|
Khu vực đốt nến tại FATIMA, Bồ Đào Nha.( Ảnh : ht.) |
ht. Khu vực đốt nến tại Fatima (Lưu ảnh Fatima) trong suốt thời gian tôi có mặt luôn tỏa ra mùi khét lẹt, ngay cả khi thưa thớt chỉ có vài khách hành hương ra vào. Lửa đã lụn nhưng khói vẫn cứ còn hun mịt mùng. Ngày qua ngày, chuỗi lò đốt dài đến gần chục mét đen xì, đặc quánh, khiến tôi không khỏi thắc mắc sao việc Đốt nến được người ta ưa chuộng đến thế ? Đem câu hỏi này gửi bạn bè để được giải thích như sau.
Xin cám ơn LyCa, tác giả bài viết.
Ý Nghĩa Của Việc Thắp Nến
Chuyện đốt nến xem vậy mà cũng thú vị lắm
cho những sự giải thích. Trước nhất, và thâm sâu nhất trong ý nghĩa khi thắp
nến là việc mời gọi xin Chúa ngự đến vì chính Chúa đã phán "Ta
là ánh sáng thế gian…", nơi nào có ánh sáng thì ma quỷ không cận
kề. Ý nghĩa sâu xa thứ hai là khi ngọn nến đã được đốt lên thì nơi đó đã
được Chúa đánh dấu là "những gì thuộc về Chúa", thần dữ phải tránh
xa. Ý nghĩa thứ ba khi thắp nến là biểu chứng cho sự Hợp Nhất với nhau qua
sự hiện diện của những người thắp nến, cũng như sẽ thông công cùng chung lời
cầu nguyện ở một nơi nào đó. Vì thế, ở những nhà thờ hay những địa danh linh
thiêng thì thường có những góc dành để cầu nguyện, và sẽ có rất nhiều ngọn nến
đã được sắp sẳn chung quanh, và rồi sẽ được thắp sáng lên bởi những người đang
hiện diện hoặc sẽ đến sau và tiếp tục cầu nguyện. Có nhiều nơi mổi người
tự mang đến một ngọn nến khi tham gia họp nhau cầu nguyện, và sẽ cùng nhau gom
tất cả các ngọn nến lại một chổ, rồi cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện với nhau
vì "khi hai ba người họp nhau thì Chúa sẽ hiện diện ...".
Chính vì lẽ đó ở nhhững nơi hành
hương thì thường có một khu vực có để cả trăm ngọn nến với nhau, và ý
nghĩa có nhiều ngọn nến cùng lung linh bên nhau như đồng hiệp thông với nhau
trong lời cầu nguyện ở nơi đó, trong lúc đó; Điều này khác với
việc mổi người thắp nến riêng rẽ ở nhà và chỉ một mình cầu nguyện cùng
Chúa. Ở cả hai trường hợp thì vẫn là kêu mời, xin Chúa ngự đến, và cùng
có ý nghĩa là những lời cầu nguyện sẽ được Chúa lắng nghe nhận lời.
Khi nhiều người cùng thắp nến chung với nhau thì đã thể hiện sự chung
lòng tuyên xưng, hiệp nhất qua lời cầu nguyện, chẳng hạn đêm đốt
nến ở lễ vọng Phục Sinh để tuyên xưng việc Chúa sống lại, chiến thắng tử thần,
hoặc đoàn người thắp nến rước kiệu ở Lộ Đức, hay Fatima để
tỏ lòng kính mến Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Khi đi hành hương người ta
thường không đem theo nến, vì thế ở các nơi hành hương
họ đã để sẳn nến và người ta chỉ việc chọn một ngọn nến chưa cháy và
đốt lên. Một ý nghĩa khác là khi mình thắp nến như vậy thì ngoài việc kêu
cầu Chúa đến thì người ta cũng tin rằng những lời cầu của mình sẽ hợp với những
lời cầu nguyện của những người chung quanh để xin Chúa lắng nghe, việc này
chúng ta thường thấy xãy ra trong những biến cố quan trọng làm rung cảm nhiều người,
chẳng hạn như khi công nương Dianna tử nạn, người ta ở khắp nơi đã cùng
gặp nhau ở một nơi nào đó, họ cùng mang nến đến, thắp lên và để lại,
và đó thể hiện một sự hiệp nhất cầu xin cho linh hồn Dianna. Chúng ta
cũng đã thấy nhiều biến cố khác được mọi người cùng đến thắp nến với nhau
như trong ngày 9 tháng 11 khi Mỹ bị thảm họa khủng bố, hay cơn sóng thần ở biển
Thái Bình Dương cách đây gần muời năm.
|
(Ảnh : ht.) |
Việc bỏ tiền ít tiền lẻ trong thùng khi thắp
một ngọn nến thì đó là một sự chia sẻ để mua một ngọn nến khác, bởi vì ngọn nến
mình thắp sẽ cháy cho đến tàn lụi không ai thổi tắt, Có những nơi khác thì
người ta dùng những ngọn nến bằng pin, lý do chính là vì sau nhiều năm được đốt
nến bằng đèn sáp thì khói đen đã làm hư hại chung quanh, và như thế cũng phải
có người bỏ tiền để mua những ngọn nến điện này, nếu sự đóng góp có
dư chút tiền thì cũng là chút ít đóng góp
để tu sửa, bảo trì nơi đó, hay góp phần giúp cho người nghèo. Nếu không sẳn
tiền thì cũng không ai bắt mình phải trả tiền khi thắp nến, không một nơi nào
ghi là bắt buộc phải trả tiền để thắp nến, chỉ là khi mình thắp lên một
ngọn nến thì mình luôn nghĩ là mình phải công bằng trả tiền cho ngọn nến, thế
thôi. Có thắp nến hay không thì lời cầu nguyện vẫn là lời cầu nguyện, Chúa
không bắt mình phải thắp nến rồi Chúa mới nghe lời.
Một câu hỏi tưởng là nhỏ nhoi của chị cũng làm
cho H phải đi lang thang internet để tìm tòi câu trả lời cho
thoả đáng, H không rành rẽ về thần học nên nhờ câu hỏi này mà biết thêm
một chút về tục lệ thắp nến này, và cũng mong rằng chị sẽ hài lòng cho câu trả
lời. Mai này, khi mình có đi đến đâu mà không có sẵn tiền
nhưng có nhiều nến chung quanh, thì mình cứ thắp lên một ngọn nến, vì nhiều
người đã tin là nơi đó có Chúa hiện diện, thì mình cũng tin như
vậy, cũng xin thắp lên một ngọn nến và hòa chung lời cầu xin cho mình, cho
những người đã cầu xin trong nhiều ánh nến đang lung linh.
LyCa