#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

CON CHÁU TA KHÁU THẬT!

NS.Thế Thông+Khương Huệ và học trò (Ảnh blog Khương Huệ)
Nhà văn hóm hỉnh Azit Nexin có Truyện Con cái chúng ta giỏi thật!. Khi ngắm chùm ảnh con cháu vợ chồng nhạc sĩ Thế Thông+Khương Huệ, mình cũng buột miệng Con cháu chúng ta kháu thật ! Mỗi ảnh Bầu đều có những cử chỉ, biểu lộ cảm hứng như một nghệ sĩ đang rất hào hứng, say sưa với nghệ thuật. Cái này người ta gọi là con nhà nòi đây. Ông Ngoại của Bầu chú thích chung là :
Bầu theo Bố Tân vào Học viện âm nhạc quốc gia VN
Và chương trình Bố Tân (*) có tham gia.:
http://vov.vn/van-hoa/hoi-nhac-si-viet-nam-gioi-thieu-festival-am-nhac-moi-aau-2014-355241.vov
Chia sẻ  link Bài và Ảnh  Bầu  :







(Trích mail NS.Thế Thông)
(*) NS Vũ Nhật Tân
Tưởng chỉ có thế là hết, ai dè mở FB bà Ngoại của Bầu ra mới phát hiện thêm Bầu lại còn là họa sĩ bậc ...4 tuổi nữa nè :
(Xin phép bà Ngoại của  Bầu cho dán tác phẩm của Bầu vào đây làm kỷ niệm nhé! Sang năm Bầu tiến những bước khổng lồ thì ông bà, bố mẹ Bầu nên mở những ảnh này để so sánh.) :

Bữa điểm tâm của Bầu 
Quạt điện và dây

Mèo

Bầu và tác phẩm


Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

CHÚA NHẬT 29 TN/A


Bài đọc 1Is 45,1.4-6
Đức Chúa đã cầm lấy tay phải vua Ky-rô để bắt các dân tộc suy phục ông.
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
1 Đức Chúa phán với kẻ Người đã xức dầu, với vua Ky-rô
– Ta đã cầm lấy tay phải nó,
để bắt các dân tộc suy phục nó,
Ta tước khí giới của các vua,
mở toang các cửa thành trước mặt nó,
khiến các cổng không còn đóng kín nữa.
4 Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Gia-cóp,
và của người Ta đã chọn là Ít-ra-en,
Ta đã gọi ngươi đích danh, đã ban cho ngươi một tước hiệu,
dù ngươi không biết Ta.
5 Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác ;
chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta.
Dù ngươi không biết Ta, Ta đã trang bị cho ngươi đầy đủ,
6 để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng
chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta.
Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác.

Đáp caTv 95,1 và 3.4-5.7-8a.8b-10ac (Đ. c.7b)
Đ. Hãy dâng Chúa quyền lực và vinh quang.
1 Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu !
3 kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển,
cho mọi nước hay những kỳ công của Người.
Đ. Hãy dâng Chúa quyền lực và vinh quang.
4 Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng,
khả tôn khả uý hơn chư thần,
5 vì chư thần các nước thảy đều hư ảo,
còn Đức Chúa, Người sáng tạo trời cao.
Đ. Hãy dâng Chúa quyền lực và vinh quang.
7 Hãy dâng Chúa, hỡi các dân các nước,
dâng Chúa quyền lực và vinh quang,
8a hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người.
Đ. Hãy dâng Chúa quyền lực và vinh quang.
8b Hãy bưng lễ vật, bước vào tiền đình Chúa,
9 và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện,
toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước Thánh Nhan.
10ac Hãy nói với chư dân : Chúa là Vua hiển trị,
Người xét xử muôn nước theo đường ngay thẳng.
Đ. Hãy dâng Chúa quyền lực và vinh quang.

Bài đọc 21 Tx 1,1-5b
Chúng tôi nhớ đến lòng tin, lòng mến và lòng trông cậy của anh em.
Khởi đầu thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.
1 Chúng tôi là Phao-lô, Xin-va-nô và Ti-mô-thê, kính gửi Hội Thánh Thê-xa-lô-ni-ca ở trong Thiên Chúa Cha, và trong Chúa Giê-su Ki-tô. Chúc anh em được ân sủng và bình an.
2 Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, 3 và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.

4 Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, 5b vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa.

Tung hô Tin MừngPl 2,15d.16a
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Giữa thế gian, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòng trời, là làm sáng tỏ lời ban sự sống. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 22,15-21
Của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.
 Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
15 Khi ấy, những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến : có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”
18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói : “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ đạo đức giả ! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế !” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ : “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” 21 Họ đáp : “Của Xê-da.” Bấy giờ, Người bảo họ : “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”

Copyrighted Works by Translation Group of The Liturgy of The Hours
NGUỒN : http://kinhthanhchomoinguoi.org/

ht. Mến chúc Bạn tham dự Thánh Lễ Chúa nhật 29 TN/A ngày mai thật sốt sắng.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

CON KHÔNG THỂ


Con không thể
Mẹ(*) ân cần bên bệnh nhân lở lói
Mẹ dịu dàng ở góc tối nhơ hôi
Mẹ ôm chặt lũ trẻ thơ gầy đói
Mẹ dạy con trao tặng những nụ cười.

Mẹ nhìn Chúa trong khuôn mặt mỗi người
Con không thế, con không thể thế
Mắt con mù hay mắt con lé ?
Sao nhìn người méo mó quá mẹ ơi !

Con không dễ cho đi một nụ cười
Gặp ai đó cố mím lại đôi môi
Ngoảnh mặt đi chẳng thà trông bóng tối
Chết con rồi, sao thấy Chúa, mẹ ôi !

Bước chân nhanh tìm đến tượng Chúa thôi
Chúa dang tay nhân hậu, Chúa tuyệt vời
Chúa dễ yêu, loài người yêu không dễ 
Người  ta đáng sợ lắm, mẹ ơi !
ht.
(*) Mẹ Têrêsa Calcutta

CHỨNG TÁ


CHỨNG TÁ

Truyền giáo là nhiệm vụ của mọi Kitô hữu. Đây là điều công đồng Vaticanô II nhắc đi nhắc lại nhiều lần: việc rao giảng Tin Mừng là bổn phận chính yếu. Bổn phận căn bản của Giáo hội và mỗi Kitô hữu. Công đồng đã làm nổi bật vấn đề truyền giáo và đã định nghĩa Giáo hội là Giáo hội truyền giáo và coi việc truyền giáo là nghĩa vụ tông đồ của mỗi Kitô hữu. Theo công đồng, không một tín hữu nào đáng gọi là tín hữu mà có thể khước từ nhiệm vụ truyền giáo. Việc truyền giáo không thể là một việc tùy sở thích, nhưng mỗi tín hữu phải coi đây là vấn đề sống đạo, vấn đề sinh tồn của Giáo hội và là trách nhiệm của chính mình.

Đối với người giáo dân, qua sắc lệnh về tông đồ giáo dân. Công đồng còn cho thấy vai trò quan trọng của người giáo dân trong việc truyền giáo, vai trò là men, là muối, là ánh sáng, là chứng nhân giữa đời. Bởi vì giáo sĩ không thể sống chân bùn tay lấm nơi đồng ruộng với những nông dân; giáo sĩ không thể gồng gánh theo chân những người buôn bán đi vào đầu đường xó chợ; giáo sĩ không thể đầu tắt mặt tối làm việc trong những cơ xưởng, nhà máy, công trường… nhưng chính những giáo dân nhà nông, những giáo dân buôn bán, những giáo dân công nhân, có nhiệm vụ đem Chúa đến cho anh em mình nơi đồng ruộng, chợ búa, xí nghiệp, nhà máy, nghĩa là những nơi mà giáo sĩ không thể có mặt và không thể đi đến, thì giáo dân sẽ đóng vai trò chủ chốt và chủ động. Bởi đó, không những giáo dân đóng vai trò yểm trợ cho giáo sĩ mà còn đóng vai trò chính yếu, thay thế cho giáo sĩ trong những nơi hay những hoàn cảnh đó.

Như vậy cách truyền giáo tốt nhất và có hiệu quả nhất là đời sống gương mẫu, đời sống Công giáo đích thực, nhất là đời sống thể hiện tình yêu thương của chúng ta. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo, khi chúng ta chứng minh tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự trở nên những bạn tốt, những công nhân gương mẫu trong nhà máy, những công nhân gương mẫu ngoài công trường. Tóm lại, chúng ta hãy nắm lấy những cơ hội đi lại đây đó, khi thi hành công tác, khi làm ăn sản xuất, khi xê dịch thăm viếng… để nói hay làm chứng về Chúa qua lời nói, thái độ và cách đối xử đầy tình yêu thương của chúng ta.

Mẹ Têrêxa Cancutta đã định nghĩa về một nhà truyền giáo như sau: đó là “một tín hữu Kitô say mê Chúa Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Ngài”. Mẹ Têrêxa không chỉ làm cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu bằng những lời nói suông, nhưng Mẹ nói về Chúa Giêsu, Mẹ tỏ bày gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của Mẹ. Do đó, truyền giáo thiết yếu đối với Mẹ Têrêxa là dùng cả cuộc sống của mình để làm cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu, truyền giáo không chỉ là rao giảng một giáo lý mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu thương.

Có người đã kể lại lý do và động lực thúc đẩy ông theo đạo như sau: “Tôi đau rất nặng, người ta đưa tôi vào bệnh viện, không ai chăm sóc tôi cả ngoài một chị y tá, chị tỏ ra rất tốt và tận tình giúp đỡ tôi. Một đêm kia, trời đã rất khuya, tôi thấy chị quỳ gối im lặng trong phòng, tôi hỏi: “Chị quỳ làm gì thế?”. Chị trả lời: “Tôi cầu nguyện cho ông”. Chỉ mấy tiếng đó thôi đủ làm cho tôi bấy lâu không biết Chúa, bây giờ được biết Chúa, tôi thấy Chúa nơi người chị y tá ấy. Giữa những đau khổ thể xác và tinh thần, nhờ sự săn sóc đầy tình người và những lời cầu nguyện đầy yêu thương của chị y tá ấy, tôi đã gặp Chúa”.

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy gương sáng và tình yêu thương là bằng chứng cho người ta nhận ra Thiên Chúa. Có nhiều người không bao giờ thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ, vì họ có đạo đâu mà đến nhà thờ, nhưng họ thấy cách chúng ta biểu lộ tình thương với họ hay với những người chung quanh mà họ nhận ra Thiên Chúa của tình yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo Chúa, khi chúng ta chứng minh tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự trở nên những người bạn tốt của nhau.

Trong thư mục vụ năm 2003 của các giám mục Việt Nam, số 10 cũng nói đến cách truyền giáo này: cầu nguyện cho việc truyền giáo là việc quan trọng hàng đầu, việc truyền giáo phải đặt nền tảng trên lời cầu nguyện: cá nhân, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ. Trước khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống, chúng ta hãy nêu gương về đời sống hiệp nhất yêu thương, không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo phận, như lời Chúa phán: “Chính nơi điều này mà mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thầy, ấy là nếu anh em thương yêu nhau”.

Tóm lại, ngày thế giới truyền giáo hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy luôn ý thức về sự quan trọng của việc truyền giáo và nhắc nhở chúng ta hãy góp phần mình vào công cuộc truyền giáo của Giáo hội bằng việc cầu nguyện và bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta.

St. ( trích 40" LoiChua)

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

KHÁNH NHẬT 
TRUYỀN GIÁO
Lm Trần Ngà
Mến Chúa và yêu người là hai giới răn trọng nhất. Điều đó thì trẻ con cũng thuộc. Nhưng điều quan trọng là làm sao thực thi lòng mến Chúa qua việc yêu thương con người là hiện thân của Thiên Chúa.
Yêu Chúa mà lại ghét người thân cận thì thật là điều trớ trêu như câu chuyện sau đây:
Có một vị hoàng thái tử vào rừng săn bắn gặp một cô gái hái củi trong rừng. Không hiểu Trời xui đất khiến làm sao mà họ yêu nhau tha thiết ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên.
Hoàng tử quay về triều như kẻ mất hồn, ngày đêm tương tư cô gái nghèo mà anh đã đem lòng thương mến và rồi anh khẩn khoản xin vua cha cưới nàng cho bằng được.
Để tìm hiểu xem cô gái có thực sự yêu thương con trai mình bằng tình yêu chân thực hay không, vua cha dạy cho hoàng tử cải trang làm nông dân để thử lòng cô gái...
Thế là hoàng tử hoá thành người nông dân, đến cắm lều gần nhà cô gái, ngày ngày vác cuốc ra đồng làm lụng. Anh lân la đến làm quen với cô gái trong hình hài một nông dân.
Mặc dù cô gái vẫn thầm yêu và mong được kết hôn với hoàng tử, nhưng cô tạ không nhận ra hoàng tử nơi người nông dân nghèo khổ nầy. Cô đã đối xử với anh rất lạnh nhạt và cuối cùng đã xua đuổi anh.
Tiếc thay, cô đã đánh mất cơ hội vô cùng quý báu: mất vinh dự trở thành công nương, thành hoàng hậu tương lai.
Như vị hoàng tử kia hoá thân thành nông dân để thử lòng cô gái, Thiên Chúa cũng hoá thân thành người phàm để thử thách tình yêu của chúng ta. Ngài đã từ trời xuống thế, hoá thân làm người, cắm lều ở giữa loài người, trở nên người thân cận của mỗi người.
Thế nên, khi yêu thương người thân cận là chúng ta yêu thương Chúa, và khi chúng ta từ khước hay bạc đãi người thân cận là bạc đãi Chúa. Tình yêu thương người thân cận là thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa.


Mẹ Têrêxa là người giữ điều răn yêu thương nầy cách tuyệt hảo. Mẹ nhìn thấy Chúa trong những người phong cùi, trong những người bần cùng khốn khổ và mẹ tận tình yêu thương săn sóc những người ấy hết sức tận tình.
Mẹ dạy nữ tu của mẹ: "Con thấy linh mục nâng niu trân trọng Mình Thánh Chúa trong thánh lễ ra sao thì con hãy làm như thế đối với người cùng khổ."
Mẹ là người vừa yêu mến Thiên Chúa trên trời lại vừa yêu mến Chúa hịên diện trong những người khốn khổ. Mẹ không tách rời hai giới răn mến Chúa và yêu người, nhưng mẹ đã yêu Thiên Chúa trong con người.
Khi hỏi tại sao người công giáo chúng ta truyền đạo mà không thu hút được nhiều người về với Hội Thánh?
Chắc chắn là vì chúng ta chưa sống theo đạo yêu thương. Nếu chúng ta theo phương cách sống đạo của mẹ Têrêxa Calcutta, tha thiết yêu mến Thiên Chúa nơi con người, thì đạo chúng ta trở thành hấp dẫn, và bản thân chúng ta cũng có sức thu hút được nhiều người như mẹ Têrêxa đã minh chứng bằng đời sống của mẹ: Mẹ được người đời xem là bà thánh sống, được mọi người yêu mến, cả những người Hồi Giáo, Ấn giáo, Bà La Môn và các đạo khác đều vô cùng quý mến mẹ.
Nhân ngày Truyền Giáo, xin cho chúng ta biết áp dụng phương thế truyền giáo tuyệt hảo của mẹ Têrêxa là yêu mến Thiên Chúa trong con người, hy vọng nhờ đó, đạo Chúa trở thành một tôn giáo rất đẹp, rất hấp dẫn và nhiều người sẽ quay về với đạo yêu thương nầy.
NGUỒN : 40" LoiChua

NHỮNG CHIẾC LÔNG GÀ

 
                             
                              


Bài đăng tặng L.D.T.N.Y.N.Đ.H.T.G.H.N.V.V.V.H.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

PHẢI KHÔN NGOAN THẾ NÀO ...


TRƯỚC LÀN SÓNG TỤC HÓA VÔ LUÂN CỦA THỜI ĐẠI , 
PHẢI KHÔN NGOAN THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI?

Chúng ta đang sống trong một thế giới điên loạn vì vô thần, vô luân , tôn thờ vật chất, tiền bạc và mọi thú vui vô luân vô đạo. Những người cầm quyền cai trị , dù là tư bản hay cộng sản, thì cũng chỉ quan tâm đến quyền lợi và địa vị của họ, của phe nhóm họ,  chứ không hề chú tâm gì đến phúc lợi của người dân và quan tâm đúng mức đến trách nhiệm duy trì và bảo vệ  luân lý, đạo đức, là nền tảng tinh thần vững chắc  cho mọi xã hội con người, khác xa loài vật, chỉ sống với bản năng và không có ý thức gì về luân lý, đạo đức.

Con người có lương tâm và ý thức đạo đức, nhưng lương âm này đã bị băng hoại cùng với ý thức đạo đức nên quá nhiều người ở khắp nơi  đã và đang đi vào con đường tội ác như giệt chủng ( racial genocide), khủng bố ( terrorism) mà bọn Hồi giáo quá khích ( ISIS) đang bách hại rất dã man  những tín  đồ thiểu số theo KitôGiáo và ngay cả  những người Hồi giáo khác,  không thuộc phe đảng của chúng, như thực trạng đang diễn ra ở Irak, Syria . Nạn giết hại trẻ nữ ( infanticide), (vì chính sách một con cho mỗi gia đình) rất dã man và tội ác,  vẫn tiếp tục diễn ra cách hợp pháp ở Trung hoa cộng sản và Ấn Độ trước sự làm ngơ của cả thế giới văn minh !

Mặt khác, vì quá  ham mê  tiền bạc  và tôn thờ  vật chất,  nên bọn tư bản  đen và đỏ nói chung , và cách riêng tập đoàn tài phiệt ở Mỹ  đã dùng tiền bạc để mua chuộc  giới  lập pháp để làm ngơ cho bọn chúng thi hành những sách lược kinh tài gian xảo  để vơ vét của cải, làm giầu cho bọn họ, bất chấp những  khó khăn của đa số dân lao động, không có tiền để mua bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ khi về già.. Các bệnh viện tư ở Mỹ không  hề  chữa miễn phí hay giảm bệnh phí cho ai bao giờ. Chúng  hoạt động  vì mục đích kiếm tiền, làm giầu cho bọn kinh doanh tư bản  chứ không vì lợi ích và thương xót gì người bệnh tật.

Tệ hại hơn nữa, trên bình diện luân lý, đạo đức, chưa bao giờ con người ở khắp nơi lại làm những sự dữ ở mức ghê sợ như hiện nay : tệ trạng buôn người (human trafficking) – đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em cho kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm (child prostitution)  rất  khốn nạn và tội lỗi  đang gia tăng  ở mức không thể  ngăn chặn được , khiến hàng triệu phụ nữ và trẻ em đang là nạn nhân rất đáng thương của bọn người đã mất hết lương tri và bản tính thiện, trong đó có một số cha mẹ đã bán con cái dưới tuổi thành niên cho bọn ma cô tú bà ở trong và ngoài Viêt Nam. Bọn người bất lương này, cùng với bọn đi tìm thú vui vô cùng khốn nạn - là thú  dâm ô và ấu dâm-  đang tạo hỏa ngục trần gian cho chính bọn chúng và cho các nạn nhân chẳng may sa vào hỏa ngục của bọn người đã mất hết lương tri này.

Chưa hết, ở nhiều nước có truyền thống Kitô giáo lâu đời  như Pháp, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Canada  và Hoa kỳ, người ta đã cho tự do phá thai , li dị và hôn nhân đồng tình (same sex marriage) để đạp đổ mọi  nền tảng  và giá trị thiêng liêng của sự sống con người,  của truyền thống hôn nhân giữa người nam và người nữ  theo thánh ý của Thiên Chúa , Đấng đã tạo dựng con người có nam có nữ và truyền cho họ  sứ  mệnh  phải  sinh  sôi nẩy nở  thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” ( St 1 : 28)

Trước những thực  trạng  rất  đáng buồn  nói trên của thế giới vô thần  và tục hóa ngày nay, là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta phải sống khôn ngoan thế nào để cứu mình và cứu người khác thoát khỏi nọc độc  của “ văn hóa sự chết” đang bao trùm thế giới  hiện nay ?

Nói đến khôn ngoan, ta phải nghĩ ngay đến Vua Salomon con vua Đavid , trong thời Cựu Ước xưa, là người chỉ xin Chúa cho được thần trí  khôn ngoan  để cai trị dân , và  đã ca tụng ơn quí trọng  này như  sau:

“ Vậy tôi nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết

Tôi kêu cầu và thần khí Đức Khôn Ngoan đã đến với tôi

Đức Khôn Ngoan tôi đã quí trọng còn hơn cả vương  trượng, ngai vàng

đối với tôi,  trân châu bảo ngọc chẳng sánh được với  Đức Khôn ngoan

Và vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan

Cũng chỉ là cát bụi.

Và bạc, so với Đức Khôn Ngoan

Cũng chỉ là cát bụi. ( Kn 7: 7-9)

Nhà vua không xin Thiên Chúa cho ông được giầu sang, vinh hiển  mà  chỉ xin cho được  ơn hiểu biết và  khôn ngoan để cai trị một dân đông đúc “không đếm nổi”.  Thiên Chúa đã nhậm lời khẩn cầu của Vua Salômôn và phán bảo ông như sau:

“ Ta ban  cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi, trước ngươi chẳng một ai sánh bằng , và sau ngươi, cũng chẳng  có ai bì kịp.”  ( 1 V 3: 12)

Với ơn khôn ngoan hiếm có trên đây, vua Sa lô môn đã trỗi vượt hơn “ tất cả mọi người Phương Đông và hơn tất cả sự khôn ngoan của Ai Cập.” ( Sđd  5: 10) khiến người khắp nơi kéo đến để được nghe những lời khôn ngoan của Vua.

Đức khôn ngoan đó chính là phương thế  mà Thiên Chúa dùng để  điều khiển vũ trụ và sự sống của  con người trên trần thế này. Nghĩa là mọi trật tự trên trời dưới đất,  mọi sự sinh tồn  của vạn vật, từ loài người cho đến hoa lá cỏ cây và mọi loài động vật khác,  đều được  điều khiển  và quan phòng trong sự khôn ngoan tuyệt  đối của Thiên Chúa là Vua vũ trụ  là  Đấng Tạo Hóa toàn năng, thượng trí.

Cho nên, là tạo vật có lý trí và ý muốn tự do ( free will), con người – cách riêng người tín hữu Chúa Kitô-  được mong đợi sống sao cho phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa để được hạnh phúc ngay  trong cuộc sống trên trần gian này , và nhất là được sống hạnh phúc vinh cửu với Chúa trên Nước Trời mai sau.

Nhưng muốn được khôn ngoan theo Chúa thì phải từ bỏ cái khôn ngoan của loài người.

Thí dụ cụ thể là trong Tin Mừng Thánh Matthêu, Chúa Giê su nói cho các môn đệ biết là Người sẽ phải chịu  nhiều đau khổ, bị phản bội, bị bắt bớ và bị giết  chết trên thập giá trước khi được sống lại vinh quang. Nghe thế, Phêrô, môn đệ  đã tuyên xứng Chúa là Đấng Kitô  trước đó, bèn kéo Chúa ra ngoài và thưa với Người rằng : “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp những chuyện ấy.”

 Chúa đã trả  lời nghiêm khắc với Phêrô như sau: “  Xa tan, lui ra đằng sau Thầy. Anh cản lối Thầy ,vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa  mà là của loài người.” ( Mt 16:  22-23; Mc 8: 31-33)

Phêrô can ngăn Chúa vì đã hành động đúng theo khôn ngoan của loài người. Với khôn ngoan này, không ai muốn chịu sự gì khốn khó như  bệnh tật, nghèo đói, bị khinh chê, lăng mạ  hay hành hung. Ai cũng muốn được giầu có, danh vọng  và khỏe mạnh, trẻ mãi không già. Chính vì thế mà con người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, đã và đang mải mê  đi tìm tiền của,  danh vọng và mọi thú vui theo  đòi hỏi của  bản năng, dù là trái với luân lý đạo đức. Nghĩa là phải khôn ngoan để thu được càng nhiều  lợi lãi  về tiền bạc, của cải , danh vọng  và vui thú càng tốt.

Cụ thể ở Mỹ, thời ông  Bill Clinton còn  làm tổng thống,  để gây quĩ cho ông, ông đã dùng cả tiểu xảo là đặt  giá  5000 đôla  (năm ngàn) cho ai muốn vào ngủ một đêm ở Nhà Trắng (White House = Dinh Thổng Thống), và 10000 ( mười ngàn) đô cho ai vừa ngủ đêm và ăn sáng với Tổng Thống ! vậy mà  có biết bao người đã hưởng ứng để mua  cái vui và danh hảo huyền này !

Chưa hết, khi công nương Diana của Nước Anh ( bị tai nạn xe hơi chết ở Paris năm 1997)  đến viếng Nữu Ước, có người đã bỏ ra cả 100,000 ( trăm ngàn) đô la để chỉ xin được ngồi gần công nương trong bữa tiệc thành phố khoản đãi  bà dịp này !.( theo tiết lộ của báo chí Mỹ) .

Đó là danh vọng và lợi lãi mà biết bao người sống với khôn ngoan của con người đang đi tìm ở khắp nơi trên thế giới xưa và nay.

Và với não trạng này, thì sự kiện Chúa Giêsu sinh ra trong hang lừa máng cỏ giữa mùa đông giá lạnh và chết trần trụi trên thập giá là điều ô nhục , là điên rồ và thất bại  theo khôn ngoan của loài người. Nhưng theo Thánh Phaolô dạy, thì “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.” ( 1 Cr  1 : 25)

Chính vì  Chúa Giê su  “điên rồ và dại dột” xét theo khôn  ngoan của con người, mà nhân loại được  tha tội  và cứu chuộc để có hy vọng  được sống hạnh phúc vĩnh cửu trên Nước Trời  mai sau.

Lại nữa , cũng chính vì không khôn ngoan theo kiểu của loài người, nên Chúa Giêsu “ Đấng vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh  em để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh  em được trở nên giầu có.” Trên Thiên Quốc như Thánh Phaolô đã dạy. ( 2 Cr 8:9). Đây là sự khôn ngoan dành riêng cho các tông đồ lớn nhỏ của Chúa ngày nay trong Giaó Hội  phải noi gương bắt chước để đừng thi nhau đi tìm tiền ở khắp nơi, và lơ là trong sứ vụ thiêng liêng là rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô, Đấng đã sống khó  nghèo  đến nỗi “ không có chỗ  tựa đầu, trong khi chim trời có tổ và con chồn có hang.” ( Mt 8: 20)

Chưa hết, Mẹ Tê –rê- Xa ( nay là Chân Phước = Blessed) thành Calcutta  cũng đã chịu “ngu dại” theo khôn ngoan của con người để ôm lấy những người nghèo đói bệnh tật nằm vất vưởng ngoài đường phố để mang về săn sóc , thuốc men  và cho ăn uống trong Tu viện bác ái của Mẹ. Nhưng  sự  “dại khờ” của Mẹ đã chính phục được sự khâm phục  và yêu mến của biết bao người trên khắp thế giới,  và nhiều người  vô thần đã được ơn nhận biết Chúa qua gương  sống chứng nhân bác ái của Mẹ và các nữ tu của Mẹ

Trái nghịch với khôn ngoan  của Thiên Chúa  thể hiện nơi Chúa Kitô, Đức Mẹ . các Thánh, đặc biệt,  và cụ thể nơi  các anh hùng Tử Đạo, và  Mẹ Tê rê Xa…khôn ngoan của con người ở khắp nơi  là  say mê  đi tìm tiền của, danh vọng, tham ô hối lộ  và  ăn cắp của công để gửi tiền ra nước ngoài phong thân;  cũng như tìm     mọi cách để được sống lâu và trẻ mãi không già.   Cách riêng phụ nữ   đã và đang  thi nhau đi sửa sắc đẹp cho thân hình thêm  “hấp dẫn và quyến rũ” để làm giầu cho các viện thẩm mỹ ở trong và ngoài nước , mặc dù  có thể chuốc lấy tai họa cho mình. vì có  biết bao người đã chết và mang  bệnh ung thư  vì hậu quả sửa sắc đẹp .

Với những  người  sống theo khôn ngoan của thế gian để đi tìm tiền của, danh vọng và “sửa sắc đẹp” cho thân  xác có ngày phải chết  đi này,  xin  hãy mở tai  nghe lời khuyên dạy của Thánh Phao lô  sau đây:

“,,,,Nếu trong anh  em có ai tự cho mình là khôn ngoan  theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ  để được khôn ngoan thật. Vì sự khôn ngoan của đời này  là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa, như  có lời chép rằng : Chúa bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng. Lại có lời chép rằng : tư tưởng kẻ  khôn ngoan,  Chúa đều biết rõ : thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài.” ( 1 Cr 3: 18-20).

Như vậy , nếu muốn  sống theo khôn ngoan của Thiên Chúa để được cứu rỗi và vui hưởng hạnh phúc Nước Trời, thì “ đừng lo tìm cho có gì để ăn  có gì để uống  và đừng băn khoăn. Vì  tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm; nhưng Cha của anh  em thừa biết anh  em cần những thứ đó, Vậy hãy lo tìm  Nước của Người , còn các thứ kia Người sẽ  thêm cho.” ( Lc 12: 29-31)..

Và cũng trong mục đích phải  tìm kiếm sự sang  giầu bền vững mãi mãi theo khôn ngoan của Thiên Chúa, mà  Chúa Giêsu đã  dạy các môn đệ xưa và tất cả chúng ta ngày nay là : “ hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh  em biết:  có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể  được.”( Lc 13: 24).

 Qua  cửa hẹp mà vào có nghĩa là đừng khôn ngoan theo người đời để đi tìm những của cải, danh vọng và vui thú chóng qua ở đời  này,  mà trái lại,    “hãy săm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén bảng, mối mọt cũng không đục phá.”. ( Lc  12: 33)

Sắm những báu vật ở trên trời, thể hiện qua nỗ lực sống theo đường lối của Chúa để được cứu rỗi  chính  là sự  khôn ngoan mà người tín hữu chúng ta phải kiếm tìm trên hết mọi sự , vì “ nếu người nào được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống ( mất linh hồn) thì nào có có lợi  gì ? hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình ?” (Mt 16: 26; Mc  8: 36; Lc 9 : 25)

Thử hỏi : có ai được cả thế giới này làm lợi lãi đâu ?  Nhưng  dù có chiếm được mọi của cải , giầu sang  và vui thú  trên trần gian  này mà  cuối cùng mất linh hồn thì được ích gì ?

 Đó là sự ngu ngốc của một phú hộ kia , ngây thơ sống với khôn ngoan của người đời  nên đã  cho xây nhà lớn để tích trữ  của cải lương thực   để “cứ ăn chơi cho đã” . Nhưng Chúa bảo ông ta :   Đồ ngốc ! nội đêm nay , người ta sẽ  đòi lại  mạng  ngươi thì những gì ngươi sắm sẵn đó, sẽ về tay ai ?  Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình mà không lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó.” ( Lc  12:  20-21)

Đó là sự khôn ngoan mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta tìm kiếm để sống  niềm tin có Chúa, có  hạnh phúc  đời đời đã dọn sẵn cho những ai  yêu mến Chúa trên hết mọi sự  trong trần thế này . Nói thế  không có nghĩa là chúng ta không được phép tìm tiền  bạc  để chi dùng cho những nhu cầu chính đáng của thân xác như cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện di chuyển, bảo hiểm sức khỏe cho mình và cho gia đình thân thuộc. Ngược lại, chúng ta phải cố gắng làm việc cách lương thiện  để có phương tiện thỏa mãn những nhu cầu chính đáng nói trên.

Nhưng trên hết,  phải  sống  và trân quí  cái khôn ngoan mà tác giả sách Châm Ngôn đã viết như sau:

“ Hạnh phúc thay, người được  trí  khôn ngoan

Cũng như người được tài phán đoán

Vì được khôn  ngoan thì  hơn được bạc

Được hưởng lợi ích của khôn ngoan thì hơn được vàng

Khôn ngoan quý hơn cả  trân châu

Không bảo vật nào của con so sánh nổi.” ( Châm ngôn 3:  13-15)

Tóm lại, là người tín hữu Chúa Kitô sống trong một thế giới ngày một thêm tục hóa, phi nhân và vô luân hiện nay, chúng ta được mong đợi chê ghét cái khôn ngoan của người đời,  để đừng chậy theo  những lôi cuốn của thế gian  về danh lợi hư hèn, về tiền bạc phù vân  và nhất là  xa lánh , ghê tởm  thú vui vô luân vô đạo của bọn người đã mất hết lương tri  đang đi tìm thú vui “ấu dâm” rất khốn nạn và tội lỗi, khiến gây thương tật thể xác và trấn thương tinh thần  cho biết bao trẻ em đáng thương  bị bán làm vật mua vui rất  khốn nạn  cho bọn già trẻ, xồn xồn  đang  lao mình vào con đường hư mất đời đời này.

Phải sống cái khôn ngoan của Thiên Chúa để không những mưu ích  cho phần rỗi  của mình mà cũng để lôi kéo những người đang chạy theo khôn ngoan của con người  say mê tiền của, danh vọng và vui thú vô luân vô đạo trong khi  dửng dưng với người nghèo khó, người đau khổ là  nạn nhân của các chế độ tàn ác, bóc lột và bất công ở khắp nơi trên thế giới điên loạn hiện nay.

Lm Phanxicô Xaviê  Ngô Tôn Huấn
NGUỒN : http://www.conggiaovietnam.net/

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

NHỮNG BẢNG CHỮ HÀI


Nhà trường là  lò luyện đường.( (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku tháng 05.2012)
Ở Pleiku đây !







HÃY CẦU NGUYỆN CHO NINA PHẠM


 Nữ y tá gốc Việt Nina Phạm, 
người đầu tiên nhiễm Ebola tại Mỹ!
(trên 4 ngàn người đã thiệt mạng!)
Thiên An(NV)
DALLAS, Texas (NV) - Trường hợp bị lây nhiễm Ebola đầu tiên trong nội địa Hoa Kỳ vừa được xác định là một nữ y tá gốc Việt, Nina Phạm, 26 tuổi. Trả lời phóng viên Nhật Báo Người Việt, các giáo dân Giáo xứ Đức Mẹ Fatima, ở Fort Worth, Texas,  nơi gia đình Nina sinh hoạt vào mỗi Chủ Nhật, cho biết hiện "sửng sốt," và kêu gọi “hãy cầu nguyện cho Nina.”
* Dương tính với Ebola
Nữ nhân viên y tế Texas có kết quả xét nghiệm dương tính với Ebola mặc dù cô mặc đồ bảo hộ toàn thân khi săn sóc cho một bệnh nhân có tên Thomas Eric Duncan gốc Tây Phi.
Nina Phạm tốt nghiệp y tá bốn năm trước, tại trường Texas Christian University ở Fort Worth vào năm 2010. Cô hiện làm việc tại bệnh viện Texas Health Presbyterian Hospital ở Dallas, cũng là nơi cô và khoảng 50 nhân viên y tế khác tiếp xúc với bệnh nhân Ebola .
Một người thân của Nina Phạm, danh tánh chưa công bố, cũng đang được cách ly để chờ xét nghiệm.
Hiện tại, trưởng Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), Bác Sĩ Thomas Frieden, cho biết tình trạng của Nina Phạm là “ổn định.”
Theo tờ USA Today trích dẫn lời thị trưởng Dallas, ông Mike Rawlings, chú chó nhỏ loại Cavalier King Charles Spaniel của Nina Phạm hiện bị cô lập và theo dõi, nhưng giới hữu trách không có kế hoạch để giết nó. "Chú chó rất quan trọng với nhân vật và chúng tôi muốn đảm bảo an toàn cho nó."
Ở Tây Ban Nha, khi một y tá phát hiện nhiễm Ebola, giới hữu trách đã quyết định giết chú chó của người này vì theo một số nghiên cứu, chó là một trong các loài động vật có thể lan truyền khuẩn Ebola. Tuy vậy, hiện chưa có trường hợp nào xác minh điều này trên thực tế.

Bệnh viện Texas Health Presbyterian Hospital ở Dallas, nơi Nina Phạm và khoảng 50 nhân viên y tế khác tiếp xúc với bệnh nhân Ebola. (Hình: Getty Images)

* Giáo xứ xôn xao

“Khi giáo xứ vừa nhận được tin tức, mọi người vừa cảm thông cho hoàn cảnh của gia đình, nhưng nhiều người cũng sợ vì trong những ngày cuối tuần qua có tiếp xúc trực tiếp với mẹ của Nina,” Thầy Sáu Michael Hoàng Quý, phó tế giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở Fort Worth, chia sẻ với phóng viên Nhật Báo Người Việt.
Ông cho biết gia đình Nina là một trong những gia đình Công Giáo thường xuyên sinh hoạt và đóng góp cho giáo xứ.
“Khi bà Ngọc, mẹ của Nina, nói chưa gặp con gái từ hồi Tháng Tám đến giờ, nên mọi người cũng bớt lo lắng...”
Theo lời ông Hoàng Quý, Nina và người em gái từng là học viên của lớp giáo lý Việt Ngữ cho đến khi lên đại học.
“Khi thấy hình của Nina lên báo là tôi nhận ra ngay. Hồi đó cô học với chúng tôi mỗi Chủ Nhật. Nina hiền và dễ thương lắm, năng động, hòa đồng, mọi người ai cũng thương mến.”
Hôm Thứ Hai, Giáo phận Fort Worth cũng ra thông cáo kêu gọi: “các giáo hữu cầu nguyện cho y tá bị nhiễm Ebola và cho gia đình và người thân của cô.”

Giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở Fort Worth, nơi gia đình Nina sinh hoạt vào mỗi Chủ Nhật, bày tỏ sự "sửng sốt," và kêu gọi “hãy cầu nguyện cho Nina.”  (Hình: chụp từ Google Maps)
Ông Thomas Hà, một người cũng sinh hoạt tại giáo xứ Đức Mẹ Fatima, kể lại phút “sửng sốt” khi biết tin về Nina Phạm:
“Người Việt Nam tuy hay theo ngành y tế, nhưng số người Việt Nam ở đây cũng chỉ là số ít. Nước Mỹ văn minh vậy mà cũng không ngăn ngừa được Ebola, Nina thật không may khi là người đầu tiên mắc căn bệnh quái ác này.”
Ông Thomas nói mẹ Nina chính là người gọi cho hội đoàn của bà trong giáo xứ để báo tin. “Bà vừa kể, vừa khóc,” ông Thomas kể rằng gia đình rất đau buồn và không muốn tiếp chuyện báo giới.
Ông Thomas gọi Nina là “nữ anh hùng” khi là một trong những y tá giúp chữa trị cho bệnh nhân Ebola, ông Duncan. “Tôi đoán, với trái tim của cô, cô đã vượt qua những gì phải làm để giúp đỡ người đang cần.”
“Xin mọi người hãy cầu nguyện cho em Nina và gia đình,” những giáo dân tại Đức Mẹ Fatima trả lời phỏng vấn Nhật Báo Người Việt, như bà Đỗ Lựu, ông Thomas Hà và Thầy Sáu Hoàng Quý, kêu gọi.
Hiện gia đình của Nina Phạm vẫn từ chối trả lời báo giới. Từ hôm Chủ Nhật, trang Facebook của Nina không còn trên mạng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/196553-DP-Nina-Pham.jpg

               Một số cảnh sát ở Dallas đang đứng trước nhà một người bị tình nghi nhiễm Ebola. (Hình: Getty Images)

* Chưa rõ lý do nhiễm khuẩn

Bác Sĩ Thomas Frieden, trưởng CDC, trước đó có nói rằng “rõ ràng có sự vi phạm về thủ tục an toàn”, và rằng tất cả những ai săn sóc cho ông Duncan nay được xem đã có nguy cơ tiếp cận với dịch bệnh.
Tuy vậy, ông Frieden hôm thứ Hai vừa nói lời xin lỗi với nhân viên bệnh viện, và nói “sự vi phạm về thủ tục an toàn” không chứng tỏ sự thiếu cố gắng của các nhân viên và bệnh viện.
“Tôi xin lỗi đã làm mọi người nghĩ rằng tôi chỉ trích bệnh viện,” ông Frieden nói hôm Thứ Hai, “Tôi rất lấy làm tiếc là một nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh khi giúp bệnh nhân Ebola.”

Ông Friden nói hiện phía điều tra chưa rõ vì sao cô Nina Phạm bị nhiễm khuẩn. Ông khẳng định là các thủ tục về an toàn, như quần áo bảo hộ và mặt nạ, là hoàn toàn bảo vệ được các nhân viên y tế trong hàng thập niên qua. 

Toàn bộ sự việc bắt đầu khi bệnh nhân Duncan từ Liberia đến Hoa Kỳ để thăm gia đình vào hôm 20 tháng 9, và năm ngày sau thì đến bệnh viện xin được khám vì lên sốt và đau ở vùng bụng. Tuy ông có nói với y tá rằng ông đến từ Phi Châu nhưng vẫn được cho về nhà.
Chú chó cưng của Nina Phạm
Ông Duncan trở lại khám vào ngày 28 tháng 9 và bị giữ ở phòng cách ly vì tình nghi bị nhiễm Ebola. Ông qua đời vào hôm Thứ Tư.
Khi mới đặt chân đến Dallas, tuy không tỏ dấu hiệu bị bệnh nào nhưng ông Duncan đã từng tiếp cận với Ebola. 
Láng giềng ông ở Liberia tin rằng ông bị lây nhiễm khi giúp đỡ một phụ nữ mang thai cạnh nhà, người sau đó qua đời vì Ebola.
Về việc y tá Nina Phạm bị nhiễm bệnh khi chăm sóc bệnh nhân Ebola, Bác sĩ Thomas Frieden nói: “Việc xảy ra trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ đã thay đổi một số điều và không thay đổi một số điều khác. Nó không thể đổi sự thật về cách thức khuẩn Ebola lây nhiễm. Nó không thể đổi việc khuẩn Ebola có thể được chữa trị một cách an toàn. Nhưng nó rõ ràng thay đổi cách chúng ta tiếp cận nó.” 
Đồng thời, hiện có tin cho biết tại một bệnh viện khác có tên Baptist Medical Center, một bệnh nhân cũng đang được giữ trong lúc xác định xem có bị Ebola hay không.

Thông tin Mạng

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

ĐI ĂN GIỖ CÓ QUÀ


Tối hôm qua Giỗ năm thứ 8 Bác Ninh-thời Thầy Hải Linh-, Bố của Tuấn, Tú, Thắng. Mình cùng Kiều sang nhà Thắng ăn Giỗ. Vì Kiều mắc đọc kinh kính Đức Mẹ Fatima,13.10 ở khu nên hai chị em sang trễ, bàn đã đầy anh em, trong đó vẫn có mặt mấy ca trưởng-ca viên  thân quen : Bố con Tân-Duy, Hoài, Hưng, Duy, Thành, Công,Tú , Trí...
Rượu hôm nay là rượu Đậu Nành. Thêm bia lon, ai không uống rượu thì uống bia. Mình chọn men Đậu Nành trong vắt, nghe tên thì hiền lành trắng trẻo mà uống vô cũng lừ lừ . Mồi là Cầy Tơ, Kiều sang mua thêm Rựa Mận Củ Chuối (mình  viết vậy có đúng không các chị nội trợ chuyên nấu đồ nhậu cho các đức ông chồng ?) mềm như bún, đen như mắm ruốc đun lâu. Món Rựa Mận này ở cửa hàng Mộc  Bảy Hiền đây, không ngon bằng nhà mình làm, không đẹp bằng. Ngày xưa hồi Ba mình còn sống, mẹ mình nấu Giả Cầy, Rưa Mận cho ông Cụ nhậu với bạn, Rưa Mậu mẹ nấu màu tím rịm ngon tuyệt vời, Giả Cầy thì con cái chen nhau chan cơm ăn, may mà mẹ luôn nấu dư dả cho cả nhà . 
Giữa bữa, Thắng tuyên bố : Hôm nay đi ăn Giỗ còn có quà mang về nha ! Ấy là báo tin cho chị Triều, mình đấy. Thắng vào nhà mang cái metronome này ra , vừa đi vừa tìm cái khăn lau bụi cho nó. Mình đón lấy món quà, cảm động thằng em có tình . Công bảo có năm chục ngàn đó cô Triều. Ô ! Sao mới toanh tà lòanh thế này ? Xem như  cu Công nói đùa cho vui, mà nói thật thì cũng chả ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới, là vì mình không nhắm đắt rẻ, mà quý là quý cái tình trong món quà. 
Mình hỏi sử dụng thế nào, không biết, mấy gã cười khen chị gái đơn sơ thật thà.
Thế gian này lạ thật, không biết thì nói không biết, có nói có không nói không mà mấy em !
Cám ơn Thắng, hôm nay chị rất vui vì đi ăn Giỗ còn được ôm quà về. 
Từ mai là cố đàn cho nhịp nhàng với toong toong toong !
ht.

TRIỆU CHỨNG EBOLA


                           
Sưu tầm mạng

TÌM HIỂU EBOLA

Theo Hồng Anh/Trí thức trẻ

EBOLA


Những cảnh tượng tang thương 
tại tâm dịch Ebola
Đại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người tính đến thời điểm hiện nay, nâng tổng số trường hợp mắc phải lên con số gần 8.400 người. Không chỉ gây ra hàng ngàn cái chết thương tâm, dịch Ebola còn để lại sự đau khổ, mất mát không nguôi cho những người ở lại.

                                  Nỗi đau đớn tột cùng của người dân tại tâm dịch Ebola.
 Trong hành trình tác nghiệp tại Liberia, hai nhiếp ảnh gia John Moore và Mohammed Elshamy đã ghi lại những cảnh tượng tang thương ở một ngôi làng nghèo Monrovia ở Liberia, nơi được xem là tâm dịch Ebola.
Khoảnh khắc đau đớn tột cùng của bà Sophia Doe (phải) khi người con gái lớn của bà vừa được hỏa táng vì Ebola.


Bà Sophia Doe và con gái lớn đang vật vã than khóc khi một đứa con khác bị đưa đi hỏa táng hôm 11-10.
Người đàn ông đau đớn gào lên khi thi thể vợ ông bị nhập vào số những người chết do Ebola.

Thi thể nạn nhân được mang đi hỏa táng đã gây ra những chấn động tâm lý rất lớn cho người dân Liberia, bởi trong quan niệm của họ người chết thường được mai táng.

                             Một thi thể nạn nhân Ebola được trùm chăn đặt trước cửa nhà

Đau khổ tột cùng hiện rõ trên khuôn mặt của người dân khi nhìn thi thể người thân chết vì Ebola.
                           
Một người phụ nữ đã ngất lịm đi vì không đủ sức chạy theo chiếc xe tải chở thi thể nạn nhân mang đi hỏa táng.

Trong ảnh, một người phụ nữ đang bò với theo thi thể em gái xấu số trước khi mang đi hỏa táng.

                    Cảnh tượng đau khổ và tuyệt vọng trước cái chết của những người thân
Hồng Anh (tổng hợp)