không làm sứt mẻ sự khiêm nhường mà ngài đã theo đuổi suốt đời. Lời yêu cầu cuả ngài xin những người Argentina đừng chi tiêu cho các chuyến đi đến Rome để dự lễ tấn phong, mà dành tiền đó cho các tổ chức từ thiện, là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ ngài sẽ không thay đổi, bà nói.
"Tin nhắn đó... làm cho tôi cảm thấy như ngài vẫn còn đi trên cùng một con đường, và ít ra là ngài đã không bị ảnh hưởng vào lúc này," bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà, ở phía tây thành phố Buenos Aires. "Không có chất độc nào tồi tệ hơn là quyền lực."
Bà nói thêm rằng tình cảm của anh trai mình "là dành cho người nghèo, người yếu đuối nhất, trẻ nhỏ".
"Ngài có sự nghiêng chiều về người nghèo", bà nói.
Ngài cũng không bao giờ mong muốn trở thành giáo hoàng, bà nói. "Chúng tôi đã chêu chọc anh ấy về chuyện đó và anh ấy nói,' Ồ, xin vui lòng!' ('Oh, please!')"
Bạn bè cua 'HY' Bergoglio cho biết ngài thường nhút nhát, hầu như không bao giờ cho phép các phương tiện truyền thông phỏng vấn, chỉ thích nói chuyện từ bục giảng. Tuy nhiên, mới đây ngài đã cho cô Jaidr Flores phỏng vấn trên đài FM Radio La 96.
Cô Flores, 22 tuổi, kể lại: "Ngài ban đầu do dự. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài, và vào lúc cuối của cuộc phỏng vấn, ngài bắt đầu cười và nói: " Cô thành công rồi ! Cô đã đưa tôi lên đài rồi đó ! "
"Một ngày nọ, tôi đến thăm ngài tại văn phòng và tôi đã ngạc nhiên khi thấy ngài giữ trên bàn làm việc nhiều vô số hình ảnh của các tình nguyện viên và người nghiện ma túy từ cộng đồng này. Ngài thực sự quan tâm đến chúng tôi. "

See Also

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

NHỚ BÁC PHẠM ĐÌNH KHIÊM

HỌC GIẢ CÔNG GIÁO DỤC ĐỨC PHẠM ĐÌNH KHIÊM- Ảnh HT. chụp ngày 19.11.2012

CÁO PHÓ 
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, gia đình chúng tôi trân trọng báo tin :
Ông PHÊRÔ PHẠM ĐÌNH KHIÊM
Sinh ngày 02 tháng 08 năm 1920 tại Kim Sơn- Ninh Bình đã được Chúa gọi về lúc 15 giờ 00 ngày 13 tháng 3 năm 2013 (nhằm ngày 2 tháng 2 năm Quý Tỵ) hưởng thọ 93 tuổi.
Tang gia đồng kính báo
Vợ : Bà quả phụ PHẠM ĐÌNH KHIÊM, nhũ danh Maria PHẠM THỊ CHÂM
Các con : Phạm thị Thanh Khiết ( Vương quốc Bỉ)
               Phạm thị Thanh Tâm và con
               Phạm Thanh Nghị và vợ con ( Vương quốc Bỉ)
               Phạm thị Thanh Hương và chồng, con, cháu
               Phạm thị Thanh Mai và chồng con
               Phạm thị Thanh Xuân và chồng con
               Phạm thị Thanh Diễm và chồng con ( Vương quốc Bỉ)
( Phân Ưu trích nguồn : NGƯỜI VIỆT)
Mời vào 2 links dưới đây đọc thêm  2 bài trước:

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG ĐĂNG QUANG



Lễ đăng quang của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 19.3 lễ kính thánh Giuse
LM Trần Công Nghị 3/14/2013
Cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh đã cho biết rằng Thánh Lễ đăng quang Ngài Tòa Thánh Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được tổ chức vào ngày 19.3, ngày lễ kính Thánh Giuse, lúc 09:30 sáng, giờ Roma.
Cha Lombardi cũng cho biết thêm là Thánh Lễ kết thúc Cơ Mật Viện sẽ cử hành lúc 17:00 chiều thứ Năm trong Nhà nguyện Sistine.
Ngày hôm sau thứ Sáu, lúc 11 giờ sáng, Đức Tân Giáo Hoàng sẽ có cuộc yết kiến Hòng Y Đoàn tại Hội đường Clementine.
Rồi vào sáng thứ Bảy lúc 11 giờ sáng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà báo và các phương tiện truyền thông, những người đã tường trình và loan tin về Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo hoàng. Thông báo này đã làm toàn thể báo giới vui mừng và chào đón bằng một tràng pháo tay trong phòng họp báo.
Và cuối cùng vào ngày Chủ nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.
Thứ năm ngày mai ngày 14 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm viếng riêng tới một đền thánh kính Đức Mẹ, nhưng các chi tiết sẽ chỉ được loan tin sau khi chuyến thăm đã được thực hiện.
Một người đàn ông tự nấu cơm cho chính mình, dùng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng xe hơi và là một mục tử đơn giản đã được bầu làm Giáo Hoàng như chúng ta mới biết. Đấy là chân dung của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I., Ngài là linh mục Dòng Tên, mà giáo dân của Ngài ở Buenos Aires quen gọi ngài là "Padre Jorge" (Cha Jorge).
Cha Lombardi trong một cuộc họp báo ngẫu hứng, đã cho biết đây là vị Dòng Tên đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài thực có tinh thần của tổ phụ Dòng Tên là thánh Ignatiô và là đầy tớ của Giáo hội.
Vị tân Giáo hoàng Dòng Tên "có một tầm nhìn quốc tế, sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi nào có nhu cầu". Cha Lombardi cũng thuộc Dòng Tên và ngài cho biết chính mình cũng cảm nhận cú sốc cá nhân khi biết có một Đức Giáo Hoàng Dòng Tên, ngài nói thêm: "các tu sĩ Dòng Tên nghĩ họ là những người đầy tớ phục vụ, chứ không phải quyền bính trong Giáo Hội".
Một trong những hành động đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điện thoại nói chuyện với Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự.

ĐI MIỀN TÂY (2)


ĐI BA TRI VIẾNG ẢNH ĐỨC MẸ LA MÃ
Ảnh Gốc đưa từ dưới sông lên

ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICO I

Tân Giáo Hoàng tước hiệu Francis I
là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio người Á Căn Đình

Đức Hồng Y Bergoglio
được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô I

VATICAN. ĐHY Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, TGM giáo phận Buenos Aires, Argentina, đã được bầu làm Giáo Hoàng và ngài lấy danh hiệu là Phanxicô.

Lúc 19 giờ 6 phút tối hôm 13-3-2013, khói trắng bắt đầu xông ra từ ống khói trên mái nhà nguyện Sistina, giữa tiếng reo vui mừng của hàng chục ngàn tín hữu kiên nhẫn đứng chờ đợi hàng giờ trước đó dưới trời mưa.
Khói trắng thật rõ ràng, các chuông của Đền thờ thánh Phêrô được gióng lên liên hồi, báo hiệu đã có Giáo Hoàng mới.
Tin này được loan đi lập tức trên khắp thế giới. Các đài truyền hình và phát thanh tạm ngưng chương trình đang phát để loan đi tin quan trọng này.
Tại Roma, hàng chục ngàn tín hữu và dân chúng dùng mọi cách để tuốn về Quảng trường thánh Phêrô để chào mừng vị tân Giáo Hoàng.
Quảng trường đông chật người, các tín hữu nhẩy mừng, reo hò ca hát, phất cờ quốc gia của họ. Có những những nhóm trương biểu ngữ hoan hô Đức Giáo Hoàng.
Trong khi chờ đợi ban quân nhạc của Hiến binh Vatican, cùng với đoàn vệ binh Thụy Sĩ và ban quân nhạc của hiến binh Italia và đoàn liên quân của nước này tiến ra thềm Đền thờ Thánh Phêrô để sẵn sàng chào mừng Đức Tân Giáo Hoàng. Ông Đô trưởng Roma, Gianni Alemano, cũng có mặt để chào mừng.
1 giờ 5 phút sau khi bắt đầu có khói trắng, ĐHY Jean Louis Tauran, người Pháp, trưởng đẳng Phó tế, xuất hiện tại bao lơn đền thờ thánh Phêrô, giữa tiếng reo hò vui mừng của mọi người. Viva il Papa. Bầu trời lúc này đã tạnh mưa. ĐHY long trọng tuyên bố:
Tôi loan báo cho anh chị em một tin vui lớn: Chúng ta đã có Giáo Hoàng. Đó là ĐHY Bergoglio. Ngài lấy danh hiệu là Phanxicô,
Lời chào của Đức Tân Giáo Hoàng
Ít phút sau đó, Đức tân Giáo Hoàng xuất hiện, Ngài ứng khẩu nói với mọi người:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em
Anh chị em biết là nghĩa vụ của mật nghị Hồng y là cung cấp một GM cho Roma. Dường như các anh em Hồng y của tôi đi đến hầu như tận cùng thế giới để lấy vị đó, nhưng bây giờ chúng ta đang ở đây. Tôi cám ơn anh chị em vì sự tiếp đón. Cộng đồng giáo phận Roma dành cho GM của mình. Cám ơn Anh chị em.
Trước tiên tôi muốn cầu nguyện cho Đức nguyên GM Roma Biển Đức 16. Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho ngài, xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Mẹ Maria gìn giữ ngài.
Tiếp đến Đức Tân Giáo Hoàng và mọi người đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.
Rồi ĐTC Phanxicô nói tiếp: ”Và giờ đây chúng ta bắt đầu hành trình này, GM và dân chúng, hành trình của Giáo Hội Roma là Giáo Hội chủ trì toàn thể các Giáo Hội khác trong đức bác ái, một hành trình huynh đệ và yêu thương, tín nhiệm giữa chúng ta. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chúng ta, cầu cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn. Tôi cầu mong cho anh chị em sao cho hành trình này của Giáo Hội mà hôm nay chúng ta bắt đầu, và cho người giúp đỡ tôi là ĐHY Giám quản hiện diện ở đây, được nhiều thành quả cho công cuộc rao giảng Tin Mừng tại thành phố đẹp đẽ này.
”Và giờ đây tôi muốn ban phép lành cho anh chị em. Nhưng trước tiên tôi xin anh chị em một ân huệ. Trước khi GM chúc lành cho dân, tôi xin anh chị em cầu xin Chúa chúc lành cho tôi. Kinh nguyện của dân, cầu xin Chúa ban phép lành cho GM của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng, anh chị em cầu nguyện cho tôi.
Sau cùng, ĐHY Tauran loan báo ĐTC ban phép lành với ơn toàn xá cho các tín hữu, cho Roma và toàn thế giới.
Vài dòng tiểu sử
ĐTC Jorge Mario Bergoglio thuộc dòng Tên, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires. Ngài gia nhập dòng Tên ngày 11-3 năm 1858 và theo học các môn nhân văn tại Chile và năm 1963 ngài trở về thủ đô Argentina, tốt nghiệp triết học tại Phân khoa triết tại Học viện San José. Trong hai năm từ 1964 đến 1965, ngài làm giáo sư văn chương và tâm lý tại Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thành phố Santa Fe, rồi sau đó tại Học viện Salvatore tại Buenos Aires.
Từ năm 1967 đến 1970 ngài học thần học và tốt nghiệp tại Học viện San Miguel. Ngày 13-12 năm 1969, thầy Bergoglio thụ phong linh mục lúc đã 33 tuổi. Rồi năm sau Cha làm nhà tập thứ hai ở Tây Ban Nha trước khi khấn trọng ngày 22-4-1973.
Cha Bergolio làm giáo tập, rồi giáo sư tại phân khoa thần học, trước khi làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina năm 1973.
10 năm sau đó, Cha Bergoglio sang Đức dọn luận án tiến sĩ . Năm 1992 ngài được Đức Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm GM Phụ tá tổng giáo phận Buenos Aires và 6 năm sau trở thành TGM giáo phận chính tòa của Giáo phận này. 3 năm sau, 2001, ngài được thăng hồng y.
ĐHY Bergoglio vốn là vị, theo báo chí, đã được nhiều phiếu nhất sau ĐHY Ratzinger trong mật nghị bầu Giáo Hoàng cách đây 8 năm.
Khi làm TGM giáo phận Buenos Aires, nổi tiếng là gần gũi dân chúng và sống khiêm nhường. Ngài vẫn thường đi xe bus, viếng thăm người nghèo, sống trong một căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn. Đối với nhiều người dân Buenos Aires, ngài thường được gọi bằng danh hiệu đơn sơ là ”Cha Jorge”.
ĐHY Bergoglio thiết lập các giáo xứ mới, chỉnh đốn các văn phòng hành chắnh, hướng dẫn các sáng kiến bảo vệ sự sống và bắt đầu các chương trình mục vụ mới, như thành lập một Ủy ban về những người ly dị. Trong Thượng HĐGM thế giới kỳ 10 hồi tháng 10 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng tường trình viên. Từ năm 2005 đến 2011 ngài làm Chủ tịch HĐGM Argentina.
ĐHY Bergoglio đã viết các sách và linh đạo và suy niệm, và cũng thường lên tiếng chống lại nạn phá thai, hôn nhân đồng phái.
Hồi năm 2010, khi Argentina trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên ban hành luật công nhân hôn nhân đồng phái, ĐHY khuyến khích các LM toàn quốc kêu gọi các tín hữu Công Giáo chống lại luật này vì nó làm thương tổn gia đình trầm trọng. Trước đó năm 2006, ngài cũng phê bình dự luật cho phá thai.
Đắc cử Giáo Hoàng
ĐHY Bergoglio đã đắc cử Giáo Hoàng trong lần bỏ phiếu thứ 5 tại mật nghị Hồng y tại nhà nguyện Sistina.
Theo nghi thức về mật nghị, sau khi HY hội đủ số phiếu ít là 2 phần 3 để đắc cử, ĐHY Giovanni Battista Re, 79 tuổi, là vị kỳ cựu nhất trong số các HY thuộc đẳng GM trong mật nghị, tiến đến trước mặt ĐHY và hỏi: ”Ngài có chấp nhận việc bầu ngài làm Giáo Hoàng chiếu theo giáo luật không?”. Sau khi ĐHY trả lời khẳng định thì ĐHY Re hỏi tiếp: ”Vậy ngài muốn được gọi bằng tên nào?” Đức tân Giáo Hoàng cho biết ngài chọn tên là Phanxicô.
Tiếp đến, Đức Ông Guido Marini, trưởng ban nghi lễ phụng vụ của ĐGH, cùng với một công chứng viên tông tòa và 2 chức sắc phụ tá khác với tư cách là nhân chứng, sẽ soạn văn kiện chính thức về cuộc bầu cử và tên hiệu của vị tân Giáo Hoàng.
Lúc đó các lá phiếu được đốt đi và máy xông khói trắng được dùng để báo hiệu cho toàn thế giới bên ngoài.
Đức tân Giáo Hoàng đi vào căn phòng nhỏ cạnh nhà nguyện Sistina quen gọi là ”Phòng nước mắt”. Tại đây đã có sẵn 3 bộ áo Giáo Hoàng theo 3 kích thước khác nhau, để Đức tân Giáo Hoàng thay đổi phẩm phục.
Rồi ngài trở lại Nhà nguyện Sistina để cầu nguyện với Hồng y cử tri, và các vị đến chúc mừng Đức tân Giáo Hoàng, hứa vâng phục ngài, rồi cộng đoàn cùng nhau hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Chúa.
Trước khi xuất hiện tại bao lơn Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng mới đã dừng lại tại Nhà nguyện Paolina để cầu nguyện chốc lát trước Mình Thánh Chúa.
G. Trần Đức Anh OP
http://www.youtube.com/watch?v=cdEa-xPgG9Y

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

ĐI MIỀN TÂY (1)

THĂM MIỀN TÂY, Ngày 13 tháng 03 năm 2013
                                               
Cầu Phú Mỹ

Kẹo dừa Bến Tre

Quán Võng
Cổng Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn
Tháp chuông nhà thờ GX.Cái Mơn
Sân Dòng MTG Cái Mơn
Nhà Nguyện  Dòng MTG Cái Mơn
Thăm hỏi một Quý Bà ( Sơ trên 80 tuổi)

TRÊN ĐƯỜNG ĐI VĨNH LONG  
Múi Sầu Riêng miền Tây
Qua phà Cổ Chiên, đôi bờ sông rộng

THĂM ĐAN VIỆN PHƯỚC LÝ

Phước Lý, ngày 11 tháng 03 năm 2013
Nhà nguyện
Khấn Đức Mẹ

Tạ Ơn Mẹ 
Nhà Dòng có bán  Đức Mẹ (bằng cây)

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

CÂY ĐÀN CỦA CHÚA


Ngày ấy có một nghệ sĩ đi tìm hứng sáng tác nơi ven đồi thanh vắng.
Ở đây gần một khu rừng, có chim hót líu lo từ lúc sương mai còn vương trên ngọn cỏ, những đài hoa vươn nở từng cánh nhìn thấy rõ và chúng khúc khích cười với nhau khi đám lá vừa thức dậy lao xao dập dụi . Nghệ sĩ bèn lấy đàn từ trong túi ra ứng khẩu vài câu hát.
Lũ con cái thiên nhiên không bảo, tất cả liền im phăng phắc lắng nghe tác phẩm.
Mà bởi sự lặng thinh của chúng  làm cho cảm xúc của nghệ sĩ bị đứt quãng, người buồn bã đút đàn trở vào túi, lang thang đi tiếp con đường nghệ thuật.
Ai bảo âm thanh gây xáo trộn ?
Ai bảo thinh lặng là tối cần ?
Tôi nói, chỉ sự hòa hợp giữa trời -đất -người với nhau mới là nguồn sáng tác tuyệt diệu và cao cả.
Ai có thể chơi đàn cách tài tình nhất ?
Ai có thể xướng lên những lời hoan ca say sưa nhất ?
Tôi nói, chỉ con người, khi cất tiếng hát những bài linh ca diệu vợi với hết tâm hồn biết ơn Thượng Đế.
Những thanh đới trong cổ  tôi, khi ngân lên giai điệu ngợi ca, toàn thể con người tôi trở thành cây đàn tuyệt diệu. Có khi lặng lẽ, có khi ngân dài, có lúc ồn ào, có hồi  rải tiếng, ru êm .....
Khi tôi viết một bài ca, các sợi dây đàn nằm im, ngóng đợi. Tất cả mong chờ, hy vọng.
Khi tôi cất tiếng hát, họa mi hòa giọng, hoa cỏ nhún nhảy và gió phất phới nhịp nhàng.
Còn hứng khởi phải là của Thánh Linh trong tôi.
Vậy ai gọi này nhạc sĩ, không, tôi chỉ xin được làm cây đàn cho Chúa tôi biểu diễn.
Người mới chính là Thần Khí tuyệt diệu. Người là Tác Giả.
Chính Chúa, Đấng tôi tôn thờ yêu mến thán phục, Người là Nguồn Nghệ Thuật nơi tôi.
Phần tôi, cây đàn của Chúa, hồn nhiên trong tay Người.
HT.