#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu nghiên cứu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu nghiên cứu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

NHẬN XÉT GỬI BÀI BIỂU TƯỢNG CON CÁ



ht. Rất cảm ơn mh. đã cất công đọc và gửi cho ht'blog mấy nhận xét cho bài BIỂU TƯỢNG CON CÁ ((tại đây). Kiến thức càng được sửa sai, gọt giũa, càng sắc sảo, tinh vi, chính xác. Mình mong những tấm lòng của Quý Bạn Đọc yêu mến mà góp ý cho ht.' như thế này. Cũng mong tác giả bài Biểu tượng con cá mình trích từ Nguồn gxđaminh.net, nếu có gì cần phản hồi, vui lòng cho biết  ý kiến. Xin cảm ơn.

Trích (gxđaminh.net):
"Ngày nay ai đến thăm hang toại đạo Callixtô tại Rôma, có thể thấy biểu tượng “con cá” đã có từ rất xa xưa. Có người nghĩ rằng : các tín hữu muốn họa lại 2 con cá và 5 chiếc bánh được nhân lên cho 5000 người ăn, hoặc bữa ăn với cá Chúa dọn cho các môn đệ, sau phục sinh, trên bờ hồ Galilê. Thực ra “con cá” được phổ biến trong giáo hội sơ khai dựa trên chữ con cá trong tiếng Hy Lạp là Ichthus."

Nhận xét ( mh.): 
Biểu tượng con cá được dùng trong giáo hội sơ khai, không hẳn là dựa vào chữ Ichthus trong tiếng Hy Lạp. Cá là một trong những thức ăn chủ yếu ở miền biển hồ Galilee, nhiều môn đệ của Chúa từng là người đánh cá. Trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giê-su, và sau khi Chúa sống lại, có nhiều câu chuyện liên quan tới cá, mà chuyện 2 con cá và 5 chiếc bánh là một trong nhiều chuyện đó. Sau đó trong thời kỳ Ki tô giáo bị bách hại trong các thế kỷ đầu tiên, các tín hữu đã dùng biểu tượng con cá để bí mật nhận ra nhau hoặc để truyền tin cho nhau. Cho nên thực ra thì biểu tượng con cá là dựa vào những sự việc xảy ra trong đời Chúa Giê su. Chữ Ichthus trong tiếng Hy Lạp chỉ có nghĩa đơn giản là cá, và sau này người ta mới giải thích các mẫu tự đó theo nghĩa "Iesous Christos Theou Uios Soter"

Trích (gxđaminh.net):
"Bảy ký tự này tổng hợp một danh xưng diễn tả khá đầy đủ về Chúa Giêsu. “IesousChristos Theou Uios Soter”, nghĩa là Giêsu Kitô - Con Một Thiên Chúa - Đấng Cứu Thế (Jesus Chirst, Son of God, Savior)."
Nhận xét:
- đó không phải là 7 ký tự, mà chỉ là 5 ký tự trong tiếng Hy Lạp "Iesous Christos Theou Uios Soter"
- các ký tự đó cũng không nói gì đến "Con Một Thiên Chúa", mà chỉ nói đến "Con Thiên Chúa"
Trích:
"Ta nhớ trong chuyện “Quo Vadis”, chàng Licinius nhìn thấy Lygia vẽ con cá trên mặt đất, đã đi tìm hiểu tôn giáo mới và trở thành kitô hữu."

Nhận xét (mh.):
- Quo Vadis là một tác phẩm văn chương đoạt giải Nobel, tuy có nhiều nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng cũng có vài nhân vật hư cấu. Lygia là một nhân vật hư cấu. Nhiều bộ phim đã được quay dựa theo quyển tiểu thuyết này. Em rất thích cuốn phim do Deborah Kerr đóng, coi hoài không chán. Tuy nhiên, khi mình đang nói chuyện đạo, chuyện có thật, thì có lẽ không nên viện dẫn câu chuyện của một nhân vật hư cấu để làm dẫn chứng cho chuyện thật!
- Licinius - đúng ra tên của nhân vật đó là Marcus Vinicius, là một nhân vật không có thật trong lịch sử.
mh.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

BIỀU TƯỢNG CON CÁ


ht. Một ngày gần nào đó, biết đâu con cái Chúa  chỉ có thể nhận ra nhau bằng biểu tượng !!!!

Biểu tượng con cá (Ichthus)
Ngày nay ai đến thăm hang toại đạo Callixtô tại Rôma, có thể thấy biểu tượng “con cá” đã có từ rất xa xưa. Có người nghĩ rằng : các tín hữu muốn họa lại 2 con cá và 5 chiếc bánh được nhân lên cho 5000 người ăn, hoặc bữa ăn với cá Chúa dọn cho các môn đệ, sau phục sinh, trên bờ hồ Galilê.
Thực ra “con cá” được phổ biến trong giáo hội sơ khai dựa trên chữ con cá trong tiếng Hy Lạp là Ichthus.
Bảy ký tự này tổng hợp một danh xưng diễn tả khá đầy đủ về Chúa Giêsu. “Iesous Christos Theou Uios Soter”, nghĩa là Giêsu Kitô - Con Một Thiên Chúa - Đấng Cứu Thế (Jesus Chirst, Son of God, Savior).

Ta nhớ trong chuyện “Quo Vadis”, chàng Licinius nhìn thấy Lygia vẽ con cá trên mặt đất, đã đi tìm hiểu tôn giáo mới và trở thành kitô hữu.
Tertulianô từng viết về bí tích rửa tội : “Chúng ta là những con cá nhỏ, theo hình ảnh của Ichthus, được sinh ra từ nước”.
(Nguồn : gxdaminh)


KHI VÀ RÔ


               

(Nguồn : gxđaminh.net)

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

BÀI THÁNH CA PHỤNG VỤ

Ban Hợp Xướng PIO X
ht. Khi ngồi Cafe Ca Đòan, nhiều lần mình nghe các bạn đặt ra những câu hỏi như : Những yếu tố nào  phân biệt một bài hát Đạo với một bài hát đời ? Hoặc, làm thế nào để nhận ra một bài Thánh ca khác với một bản tình ca ?Hoặc, than ôi, sao nghe bài này giống nhạc đời vậy, đây là Thánh ca đó sao ?
Xin mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để thấy rằng rất dễ dàng để nhận ra đâu là một bài hát được nhạc sĩ sáng tác để Ca Tụng Thiên Chúa và các bậc Thánh nhân Công Giáo mà chúng ta vẫn gọi là  THÁNH CA  PHỤNG VỤ đấy. 
Chân thành cám ơn Nhạc Sĩ Antôn TIẾN LINH đã dành nhiều thời gian quý báu để viết cho mảnh vườn nhỏ ht. tác phẩm nghiên cứu về Thánh Ca Phụng vụ đáng trân trọng này. Trong thời buổi dường như Thánh Ca đang bị lạm phát, đến nỗi người ta có thể nói đùa rằng ra đường gặp nhạc sĩ Công giáo, thiết nghĩ, bài viết mang tính chuẩn mực nghiêm chỉnh sau đây của Nhạc Sĩ Antôn Tiến Linh cần thiết lắm thay ! :
BÀI THÁNH CA PHỤNG VỤ

Antôn TIẾN LINH
1. Trước hết, ta phải hiểu rằng Thánh nhạc là thành phần của Phụng vụ và phải theo những quy luật của Phụng vụ. Giữa Thánh nhạc và Phụng vụ có sự liên kết mật thiết không thể tách rời. Có thể nói, Thánh nhạc là hiền thê của Phụng vụ. Quả vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy việc đàn hát trong Phụng vụ Thánh lễ tại các nhà thờ luôn là việc quan trọng và cần thiết. Nói đến đây, chúng ta phải giải nghĩa thế nào là Phụng vụ, thế nào là Thánh nhạc, rồi thêm vài ví dụ dẫn chứng… nó sẽ trở nên dài dòng không cần thiết, nên trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin nói đến vài vấn đề của bài thánh ca Phụng vụ mà thôi
2. Khi học về lịch sử Phụng vụ, chúng ta thấy Phụng vụ Rô-ma khởi đi từ Phụng vụ Do thái. Trong bất cứ lễ nghi nào, Phụng vụ Do Thái cũng có phần Phụng vụ Lời Chúa, và cốt yếu ở ba việc:
-Một chức sắc đọc bài Kinh Thánh: Cựu ước, Tân ước, phù hợp với lễ ngày hôm đó, kèm theo lời giải thích khuyên răn của vị chủ tế.
-Cộng đồng tín hữu cùng nhau hát Thánh vịnh thích hợp xen kẽ vào các bài đọc.
-Sau cùng chủ tế thay mặt cộng đồng dâng lên Chúa lời nguyện xin ơn, tạ ơn…
3. Cho tới bây giờ, bất cứ lễ nghi nào của Phụng vụ Rô-ma như lễ truyền chức thánh, lễ an táng, lễ hôn phối… cũng đều có phần Phụng vụ Lời Chúa bao gồm ba yếu tố như vừa nói trên. Xem đó ta có thể nói được rằng, cốt yếu của việc ca hát trong Phụng vụ Rô-ma là hát Thánh vịnh, tiếng La tinh gọi là Psallere, người Pháp gọi là Psalmodier. 
4. Hát Thánh vịnh là đọc những câu Thánh vịnh bằng bằng theo một dấu nhạc nào đó, theo nguyên tắc là mở đầu câu Thánh vịnh thì lên giọng, vươn lên đến dấu nhạc trụ, cuối câu Thánh vịnh thì xuống giọng, nên trong môn học về các hình thể Thánh nhạc mới có câu nói rằng hát Thánh vịnh là hát mà không phải là hát, đọc nhưng không phải là đọc. Vì thế cũng có tác giả cho rằng muốn nói cho đúng nghĩa tiếng Việt thì ta phải gọi là Tụng kinh, vì vấn đề thuộc phạm vi giáo khoa cùng với một số luật trừ nên chúng tôi không thể giải thích hết trong bài viết này.
5. Từ xa xưa, thông thường khi người ta nói đến hát Thánh vịnh thì ai cũng hiểu là hát Thánh vịnh theo Bình ca (Cantus planus), mà hát Thánh vịnh theo Bình ca thì có rất nhiều cung điệu, chúng tôi không thể nêu ra hết các cung điệu ấy trong bài viết này mà có thể tạm nói rằng, các cung điệu ấy căn bản được dựa trên bốn Modus của Bình ca là Modus Protus, Modus Deuterus, Modus Tritus và Modus Tetrardus. Có những cung đơn giản và những cung hoa mỹ, có những cung thường và những cung trọng thể, nhưng tất cả phải dựa vào một kiểu cách như đã nói ở số 4. Sau đây là ví dụ 8 cung thường của Bình ca dùng để hát Thánh vịnh:


 6. Sau này trong nghi lễ có thêm phần Phụng vụ thánh thể, nên việc ca hát có thêm phần đa dạng và phong phú hơn, nghi thức cử hành thêm phần long trọng, sinh động và trang nghiêm…
Thế nào là bài thánh ca Phụng vụ?
7. Khi ta nói bài thánh ca Phụng vụ thì phải hiểu là bài thánh ca đó được phép sử dụng trong Phụng vụ, hay nói cách khác là các bài hát hoặc bài đàn được dùng trong thánh lễ của Hội thánh Công giáo. Nói rõ ràng hơn, các bài hát bài đàn này phải được sử dụng đúng vị trí của động tác Phụng vụ trong nghi lễ của Hội thánh, ví dụ thông thường bài hát đáp ca thì phải dùng sau bài đọc thứ nhất, bài hát dâng lễ thì phải dùng lúc vị chủ tế dâng bánh rượu… Còn nếu một bài thánh ca mà xét thấy không phù hợp với một vị trí tác động của Phụng vụ thì bài thánh ca ấy không phải là thánh ca Phụng vụ, ví dụ như các bài ca được dệt nhạc trên một số bản kinh được đọc nơi chốn gia đình hoặc dùng để đọc trong các buổi hội họp khác mang tính đạo đức, hay những bài ca được sáng tác với mục đích giáo dục đức tin…
8. Vậy khi ta nói đến bài thánh ca Phụng vụ thì việc trước hết ta phải tìm hiểu xem thánh ca Phụng vụ gồm có những loại bài gì, hoặc là những tác động Phụng vụ trong nghi lễ Công giáo đã được Hội thánh chỉ dạy phải dùng những bài thánh ca gì và thuộc loại nào cho xứng hợp…
9. Từ rất lâu rồi, trong các nghi thức thánh lễ được cử hành tại Giáo đô Rô-ma, người ta chỉ dùng các sách hát như Graduale Romanum, Graduale Simplex, Liber Usualis, và được coi là các sách hát chính thức của Hội thánh Công giáo toàn cầu, từ đó ta thấy Thánh nhạc trong Phụng vụ thì có các bài ca mang:
- Hình thể Cung Đọc (Tonus) được chia thành hai loại: cung sách, dùng để hát những bài Thánh thư, Tin Mừng... kể cả bài Thương khó. Cung nguyện, dùng để hát những lời nguyện trong thánh lễ, hay trong các lễ nghi Phụng vụ khác, kể cả kinh Lạy Cha và kinh Tiền tụng...
- Hình thể Đáp ca (Responsorium) dùng hát đáp ca sau bài đọc 1.
- Hình thể Đối ca (Antiphona) dùng cho nhập lễ, dâng lễ và hiệp lễ.
- Hình thể Vịnh ca (Hymnus) cho các bài ca chúc tụng.
- Hình thể Bộ lễ (Missa) cho các kinh Xin Chúa thương xót, Vinh danh, Tin kính, Thánh! Thánh! Thánh!, Lạy Chiên Thiên Chúa, kể cả bộ lễ cầu cho người quá cố.
- Hình thể Tụng kinh (Psalmodium) dùng cho tất cả các loại trên mà bình ca (cantus planus) là mẫu mực.
10. Ngoài ra còn có các hình thể khác như Alleluiaticus dùng để hát sau bài đọc 2, và Sequentia (thường gọi là Ca tiếp liên) hát nối tiếp với Alleluiaticus. Mỗi hình thể đều có chỗ đứng của nó, đã được Giáo hội nghiên cứu, tiên liệu và chỉ dạy. Các yếu tố để một bài ca mang hình thể âm nhạc này hay hình thể âm nhạc kia thuộc phạm vi giáo khoa nên chúng tôi không trình bày ở đây.
11. Đối với Hội thánh Công giáo tại VN hiện nay, trong các nghi thức thánh lễ có phần đơn giản hơn so với các nghi lễ tại Giáo đô Rô-ma, và phần Phụng vụ Thánh nhạc theo đó cũng có phần uyển chuyển do các văn bản cho phép dùng để thay thế tại các Giáo hội địa phương… Tuy nhiên, những điều được nêu lên ở trên vẫn là chuẩn mực, là đúng đắn, là nghiễm nhiên xứng đáng với vị trí của nó và được thừa nhận trong Hội thánh; còn những gì dùng để tạm thay thế thì ta phải xem xét lại và cân nhắc với một vài chuẩn mực được đặt ra trước khi sử dụng, từ đó sinh ra vấn đề kiểm duyệt.
12. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại, mục đích thật của Thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu (Hiến chế Phụng vụ, số 112) nên “Huấn thị về âm nhạc trong Phụng vụ” được ban hành ngày 05.3.1967 đã chỉ dạy, khoản 4a: Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa nên phải biểu lộ sự thánh thiện (Sanctitas) và diễn tả được hình thức nghệ thuật cao (Bonitas formae).
13. Ta có thể diễn giải rõ ràng hơn như sau, các tác phẩm Thánh nhạc nói chung: 
a; Phải biểu lộ được sự thánh thiện trong lời ca, nghĩa là lời ca phải hợp với giáo lý Công giáo, và tốt hơn là rút ra từ Kinh Thánh và các nguồn Phụng vụ (HCPV, số 121). 
b; Phải biểu lộ được sự thánh thiện trong âm nhạc, thánh thiện do việc sử dụng cung điệu trang nghiêm phù hợp với vẻ tôn nghiêm của nơi thánh, phù hợp với vị trí của Phụng vụ, đặc biệt cung điệu càng giống Bình ca bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, tránh tuyệt đối những cung điệu tuồng kịch nhuốm màu lãng mạn trần tục…(Huấn thị “Để thi hành Hiến chế Phụng vụ” ra ngày 05.11.1970, số 3).
c; Phải biểu lộ được sự thánh thiện đi sát với Phụng vụ, “Thánh nhạc càng liên kết chặt chẽ với động tác Phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh bấy nhiêu” (HCPV, số 112). Như vậy phải dành ưu tiên cho những bài hát Thánh vịnh mà Hội thánh đã chỉ định từng phần cho mỗi lễ nghi Phụng vụ được in trong sách Graduale Romanum và Graduale Simplex (Qui chế tổng quát sách lễ Rô-ma, số 22, 26, 36, 56i). Hai cuốn sách hát này đã cung cấp cho ta đầy đủ bản văn Thánh vịnh bằng La ngữ, mỗi bài ca được được viết với một hình thể âm nhạc xứng hợp để hát vào lúc nhập lễ, đáp ca, alleluia, dâng lễ và hiệp lễ cho tất cả các ngày lễ và mùa lễ của năm Phụng vụ Rô-ma.
d; Phải biểu lộ được sự hoàn mỹ trong hình thức nghệ thuật cao (Bonitas formae), nghĩa là bài ca phải có cấu trúc, có trật tự, có hình thể hẳn hoi để đem lại một giá trị nhất định khi sử dụng trong Phụng vụ. Như khi đọc hai cuốn sách hát trên ta thấy những tác động Phụng vụ trong thánh lễ mang tính nghi thức kiệu rước thì dùng những bài hát mang hình thể đối ca, nói cho đủ là đối ca với Thánh vịnh của nó (Antiphona cum psalmo suo), dùng ở ca nhập lễ, ca dâng lễ và ca hiệp lễ. Sau bài đọc thứ nhất thì phải hát Thánh vịnh đáp ca (Psalmo Responsorium) theo đúng bản văn Thánh vịnh của ngày lễ hôm đó, nói một cách đầy đủ theo Việt ngữ là bài hát Thánh vịnh mang hình thể đáp ca (Responsorius) chứ không phải là một bài hát Thánh vịnh (hoặc ý Thánh vịnh) mang hình thể ca khúc (Canticum) mà chúng ta thấy khá phổ biến như hiện nay.
e; Phải biểu lộ được sự hoàn mỹ trong hình thức nghệ thuật cao, cũng có nghĩa là về âm nhạc phải đúng các qui tắc khách quan của kỹ thuật sáng tác, hòa âm, đối âm… chứ không phải do những mực thước hay quan điểm về nghệ thuật của cá nhân mình đề ra mà bỏ qua các qui tắc này.
f; Phải biểu lộ được sự hoàn mỹ trong hình thức nghệ thuật cao, cũng có nghĩa là về lời ca, ưu tiên trước hết phải là lời Thánh vịnh; hay ý tưởng lời ca bắt nguồn từ Thánh Kinh, khi vận dụng làm ca từ cho bài hát phải đúng luật văn phạm và ngôn ngữ. Tuy vậy, phải loại bỏ những lời ca trống rỗng hoặc vô nghĩa, hay những lời ca không thể diễn tả được chân lý trong đạo như Đức Pi-ô XII có viết trong thông điệp Mediator Dei, số 74: “Phải nghiêm chỉnh gọt giũa các tác phẩm nghệ thuật cho xứng với danh hiệu của chúng”
14. Như vậy, ta có thể trả lời câu hỏi thế nào là bài thánh ca Phụng vụ như thế này, trước hết tác giả của bài thánh ca đó phải là một Ki-tô hữu đích thực (Thông điệp “Kỷ luật về Thánh nhạc” số 24 và 25), bài thánh ca đó phải được tác giả có ý sáng tác để dùng trong Phụng vụ (Thông điệp KLTN số 18,19,20,21) và phải được gắn liền với một trong số các hình thể âm nhạc Phụng vụ được đề cập ở trên. Còn về lời ca phải đúng với bản văn của Sách Lễ Rô-ma hoặc các bản văn của các sách hát chính thức của Giáo đô Rô-ma như đã nói trên.
15. Nói đến đây chúng ta sẽ cảm thấy như để có một bài thánh ca Phụng vụ theo đúng nghĩa của nó có vẻ khó khăn và hạn chế với nhiều ràng buộc. Quả thật như vậy, nhưng không hoàn toàn như thế nếu mỗi nhạc sĩ Thánh nhạc được học hành một cách nghiêm túc và có bài bản. Từ sự thông hiểu về giáo lý Công giáo và kiến thức âm nhạc, mỗi nhạc sĩ sẽ khám phá được những điều phù hợp trong sáng tác.
Bài thánh ca loại nào mới phải được kiểm duyệt hoặc không cần phải kiểm duyệt trước khi sử dụng trong Phụng vụ?
16. Ta biết rằng những bài hát mà ta gọi là đối ca nhập lễ và đối ca hiệp lễ (phải được hiểu là đối ca với Thánh vịnh của nó) được ghi trong sách Graduale Romanum hoặc Graduale Simplex luôn là sự chọn lựa trước hết. Theo QCTQ sách lễ Rô-ma, khoản số 26 và 56i thì cho phép “… dùng bản hát nào khác phù hợp với cử hành Phụng vụ, với tính chất của ngày lễ hay mùa Phụng vụ. Bản văn bài hát này phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận”. Nghĩa là nếu dùng bản văn khác với bản văn được ghi trong 2 cuốn sách trên thì buộc lòng phải được kiểm duyệt trước khi đem ra sử dụng.
17. Đối với Huấn thị về Âm nhạc trong Phụng vụ, xem ra có phần dễ dãi hơn với khoản 32 ghi rằng: “Tại một vài nơi được đặc quyền, người ta thường dùng những bài hát khác thay thế các bài ca nhập lễ, tiến lễ và hiệp lễ trong sách Graduale. Có thể giữ như thế tùy phán quyết của Đấng bản quyền địa phương, miễn là những bài hát đó hợp với các phần trong thánh lễ và ngày lễ, cũng như mùa Phụng vụ. Thẩm quyền địa phương phải phê chuẩn lời ca những bài hát đó”. Đối với Thánh nhạc Việt Nam thì hầu hết các bài ca thay thế đều là những ca khúc.
18. Về ca khúc, trước đây người ta nói một cách đầy đủ là “ca khúc bình dân tôn giáo” bởi chữ Canticum populares religiosi, sau này Hiến chế Phụng vụ chỉ gọi là Cantiunculae populares (số 112). Các bài thánh ca mang hình thể ca khúc cũng được khuyến khích sáng tác, các ca khúc này làm cho đời sống Ki-tô hữu thấm nhuần tinh thần tôn giáo và nâng cao tâm hồn tín hữu, các ca khúc này phải được áp dụng theo những quy luật ở số 13-15 (Thông điệp Kỷ luật về Thánh nhạc). Nó thường chiếm vị trí riêng trong mọi dịp lễ Ki-tô giáo, nơi cộng đoàn hay tại gia đình, trong hay ngoài nhà thờ, và chỉ được sử dụng trong Lễ nghi Phụng vụ một cách đôi khi có thể chứ không phải thường xuyên như nhiều nơi đang làm. (HT. Thánh nhạc và Phụng vụ, chương 3).
Muốn được điều này các ca khúc đó phải :
- Đúng Giáo lý Công giáo
- Dùng ngôn ngữ dễ hiểu, lời lẽ không rườm rà, câu văn không trống rỗng...
- Một loại âm nhạc đơn sơ, dù vắn và dễ, cũng phải có một cái gì trang nghiêm xứng đáng.
- Được các Đấng bản quyền cẩn thận canh chừng và phê chuẩn.
19. Như vậy ta có thể nói, tất cả các bài hát thánh ca mang hình thể ca khúc đều cần phải được kiểm duyệt trước khi sử dụng trong Phụng vụ. Thông thường mỗi Giáo phận, dưới quyền Đức Giám mục sẽ có nhóm phụ trách kiểm duyệt nếu thấy không có gì ngăn trở, một vị Censor Librorum sẽ xác nhận "Nihil obstat" rồi đệ trình lên ĐGM ký phê chuẩn.
20. Những bài hát được viết trong một hình thể âm nhạc khác, ví dụ như bài hát mang hình thể đáp ca được dùng sau bài đọc một, với cung điệu dễ hát và âm nhạc tuân thủ các qui luật khách quan của nghệ thuật, còn lời ca lấy nguyên vẹn từ Thánh vịnh (không phải là ý Thánh vịnh), thì không cần phải kiểm duyệt. Bởi lẽ một tác phẩm Thánh nhạc trong đó có bản văn là Thánh vịnh được sắp đặt trong một hình thể âm nhạc rõ ràng, nghĩa là nó đã có một trật tự trong suy tính, và chắc chắn bản thân nó đã có một giá trị nhất định, chúng ta có thể sử dụng mà không cần phải thông qua Đấng bản quyền địa phương. Ví dụ bài đáp ca với Thánh vịnh 22 sau đây, lời ca được lấy nguyên vẹn từ Thánh vịnh, còn phần âm nhạc thì có cấu trúc tác phẩm đã được sắp đặt theo đúng hình thể đáp ca. Phần xướng các câu Thánh vịnh của một xướng viên được dựa theo cung hát Thánh vịnh đơn giản thứ 6 của Bình ca; vì hát Thánh vịnh theo lối Bình ca thường ngâm nga ở một dấu trụ, nhưng tiếng Việt có 5 dấu và 6 giọng nên chúng tôi phải dùng 3 dấu trụ để mong thể hiện rõ được ngữ nghĩa của ca từ. Về phần hòa âm thì không sai luật, dòng ca giới hạn trong một âm vực tầm tiếng vừa phải, nhịp điệu của câu đáp đơn giản dễ hát cho đại chúng, mọi người đều có thể hát được dễ dàng… Vậy bài Thánh vịnh đáp ca này đã hội đủ các điều kiện cần thiết nên không cần phải kiểm duyệt nữa!



21. Đối với âm nhạc: để hiểu được hình thể âm nhạc các loại buộc lòng chúng ta phải học cho biết các cách thức và lối viết bài đòi hỏi, để làm đúng những qui tắc khách quan về chuyển động móc nối của kỹ thuật hòa âm và đối âm chúng ta cũng phải học hành và thực tập cách kiên trì… chúng ta không nên dùng lý lẽ tác phẩm nghệ thuật thì tự do trong phạm trù này.
22. Đối với lời ca: tốt nhất là dùng Thánh vịnh hoặc lời ca lấy từ Kinh thánh. Không nên dùng những lời ca mang nặng tâm tình cá nhân, hoặc sáo rỗng, trần tục… cũng cần phải học hỏi nghiêm túc về Kinh thánh và Giáo lý Công giáo, kể cả thơ ca, để qua đó chúng ta vận dụng được một bản văn phù hợp với giáo lý đức tin và với hình thể âm nhạc nữa.
23. Ngay tại Vatican, tuy dưới quyền là một Hiệp hội Cecilia gồm rất đông đảo các nhạc sĩ, Ủy ban Thánh nhạc cũng chỉ có ba vị là Chủ tịch, Phó chủ tịch và tổng thư ký, nhưng đâu có bao giờ những vị này phải bận tâm đến công việc phê chuẩn hay kiểm duyệt. Hầu hết các tác phẩm sáng tác đều được Hiệp hội in ấn và sử dụng rộng rãi, bởi lẽ các nhạc sĩ này đều đã được học hành bài bản từ trường lớp hẳn hoi, nên tác phẩm của họ không bao giờ có vấn đề gì rắc rối hoặc sai phạm về âm nhạc mà phải xem xét lại. Còn lời ca thì lấy từ Thánh vịnh và các nguồn Phụng vụ trong Thánh kinh thì đâu còn gì là sai lệch.
24. Hơn nữa, việc phê chuẩn hay kiểm duyệt chính ra cũng chỉ là công việc nhận xét xem tác phẩm đó, nhất là lời ca có gì ngăn trở hoặc sai lạc với Kinh thánh và Giáo lý Công giáo không? Chứ không có chức năng chỉnh sửa tác phẩm như đã nói ở số 19. Còn hình thể âm nhạc hoặc các kỹ thuật âm nhạc thì các nhạc sĩ phải cam đoan là không được phép sai trái rồi, đó là điều mặc nhiên, nếu người nhạc sĩ được học hành tử tế và có lương tri thì đâu có thể đợi người khác vạch các lỗi sai trên tác phẩm của mình được! 

Antôn Tiến Linh 17.2.2014
---------------------------------------------------------------------
Chú thích : Ảnh trong bài trích từ nguồn :  Ban Hợp xướng PIO X.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

ĐỨC THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

     
  Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
TÁC PHẨM, TÁC GIẢ NGƯỜI DỊCH THƠ
Ngày 27 Tháng 04, Năm 2014 sắp tới đây, Hội Thánh sẽ tôn phong hiển thánh cho Đức Thánh Cha Gioan Phao Lô Đệ Nhị. 
 Con người, cuộc sống, lòng đạo đức, thánh thiện, nhân cách, tinh thần làm việc và cách lãnh đạo Giáo hội của ngài... Cả thế giới đã rõ, đã biết, đã tường tận, nhất là lòng kính trọng, khâm phục, ngưỡng mộ và kính mến, không những thế mà còn rung cảm thương cho cuộc đời của ngài từ khi còn là một cậu bé mồ côi mẹ, rồi lớn lên đi lao động, đi quân dịch, cũng mang ba lô,  đội nón sắt... hiên ngang bảo vệ quê hương. Hết nghĩa vụ quân ngũ, ngài lên đường theo tiếng gọi lương tâm, vào chủng viện đi tu, làm linh mục, giám mục, hồng y, làm giáo hoàng và giờ đây, ngài đang chuẩn bị làm thánh cho chúng ta. Cả loài người thiên hạ sẽ gọi và tuyên xưng ngài là Thánh Nhân. 
 Bắt đầu năm phụng vụ 2015 và mãi đến suốt đời, Hội Thánh Công Giáo sẽ có và dành riêng một ngày đặc biệt trong năm, và Giáo hội khắp nơi trên Hoàn vũ sẽ mừng lễ kính vị Thánh Gioan Phao Lô II này trong ngày đó.
 Nói và viết về ngài, có lẽ với tôi và cả với bạn nữa sẽ rất dè dặt, vì quả thật ngôn ngữ giới hạn của chúng ta không đủ để diễn đạt trong khi sự nhân đức và thánh thiện của ngài thì quá bao la và cao cả. Có nhiều người đã nói, đã viết về ngài, về vị thánh sống từ khi ngài còn nơi dương thế. Vâng, cả thế giới này đã thực hiện và làm những điều đó mỗi ngày ròng rã suốt gần bốn mươi năm qua bằng nhiều hình thức qua các phương tiện truyền thông và báo chí, trên các trang mạng kể từ khi ngài được bầu làm giáo hoàng năm 1978 rồi mãi đến khi ngài qua đời, và vẫn còn khơi dậy cho đến hôm nay. Tôi tin tưởng ảnh hưởng của ngài sẽ còn rộng lớn hơn trong tương lai và sẽ mãi mãi trong dòng chảy của kiếp nhân sinh. 
Thánh nhân Gioan Phao Lô Đệ Nhị đã đi vào lòng lịch sử của Thế giới, của Giáo Hội Công Giáo và bất biến trong lòng kính yêu, trong mỗi trái tim của người tín hữu hiện diện khắp nơi trên quả địa cầu này.
 Tuy nhiên, có lẽ bạn và tôi sẽ không biết đến về một lĩnh vực rất riêng của ngài mà theo Đức Cha Giáo Phận Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt nghiên cứu và tìm hiểu rằng, Ngài là một trong bảy nhà thơ lớn của nền văn học nước Ba Lan. Và nếu hôm nay không có Giáo sư Phanxicô Lê Đình Thông, một học giả có tiếng tăm tại Pháp nói riêng và Hải Ngoại nói chung đã khổ công nghiên cứu, chuyển ngữ, rồi dịch thơ của thánh nhân lại bằng tiếng Việt Nam của chúng ta, một ngôn ngữ mẹ đẻ rất gần gũi bên cạnh như hơi thở, như cơm với cá, như mẹ với con, thì có thể tôi chưa biết trọn vẹn đến ngài.
 Qua tập thơ của Đức Thánh Cha Gioan Phao Lô II đã được vị giáo sư này dịch lại mà tôi nhận được từ một anh nhạc sĩ bạn. Tôi lắng đọng tâm hồn để đọc từng chữ, từng câu, từng ý tưởng và lần lượt từ bài này qua bài khác. Dòng thơ ấy đã lôi cuốn tôi vào một tri thức của chữ nghĩa và của văn chương, dẫn tôi đến bến bờ không phải là sự trừu tượng mà thực thể cho tôi được cảm, được nhận và biết thêm về cuộc sống đời thường với tình cảm sâu kín rất thật, rất giản dị nơi con người của thánh nhân.
 Bài thơ "Mẹ Ơi" (Trích đoạn I) của ngài. Qua một góc nhìn với một lăng kính giới hạn nào đó, tôi thấy được tình cảm của ngài đối với người mẹ của mình, một thứ tình cảm luôn dạt dào nhưng luôn khắc khoải và lắng sâu. Ngài không thể che dấu niềm đau vật vờ và nỗi chua xót thiếu thốn người mẹ trong đời sống.
 Chúng ta có thể tưởng tượng và nhìn ra được cuộc đời đơn côi của một đứa bé bị mất mẹ, với những tháng ngày ngỏ vắng, dại khờ, với lờ mờ sớm trưa mà ngài phải gánh lấy trong quãng đời thơ dại đó. Tựa đề bài thơ này chỉ vỏn vẹn có mỗi hai chữ "Mẹ Ơi". Vâng, chỉ có hai tiếng giản dị đó thôi cũng đủ cho chúng ta thấy được sự khao khát tình mẫu tử nơi ngài, khao khát của môt đứa bé luôn cần có mẹ bên cạnh  để được chở che và vỗ về, được gọi "mẹ ơi" bất cứ khoảnh khắc nào trong đời sống từ khi bé thơ và thậm chí đến khi đã khôn lớn. Nhưng quả thật, ngài đã bất hạnh vì không được gọi hai tiếng thiêng liêng đó. Hai tiếng gọi đầu đời trên môi của em bé mà không một ai hướng dẫn, không một trường lớp nào dạy dỗ, chỉ bảo. Chỉ có Thượng Đế mới gắn chặt tình mẫu tử thiêng liêng đó ngay từ những giây phút phôi thai khi đứa bé được thụ thai, rồi nên hình, nên dạng trong dạ lòng của người mẹ. 
 Tôi nghĩ rằng: hơn ai hết, dịch giả Giáo sư Lê Đình Thông đã thẩm thấu và cảm nhận điều sâu xa về cuộc đời thiếu thốn tình mẫu tử của thánh nhân, để chọn và dịch lại hai tiếng "Mẹ Ơi" rồi đặt tên làm tựa đề cho bài thơ này. 
 Hãy điểm qua một vài câu thơ của ngài được chuyển ngữ và dịch thơ lại sau đây: "Dòng đời trôi nổi bấp bênh, qua bao năm tháng lênh đênh nổi sầu. Mẹ tôi mất cũng đã lâu, làm sao quên được niềm đau vật vờ...." Thế đó! Ôi tình cảm thật chân thiết đã in sâu vào tâm trí, trong tiềm thức của ngài mà khi đọc qua, có lẽ chúng ta không ngăn chặn được cái nghèn nghẹn co thắt đâu đó trong tim, và có thể giọt lệ đang làm ta cay mắt và chực ứa trào. Chưa hết, bài thơ "Hoa Trắng" cũng là một kiệt tác về văn chương nhưng cũng rất đậm sâu về tình cảm mà tác giả đã diễn tả như tiếng kêu rên rỉ âm thầm, xót đau trong lòng của một đứa bé mất mẹ. 
 Bài thơ Hoa Trắng này đã thật sự dẫn đường tôi đến để nhìn thấy ngôi mộ của mẹ thánh nhân. Tôi tin chắc ngôi mộ này rất đơn sơ và có thể lót đá hoặc quét vôi trắng nằm chênh vênh, đơn độc ở một góc chân trời nào đó mãi tận nước Ba Lan. Bài thơ này đã cho tôi cảm nghiệm thêm nổi buồn, xót xa, qua những năm tháng trong từng giây phút trống vắng, lạc lõng, đơn côi giữa dòng đời mà thánh nhân đã đối diện và sống trong hoàn cảnh mất mẹ từ khi ngài còn rất nhỏ bé, khoảng tám chín tuổi nếu người viết nhớ không lầm. 
 Tôi đây cũng đã mất mẹ, mới mất cách đây bốn năm thôi và mất khi tôi đã là năm mươi tuổi. Vâng, năm mươi tuổi mà mất mẹ thì cũng xem như đã vững chân đứng trong dòng đời ngược xuôi, tự lo và xoay xở và tự sống còn về thể lý. Tuy nhiên và mặc dù thế, trong tôi vẫn luôn cảm nhận được sự đau xót, thương tiếc, đơn côi, bơ vơ, lạc lõng đến thế nào ấy, nhất là khi tôi thất thểu bám sau quan tài để tiễn đưa mẹ tôi xuống lòng huyệt. Dòng lệ và dòng suy tư đã làm tôi ý thức được là kể từ nay tôi sẽ không còn mẹ trong cuộc đời, sẽ không bao giờ được gần bên mẹ, được gọi tiếng mẹ ơi khi cần đến, khi đau khổ hay hoạn nạn để được mẹ ủi an, khi hạnh phúc hay khi sướng vui để kể cho mẹ mừng, khi thất bại hay công thành danh toại để chia sẻ với mẹ... Với những cảm nhận chia ly và mất mát của tôi đó, thì huống gì sự đau đớn, chua xót và đơn côi đối với một đứa bé mới lên tám tuổi thì niềm đau sâu thẳm đến chừng nào ? Làm sao và có thể đứa bé tự định hướng được trong cuộc đời ?.
 Những đau xót và thương tiếc của thánh nhân được diễn tả qua các vần thơ trong bài Hoa Trắng, đã thật sự dao động trong tâm hồn tôi, đã làm tôi phải chảy nước mắt khóc thương nhớ đến mẹ của tôi mà giờ đây ngôi mộ và thân xác của mẹ cũng đang nằm cô quạnh dưới lòng đất lạnh: "Mẹ tôi mộ đá trắng ngần, nở bông hoa trắng xoay vần đời con. Vành tang mất mẹ mỏi mòn, bao năm xa cách một lòng nhớ thương. Mẹ tôi mộ trắng xót thương, tình yêu hoa trắng còn vương cõi trần, Mẹ tôi mộ vắng vấn vương..." (Bài thơ Hoa Trắng).
 Hãy dành thời gian để đọc hai muơi lăm bài thơ của ngài, rồi thả dòng suy tư về đời sống và con người của thánh nhân. Ngoài các nhân đức và đời sống thánh thiện, ngài còn có lòng đặc biệt yêu quê hương và đất nước của mình. Có hai câu nói mà ngài đã nói và đã để lại cho chúng ta thấy được lòng yêu nước, yêu quê hương, thương giống nòi thật mãnh liệt ở trong trái tim của ngài. 
 Trong thời gian làm Giáo hoàng, ngài đã thẳng thắn và can đảm nhưng rất chân thành bày tỏ lòng yêu nước của mình. Ngài nói: "Dù là một vị Giáo hoàng, nhưng tôi vẫn có trái tim để yêu quê hương và đất nước của tôi".  Ngài còn khẳng định lòng yêu quê hương và muốn bảo vệ cho đồng bào dân tộc của mình qua câu nói sau đây:  "Tôi sẽ cởi áo giáo hoàng để về bảo vệ và chiến đấu nếu Liên xô hay một quốc gia nào đó tiến quân xâm lược đất nước tôi".  
 Ngày đắc cử ngôi vị Giáo hoàng và đứng trên ban lơn, ngài cất tiếng chào mừng và chúc bình an cho mọi tín hữu. Ngoài lời chào mừng và chúc bình an đó, ngài đã dùng một đoạn ngắn của Thánh Mathêu trong Phúc âm để nói với dân chúng: "Các con đừng sợ !" Một câu nói ngắn ngủi ấy thôi, thế mà sau này đã làm tan rã các thế lưc tà quyền và những mưu mô của thế tục.  Vì "Các con đừng sợ" nên người dân Đông Đức đã mạnh dạn hiên ngang đứng dậy dùng búa thẳng tay phá sập bức tường ô nhục Bá Linh năm 1989 để vượt qua Tây Đức tìm  lại bà con, gia đình, tìm lại tự do mà sau bao nhiêu năm nằm sợ sệt vì phải bị bức tường ngăn cách dòng máu lưu thông trong huyết quản từ một người Mẹ chỉ vì ý thức hệ và lòng tham bá chủ của những đứa con cứng đầu, ngổ nghịch, tham lam và khó dạy ! "Các con đừng sợ", ngài cũng đã lập lại một lần nữa trong kỳ Đại Hội Giới Trẻ như để nhắc nhở những thế hệ trẻ sau này đừng sợ mà hãy mạnh dạn chiến đấu với nền văn hóa của sự chết, văn hóa của bóng tối và của tội lỗi...
Lòng yêu quê hương và đất nước của ngài có thể diễn tả qua người diễn viên nơi sân khấu cuộc đời "Quanh ta có biết bao người, tác phong chín chắn nói cười thong dong. Ta như thác nước xuôi dòng, mà không hổ thẹn tấm lòng sắt son..." (Bài thơ Diễn Viên).
 Dù là một vị Giáo hoàng cao trọng, nhưng tôi nghĩ ngài rất gần gũi với người chân lấm tay bùn, người thấp cổ bé miệng. Từ người lao công của hầm mỏ, đến những công nhân lao động chân tay như: xẻ đá, đục, gõ, cưa, bào, và những giọt mồ hôi. "Dùng bàn tay chai đá nứt làn da. Giơ búa cao đập tan bao tảng đá. Đá chẻ ra bao ý nghĩ mặn mà. Nhờ chịu khó ta làm nên tất cả..." Vâng, thơ hay mà người dịch thơ cũng tuyệt vời và khéo léo. Nhưng hình như chúng ta đang nghe có tiếng thở dài mệt nhoài và thấy những giọt mồ hôi nhễ nhãi, lấm tấm trên khuôn mặt và ướt đẫm trên chiếc áo lao động của ngài. "Người thợ điện nghỉ ngơi cơn gió mát, xẻ non cao đào sông rạch xa gần. Bác nông phu phơi lúa chín ngoài sân, bầy con nít nắm tay nhau ca hát..." (Bài thơ Xưởng Thợ). 
Gần gũi nhất là tác giả vẽ cho ta một bức tranh, trong đó có hình ảnh sống động của bác nhà nông, con trâu với đồng lúa, với ánh sáng mặt trời đang chiếu dọi trên đồng ruộng. Cho ta thấy bác phu đang cầy cấy mà có thể bác phu đó cũng chính là ngài với những mong ước rất chi là bình thường và giản dị... Sự mong đợi từ những cây mạ non khi vừa ươm xuống lòng ruộng, rồi từng ngày chăm bón ngóng chờ được nẩy mầm, niềm sung sướng khi thấy lúa trổ đòng đòng, thỏa lòng khi được mùa gặt bội thu, hát câu ca vang trên con đường đê, khấp khởi hân hoan kê vai quẩy gánh thóc về. 
Hãy nhìn vào bức tranh, để thấu và cảm nhận được lòng ngóng trông của bác nhà nông: "Ánh mắt nào con mong còn đợi, mau đến mùa lúa mới đơm bông. Cấy cầy vất vả nhiều công, mong sao mưa thuận, cầu mong gió hòa..." (Bài thơ Mùa Lúa Mới).   
 Tôi nghĩ thánh nhân khi đương thời đã có cái nhìn rất thực tế về Nhân Sinh Quan. Ngài không bao giờ bi quan mà luôn có tinh thần lạc quan trong mọi tình huống nơi đời sống. Đặc biệt nơi ngài là sự quan tâm đến những người chung quanh và lòng xót thương khi gặp người bị nạn. 
 Nếu giả sử ngài không phải là vị giáo hoàng mà tôi chỉ biết và tìm hiểu sau khi đọc các vần thơ, tôi sẽ thấy nơi ngài có lòng thương người và rất quan tâm những ai bên cạnh dù thời gian eo hẹp và dù có bận rộn trong đời sống. "Tâm trí ta mệt nhoài tim bấn loạn, khu phố đông người qua lại vội vàng. Lời dặn dò nghe đó đây loáng thoáng, chớ bỏ qua rồi ra sẽ muộn màng..." (Bài thơ Tiếng Thầm).
 Trong cuộc sống và dòng đời vội vã, có lẽ bạn và tôi không dành thời gian nhiều để quan tâm người bên cạnh, mà thật ra người nào cũng có liên quan trong đời sống của chúng ta bằng cách này hay cách khác. Từ người láng giềng, hàng xóm đến những bạn bè, những người Thầy, người Cô dạy dỗ ta, những người cùng mang một dòng máu đỏ da vàng, thâm chí đến những người thân trong gia đình... thử hỏi có mấy khi ta mở lời chào và thăm hỏi hay quan tâm đến đời sống và sức khỏe của họ thật lòng ? Xã hội và môi trường bây giờ có xu hướng về chủ nghĩa cá nhân, họ không còn cái xót thương và lòng trắc ẩn khi gặp người bị hoạn nạn hay thiếu may mắn trong đời sống, thậm chí nghoảnh mặt hay vô tâm để rồi phải sảy ra "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" (Nguyễn Du).
 Cách đây không lâu bên nước Trung Quốc, có một em bé bị xe cán và bị thương khá nặng khi băng qua đường. Biết bao người qua lại đã nhìn thấy em bé tội nghiệp đang nằm dẫy dụa với các vết thương, nhưng tất cả đều vô tâm mặc dù con phố luôn tấp nập và đông người. Có lẽ vì bận rộn chạy cho kịp cuộc sống để rồi không một ai chịu cúi xuống ra tay giúp đỡ hoặc đưa em bé đi bệnh viện, hoặc băng bó vết thương cho em. Cuối cùng vì kiệt sức bởi máu ra quá nhiều và em đã nhắm mắt lìa trần chết tất tưởi một cách thê thảm và oan uổng. Khi chết rồi, xác em cũng nằm trên góc con phố đó đến chiều tối cũng không có một ai màng đến.  
Em nhắm mắt lìa trần nhưng có mở được mắt lương tri cho những người dân cùng mang dòng máu với em trên con phố nào đó ở bên Trung Quốc ? Em nhắm mắt chết tất tưởi, nhưng tôi tin em đã mở mắt loài người trên thế giới để họ nhìn thấu rõ những con người đó đã đánh mất hết lương tâm, chai lì lòng trắc ẩn, coi thường tình người, mất tính nhân bản mà hậu quả là do sự nhồi nhét một thứ chủ nghĩa lạc hậu, lỗi thời, một thứ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân.
 Nếu bạn lên youtube mà người Việt Nam đã đưa lên. Hãy mở xem những cảnh người lớn đánh nhau trên đường phố, trong trường học với các học sinh, thậm chí các học sinh nữ. Biết bao người đứng xung quanh chỉ để xem mà không hề chịu vào để can ngăn và giúp kẻ yếu được thoát nạn. Họ quá dửng dưng như thể con tim và lương tâm của họ không còn một chút xót thương và rung cảm của đồng loại. 
Hãy nghe lời khuyên của thánh nhân: "Đừng nhìn nhau vẻ hời hợt bề ngoài, đến bên nhau trong sâu lắng khôn nguôi..." (Bài thơ Tiếng Thầm) 
 Vì chủ nghĩa cá nhân đã che lấp cái tình nghĩa con người, xem vật chất là trên hết. Văn hóa của bóng tối và văn hóa của sự chết đã làm tắt nghẽn dòng máu loài người, bóp chết trái tim biết rung cảm và xót thương, đóng cửa và nhốt lý trí lại nơi hàng rào trong bức tường ích kỷ, làm cho kém đi sự nhận thức và lu mờ để không còn có khả năng biết được những "cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới". Hậu quả là biết bao cảnh đau lòng sảy ra trên thế giới từ chiến tranh chết chóc, khủng bố, đánh bom tự sát, nạn bạo hành trong gia đình, học trò đánh thầy, bác sĩ thủ tiêu bệnh nhân xuống sông vì lỡ làm chết để che dấu bởi cách chữa trị hời hợt và thiếu lương tâm. Các tệ nạn, cướp bóc, giành giựt, hỗn loạn, đảo lộn mọi thứ trong đời sống. Tất cả điều đó cũng phát xuất từ các chủ nghĩa nói trên và xem thường cung cách giáo dục ở các nhà trường từ đức dục, trí dục, luân thường đạo lý, nhân lễ nghĩa trí tín, lòng đạo đức, tính thương người... 
 Có lẽ thánh nhân đã nhìn thấy một xã hội, một thế giới băng hoại đó nên ngài mới viết ra những lời tâm huyết để mời gọi và nhắn gửi đến chúng ta, nhất là nhắn gửi đến các bạn trẻ: "Các bạn trẻ tìm đường bước tới. Đường loanh quanh trăm lối về đâu. Biết chăng muốn bước qua cầu. Con đường chính đạo nhiệm mầu trong tâm..." Ôi thật là thâm thúy và nhiệm mầu ! (Bài thơ Đường Sáng).
 Bạn đọc mến,
 Như đã nói từ đầu, tôi chỉ muốn đề cập đến một góc cạnh trong lăng kính rất giới hạn của ngôn ngữ, và chỉ vỏn vẹn những vần thơ mà tôi cho đó là cái nhìn rất Nhân Sinh Quan trong đời sống đời thường của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II.  Những bài thơ, vần thơ tôn giáo, đạo đức, tu đức... của thánh nhân mà Giáo sư Lê Đình Thông cũng đã chuyển ngữ và khéo léo dịch thơ lại rất ý nghĩa và thanh thoát... Tôi không dám luận bàn hay phân tích, nhưng sẽ đọc mãi để cảm hóa lòng đạo đức của mình. 
 Trong tri thức và những gì là của ngài, cũng huyền nhiệm và cao cả. Từ cuộc sống đời thường nơi dương thế, đến khi ngài làm giáo hoàng, bị ám sát với bốn viên đạn xuyên qua ngực nhưng không chết, và thậm chí ngay cả thời gian mà ngài qua đời trong những ngày lễ Phục sinh và kính Lòng Thương Xót Chúa, cũng nằm trong sự huyền nhiệm đó, mà hễ điều gì, cái gì đã là huyền nhiệm thì con người và khoa học cũng không thể giải thích và chứng minh được. 
Xin bạn hãy nhắm mắt suy luận để thấy rõ hơn những gì tôi vừa đề cập. 
Vâng, tất cả nơi ngài là huyền nhiệm và cao cả đối với tôi. 
 Tôi xin mời bạn hãy đọc những vần thơ đó sớm có thể. Khi đọc những vần thơ đó là chính bạn đang thực sự cầu nguyện. Nội tâm và trí đoán của bạn một cách nào đó đang siêu thoát và có thể đang chạm đến Đấng Thượng Trí. 
 Trong tri thức và lòng đạo đức của ngài, trong tâm tình và văn chương phong phú, kiệt tác, xuất chúng của ngài trải dài trên những vần thơ đó, đích thật là huyền nhiệm nhưng giãi bày, thanh thoát nhưng tình cảm, cao sâu nhưng gần gũi, triết lý nhưng thực tế, có thể sờ mó được, nhất là tấm lòng tình cảm chân chất của ngài đối với mẹ hiền, với quê hương và với nhân thế. 
 Cuộc đời trải dài tám mươi lăm năm của ngài nơi dương thế, đã để lại biết bao điều thánh đức và gương sáng, về đời sống mục tử và chứng nhân. Nhân thế cũng đã để lại lòng thương mến, kính yêu, trân quí mà người người khắp nơi trên thế giới luôn hướng về Tòa thánh nơi căn phòng có ánh sáng lọt qua cửa sổ trong những đêm ngài hấp hối, rồi tiếng khóc vỡ òa khi tin ngài qua đời. Cuối cùng chiếc quan tài bằng gỗ tạp đơn sơ, giản dị và khiêm hạ như chính con người và đời sống của ngài. Chiếc quan tài đặt xuống mặt đất giữa quảng trường Thánh Phêrô mêng mông biển người, không có đèn nến hoa đăng, không có vải lụa gấm vóc giăng đầy như các chủ tịch của nước Bắc Hàn qua đời, cũng không trầm thơm ngào ngạt, hay khói hương nghi ngút như các vị vua chúa hay các bậc quyền quí, cao sang. Nhưng thay vào đó, ngài có hàng triệu triệu con tim khắp nơi trên thế giới, đủ mọi thành phần đã nhỏ lệ khóc thương tiếc ngài. Ngài đã sống thánh giữa trần gian và đã mang lại cho con người những điều của Chân, Thiện, Mỹ... 
 Một nhà thơ người Hoa Kỳ mang tên Ralph Waldo Emrson đã nói: "When you were born you were crying and everyone else was smiling. Live your life so at the end, your're the one who is smiling and everyone else is crying." Tạm dịch: Khi bạn sinh ra, bạn khóc mà mọi người đều cười. Hãy sống làm sao đến cuối đời khi bạn ra đi, bạn cười mà mọi người đều khóc.
 Vâng, tất cả mọi tín hữu đều đã khóc thương tiếc ngày ra đi của ngài, mặc dù ai cũng biết ra đi là khởi điểm cho ngày trở về theo quan niệm và tín lý của Ki-tô giáo.
 Người khôn ngoan thì luôn xây nhà trên đá, luôn nghĩ để dọn đường cho sự sống vĩnh hằng mai sau, còn dưới thế thì sẽ để lại tiếng thơm tiếng tốt muôn đời mà chính bia miệng của loài người sẽ nhắc mãi qua câu tục ngữ: "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". 
Thánh nhân biết rõ điều đó nên đã tự nói và luôn nhắc nhở lòng mình qua bài thơ ngắn ngủi của ngài sau đây: " Đời người ngắn ngủi không bằng, cây đa cổ thụ đầu làng xanh lâu. Hơn nhau cuộc sống đời sau, linh hồn sống mãi nhiệm mầu huyền vi". Hoặc là: " Đời người thân xác mất đi, linh hồn như cánh chim di miệt mài. Sau này cát bụi hình hài, bao nhiêu sự nghiệp một mai còn hoài" (Bài thơ Độc Thoại).
 Vâng, giờ đây mọi người sẽ không còn khóc nữa, nhưng sẽ cùng với ngài hân hoan tạ ơn Chúa và rồi cùng cười trong tiếng lòng với nước mắt sung sướng, nước mắt của hạnh phúc để đón nhận ơn thánh cao cả nhất mà ngài được tôn phong là Đấng Hiển Thánh như Thánh Phao lô đã khẳng định: "Qua Thập Giá, sẽ đến được Vinh Quang".
 Có lẽ đã có sự linh ứng khi ngài còn đương thời để rồi bài thơ "Bức Tường" mà ngài đã viết từ hôm nào về một vị thánh, và hôm nay vị thánh đó có lẽ chính là ngài: "Tường thẳng đứng hai bên là hốc đá. Tượng Thánh Nhân còn thanh thản nguyện cầu. Luôn mở ra trang sách thánh nhiệm mầu. Ngập tâm trí trầm hương bao điều lạ..." Ôi, thật là huyền nhiệm. Vâng, như tôi đã nói: Tất cả nơi ngài là huyền nhiệm, là cao cả !.
 Thưa bạn!
 Đến đây có lẽ bạn và tôi sẽ chợt nghĩ và sẽ đề cập đến người đã chuyển ngữ và dịch thuật hai mươi lăm bài thơ của thánh nhân, đó là Giáo sư Lê Đình Thông mà tôi có đề cập ở phần đầu.
 Tôi nghĩ rằng đây là một ơn thánh đặc biệt đã tác động cho vị giáo sư mũi tẹt da vàng, sống đời tị nạn lưu vong trên phần đất không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của quê hương mình. Lại còn không phải khi sinh ra, vị giáo sư này được hấp thụ thứ ngôn ngữ của mẹ đẻ, gần gũi như hơi thở, như mẹ với con, mà rất xa lạ qua các ngôn ngữ Tiếng Tây, Tiếng Tàu, nhất là Tiếng Ba Lan. Nếu bạn có nói một cách rành mạch một thứ tiếng nào mà không phải ngôn ngữ của mẹ đẻ, thì cũng sẽ giới hạn trong một phạm vi nào đó của chuyên môn, trong xã giao, giao dịch hay trong đời sống thường nhật. Nhưng đối vị với vị giáo sư này thì lại khác. Ông ta đã vượt xa điều tôi tưởng. Hai mươi lăm bài thơ của thánh nhân mà ông ta đã dịch lại cũng đủ để chứng minh điều tôi muốn nói. Tôi nghĩ vị giáo sư này không những là một nhà thơ lỗi lạc mà còn là một nhà Ngôn Ngữ Học uyên thâm. 
 Có lẽ bạn và tôi không thể phủ nhận cách chuyển ngữ và dịch thuật lại, rồi diễn tả cũng chính bằng những vần thơ và tài tình chuyển qua thành các bài thơ Tiếng Việt Nam với các vần điệu, với các thanh âm bằng trắc để hoàn thành trọn vẹn từ các thể loại thơ lục bát, song thất lục bát, thơ đường, thơ tự do qua cách gieo vần thật phong phú và khéo léo, chứa đựng đầy đủ ngữ nghĩa với văn phong lôi cuốn... Nhà dịch thơ này còn lý luận, phân tích những từ của Hán Việt, rồi chọn và áp dụng vào những vần thơ nói trên. Thí dụ chữ "xiển dương" trong bài thơ Magnifica. Đây là văn từ ghép của Hán Tự mà vị giáo sư này đã dịch thuật lại để dùng từ này áp dụng cho thích hợp với cái khung cảnh, ngữ cảnh cũng như các chủ ngữ trong bài thơ Magnificat.  
Trước đây, từ ngữ này đã có một số người đã dùng, trong đó còn có cả nhà thơ, và nhạc sĩ mà một vị nào đó đã dùng từ này để đặt tên cho một bài hát với tựa đề: "Mẹ Triển Dương" có câu hát đầu: "Mẹ triển dương trên núi Li Ba Nô..." Theo Hán Ngữ thì chữ "xiển" nghĩa là "mở ra" chữ "dương" cũng có nghĩa là "rộng, lớn, bao la..." Như vậy: xiển dương có nghĩa là mở ra bao la, trong đại... "Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều trọng đại..." (Một trong đoạn kinh thánh của Thánh Luca 1, 47-55). Vậy, theo ý nghĩa, tôi nghĩ chữ "xiển dương" mới đúng và chính xác như vị giáo sư này đã dùng đến.
 Văn chương Tiếng Việt Nam rất phong phú với nhiều nét đặt thù lôi cuốn, có lẽ là nhờ âm điệu vì có các thanh âm năm dấu, sáu giọng nên tiếng Việt Nam "dễ thương" đến thế.  
 Lần đầu tiên khi đến Việt Nam và nghe Người Việt Nam nói chuyện, các nhà ngoại quốc đã quả quyết và nói rằng: "Người Việt Nam nói chuyện như hát vậy". Phải lắm, vì mỗi tiếng được phát ra là có âm điệu lên xuống bởi các thang âm của mỗi chữ mang các dấu: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Cũng thế, tiếng Việt Nam là một ngôn ngữ đơn âm và nếu dùng đơn phương hay lẻ loi một từ thì sẽ rất nghèo nàn, chính vì thế mới có các chữ được ghép lại qua sáng kiến của các học giả, nhất là các cụ xưa kia để cho tiếng Việt Nam thêm phần phong phú. 
 Những thế hệ đi trước đã ảnh hưởng rất nhiều đến chữ Nho và khi các cụ ghép lại, thường là tiếng Nôm, tiếng Hán đi đôi. Thí dụ: dân-chủ, độc- lập, thế-lực, chính-quyền, tà-quyền, v.v... Cũng thế, thiết tưởng hôm nay chúng ta gọi tên nước Việt Nam mà thiếu đi một chữ cũng là điều thiếu xót quan trọng. 
Nước Việt Nam không nên gọi tách riêng là Nước Việt, Người Việt Nam không nên nói là Người Việt, Tiếng Nói Việt Nam không phải là Tiếng Nói Việt, Nền Văn Hóa Việt Nam không phải là Nền Văn Hóa Việt, Dân Chủ Việt Nam mà gọi Dân Chủ Việt thì ra thể thống gì. V,v... 
Xin đừng chia, đừng cách, đừng xẻ đôi đất nước Việt Nam dù qua những hình thức nào đi nữa, ngay cả cái tên Nước Việt Nam, tên gọi thiêng liêng của đất nước đã có từ ngàn năm mà biết bao xương máu đã đổ xuống để bảo vệ và duy trì. Đừng xem thường rồi một lúc nào đó lâu dần thành quen miệng và cứ tưởng đó là "chân lý".  
Tôi chân tình và rất cảm phục cách chuyển ngữ rồi dệt lại và cuối cùng làm cho ra những vần thơ kiệt tác một cách trôi chảy mà bạn đang cầm trên tay. Tôi không có cơ hội đọc các bài thơ nguyên thủy của ngài, mà dẫu có đọc cũng không thể hiểu được vì có thể ngài viết bằng chính ngôn ngữ của ngài. Tuy nhiên, sau khi đọc các bài thơ đã được dịch lại, tôi đã cúi đầu để tạ ơn Chúa vì đã thấy và cảm nhận cách dịch thơ rất tài tình và tuyệt vời của Giáo sư Lê Đình Thông. Tôi nghĩ vị giáo sư này góp một bàn tay rất quan trọng để cho chúng ta hiểu thêm một góc cạnh trong đời sống văn chương của ngài, nhất là chắp cánh cho các bài thơ của thánh nhân đến với chúng ta là Người Việt Nam. 
Với sự thông thái và uyên bác, vị giáo sư này đã làm cho các bài thơ của thánh nhân ý nghĩa hơn, hay và mượt mà hơn, tô điểm và mặc thêm bộ áo để các bài thơ ấy tươi sáng, rực rỡ và duyên dáng hơn.
 Người ta thường nói "dịch" là "diệt". Nhưng với vị giáo sư này thì làm ngược lại, nghĩa là cho nó sống động hơn, đầy cảm xúc hơn qua nghệ thuật văn chương và thơ phú trời ban cho ông ta. Chính vì lẽ đó, các bài thơ ấy đã lôi cuốn trong tôi và tạo cho tôi nguồn cảm hứng lạ thường, điều mà những người làm công việc của nghệ thuật và của âm nhạc rất cần thiết và cần có. Nguồn cảm hứng ấy đã giúp tôi hoàn thành mười ca khúc phổ từ hai mươi lăm bài thơ kiệt tác đó.
 Một bài thơ hay và ý vị, ắt phải hội đủ những yếu tố cần thiết về bố cục, ý nghĩa, văn chương, cách gọt chữ, vần điệu, câu cú và điệp từ như tôi đã nói ở trên, nhất là chiều sâu của bài thơ. Tạ ơn Chúa, Giáo sư Lê Đình Thông đã có và đã đạt được những điều đó.
 Những thế hệ trước đã có các nhà thơ công giáo để đời như Hàn Mặc Tử. Lời thơ của vị này sâu thẳm, nhưng chúng ta có thể thấy máu và nước mắt trong từng câu thơ qua sự đau đớn về thể xác, nhưng cũng cho chúng ta cảm nghiệm cái tinh thần luôn biết cậy trông và phó thác. Gần đây có nhà thơ Xuân Ly Băng với các nhà thơ tiếng tăm khác, và hôm nay chúng ta có thêm Giáo sư Lê Đình Thông, một nhà thơ và một người dịch thơ tuyệt vời.
 Không phải là điều tự nhiên sắp xếp ý định của con người. Sự hiện diện hiếm có của vị giáo sư này trong những bài thơ của thánh nhân, tôi nghĩ là Thiên định. Như tôi đã nói ngay từ đầu và hay lập lại. Tôi đã nói gì ? Tôi đã nói rằng:  Tất cả những gì liên quan nơi thánh nhân là huyền nhiệm và cao cả và tôi tin tưởng điều đó, vì: "Một sợi tóc trên đầu rơi xuống, cũng là thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa".
 Trong sách Luận Ngữ có câu mà Đức Khổng Tử khuyên chúng ta rằng: "Hãy lấy Đạo làm Hướng, lấy Đức làm Gốc, lấy Nhân làm Nơi Nương Tựa và lấy Nghệ làm Niềm Vui..." 
Quả thật, Giáo sư Lê Đình Thông còn làm hơn thế, vì tất cả công việc mà ông đang thực hiện không những chỉ để làm niềm vui cho riêng mình, mà còn lấy Nghệ Thuật để loan báo Tin Mừng giữa thế giới hôm nay.

 Văn Duy Tùng
Washington D.C. Ngày 15 Tháng 02, Năm 2014
---------------------------------------------------------------
Bài do tác giả gửi cho ht'blog.
Ht. xin chân thành cám ơn Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

TUẦN THÁNH


Tiệc Ly - Thứ Năm Tuần Thánh
Buổi Tiệc Ly - thường được liên tưởng đến bức họa nổi tiếng của danh tài Leonard de Vinci "The Last Supper" thể hiện bửa ăn sau cùng của Chúa Giêsu và 12 môn đệ. Bửa ăn tối cách nay 2000 năm này, ngày nay vẫn còn được nhắc đến -một cách rầm rộ - gần đây nhất là trong bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên "Mật mã Da Vinci".
Khi đến Jerusalem hành hương, du khách chắc chắc sẽ được giới thiệu đến xem căn phòng Tiệc Ly (Mc 14:12-15) , còn được gọi là "Nhà thờ của các Tông Đồ" là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Ngài (Cv 1:13, 2:1)
Trải qua 2000 năm với các cuộc Thánh Chiến tranh giành Jerusalem, Phòng Tiệc Ly cũng như hầu hết các địa điểm có liên quan đến Chúa Giêsu ngày nay thuộc quyền sở hữu của các giòng tộc Hồi Giáo.
Cửa vào Phòng Tiệc Ly ở lầu trên (mũi tên) - nhìn từ dưới
Nhìn từ tầng trên
Bên trong nhìn ra - cửa vào bên trái. Ở giữa là cây olive bằng đồng do Catholic Association dâng tặng. Hội này đã tài trợ chi phí trùng tu Phòng Tiệc Ly

Chi tiết cây olive bằng đồng
Bên trái là của ra ban công phía nam. Nơi mũi tên: dấu vết Kytô giáo thời Thập Tự Chinh

Từ cổng vào nhìn thẳng: cửa ra ban công phía Nam - cửa sổ với hoa văn Hồi Giáo




Nơi mũi tên: hình chim bồ nông mổ thịt mình nuôi 2 chim con bên phải và bên trái - dấu vết từ thời thế kỷ XII - tượng trưng Chúa Giêsu hy sinh mạng sống cứu chuộc nhân loại. (Mt 26, 26-28)


Khách hành hương

ĐGH Gioan Phaolô II dâng lễ tại Phòng Tiệc Ly trong chuyến Tông Du năm 2000. Khăn bàn thờ có thêu hình chim bồ câu và lưỡi lữa.

Sau bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu và các môn đệ đi qua vườn cây dầu (Gethsemani) bên núi Olive, bắt đầu cuộc thương khó và tử nạn trên đồi Golgotha.


Vườn Gethsemani - Núi Cây Dầu

"Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con khỏi uống chén này. Đừng theo như ý con, một xin vâng Ý Cha đã định trước muôn đời...".Đoạn phiên khúc trong bài Nếu có thể của Cha Nhạc Sư Kim Long thể hiện tâm trạng lưỡng lự. Quyết định tiến hay thoái giữa Ý Chúa và cá nhân - được lồng vào tâm tình thống thiết của Chúa Giêsu trước giờ chịu nạn. Ý Cha và Ý Con trong bè trầm như bị giằng co lôi kéo quyện vào bè nhất đã nói lên được nỗi thống khổ của Chúa Giêsu trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh.
Sau đây là vài hình ảnh về Vườn Gethsemani nơi Chúa Giêsu cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22, 42)
                                Núi Cây Dầu (Mount of Olives) nằm ở phía Đông cổ thành Jerusalem


                             Núi Cây Dầu nhìn từ thành Jerusalem - nhà thờ Gethsemani ở gần trung tâm


Tường thành Jerusalem nhìn từ Nhà thờ Gethsemani

Church of the Agony: Tên chính thức được gọi là Church of All Nations do nhiều quốc gia đóng góp tài chánh - Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Italy, France, Spain, United Kingdom, Belgium, Canada, Germany, Hoa Kỳ, Ireland, Hungary, Balan và Úc.

                                                                       Nhìn từ cửa nhà thờ

            Ngay trước bàn thờ là tảng đá được tin là nơi Chúa Giêsu cầu nguyện trước lúc bị quân lính bắt đi.
                                   Các đoàn hành hương dâng lễ chung quanh tảng đá trước bàn thờ


                                                                                Cung Thánh


                                                              Cổng vào Vườn Gethsemani

                                                     Cây Dầu (Olive) trong khuôn viên nhà thờ

                                          Lối vào Gethsemani Grotto, nơi Judas hôn Chúa Giêsu

Gethsemani Grotto

                                                                          Nhìn từ bên ngoài
Từ vườn Gethsemani, Chúa Giêsu bị điệu tới nhà vị thượng tế Caipha cách đó 1.3 km khoảng 15 phút đi bộ. Tại đây Thánh Phêrô đã 3 lần nói không biết ông Giêsu là ai!

Ngôi Mộ Chúa Giêsu

Trong phúc âm Thánh Luca, việc chôn cất Chúa Giêsu chỉ ghi vắn tắc: Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. (Lc 23, 53).

              Tại khu vực ngôi mộ này người ta có thể nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Thánh Mộ (Church of the Holy                  Sepulchre) hay tiếng kêu gọi cầu kinh xuất phát từ các ngôi tháp của đền thờ Hồi Giáo kế bên.


                                                                   Mặt tiền Nhà thờ Thánh Mộ




 Cổng vào nhà thờ do hai dòng tộc người đạo Hồi chịu trách nhiệm từ năm 1192 - mỗi ngày 2 lần, gia đình Joudeh đem chìa khóa đến cổng và gia đình Nusseibeh có trách nhiệm mở và đóng cửa. Nhìn kỷ sẽ thấy phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu


                                                  Phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu
                                                        Nhìn từ trên cao
                                                                           Nhìn gần


                                          Quang cảnh Lễ Phục Sinh của Chính Thống Giáo


        Nơi đám đông là chỗ xem lễ vào buổi sáng – phía sau là nơi cử hành các nghi thức của Chính Thống Giáo
                                                      Mái vòm nhà thờ Mộ Chúa
                  Người hành hương đang vào kính viếng Mộ Chúa – Thời gian đợi khoảng 45 phút
                             Ngay trên cửa vào bên trong có gắn hình Chúa Giêsu và 12 Thánh Tông Đồ
                                                             Toàn cảnh trước Mộ Chúa
                                               Phòng thứ nhất: Nhà nguyện Thiên Thần
                               Một phần của tảng đá che mộ Chúa Giêsu – có thắp 2 cây nến
                                       Phía trong là Mộ Chúa Giêsu – Bàn thờ ngay trên Mộ Chúa

       Chổ đứng chỉ rộng khoảng 1m x 2m – Không thể chụp hết cảnh bên trong!

Xuất xứ :  http://www.40giayloichua.net/  Hien Quang.Tuần Thánh 2009