#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

NHỮNG HOA HỒNG

Đoá hồng trắng của Đức Giáo hoàng Phanxicô
9/28/2013 8:53:04 AM
Hôm Chúa Nhật mồng 8-9, một ngày sau buổi canh thức dài cầu nguyện cho hoà bình ở Syria - khi một số lời trích dẫn của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được xướng lên - ĐGH Phanxicô bất ngờ nhận được một đoá hồng trắng.
 

ĐGH Phanxicô xem đoá hồng như một “dấu hiệu” liên kết với lòng sùng kính thánh nhân. Đức cha Edoardo Menichelli, Tổng Giám mục của Ancona và Osimo, đã kể lại chuyện này với sự cho phép của Đức Giáo hoàng.   

Đức Giáo hoàng kể cho ngài câu chuyện về đoá hồng một ngày trước khi vị giám chức có buổi ra mắt cuốn sách về Thánh Têrêsa tại Pedaso, thuộc vùng Marche của Ý. Vị giám chức kể lại câu chuyện này trong buổi ra mắt cuốn sách - là một tiểu luận của nhà thần học và nhà văn Gianni Gennari có tựa đề “Teresa di Lisieux. Il fascino della santità. I segreti di una dottrina ritrovata” (Thánh nữ Têrêsa Lisieux. Sự cuốn hút của thánh nhân. Những bí mật về giáo lý được tái khám phá) và do Nhà Xuất bản Lindau phát hành. Đây là cuốn sách mà Đức Phanxicô đã đem theo trên chuyến bay đến Brazil hồi tháng 7 vừa qua.
“Đức Thánh Cha kể rằng ngài vô cùng ngạc nhiên khi nhận được đoá hồng trắng do một người làm vườn hái tặng ngài khi ngài tản bộ trong Vườn Vatican hôm Chúa Nhật ngày 8-9”, Đức TGM Edoardo thuật lại. “Đức Thánh Cha xem đoá hoa này như một “dấu chỉ”, một “lời nhắn gửi” từ Thánh Têrêsa Lisieux, vị thánh mà ngài hướng đến trong thời khắc lo âu vào ngày trước đó”. Đức Tổng Giám mục cũng chuyển lời chào thăm của Đức Thánh Cha tới những người hiện diện trong buổi ra mắt cuốn sách, và nói thêm rằng ngài được phép kể cho họ câu chuyện về đoá hồng trắng. Đức Thánh Cha không nói gì về việc đoá hồng có liên hệ gì với buổi canh thức cầu nguyện cho hoà bình ở Syria vào chiều tối hôm trước. Nhưng không khó để hình dung một trong những nỗi lo lắng của ĐTC trong lúc tình hình quốc tế sôi động, những cuộc thảm sát tại Syria và việc dự định can thiệp của phương Tây vào quốc gia vùng Trung Đông này.
Vậy thì bông hồng trắng có ý nghĩa gì đối với ĐGH Phanxicô? Đức Bergoglio có nhắc đến chuyện này trong cuốn sách “El Jesuita”, nói về cuộc phỏng vấn do hai nhà báo Sergio Rubin và Francesca Ambrogetti thực hiện khi ngài còn là hồng y. Trong một mô tả về thư viện của Đức Bergoglio tại Buenos Aires, hai nhà báo viết: “Chúng tôi dừng lại trước chiếc bình đầy hoa hồng trắng được đặt trên một cái kệ trong thư viện. Đàng trước là bức chân dung Thánh Têrêsa. “Khi tôi gặp vấn đề”, Đức Bergoglio giải thích cho các nhà báo, “tôi không xin thánh nhân giải cứu nó, nhưng tôi đặt vấn đề đó trong tay thánh nhân, xin ngài giúp tôi nhận lấy nó và tôi hầu như luôn nhận được một đoá hồng trắng như một dấu hiệu”.
Lòng sùng kính của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với vị nữ tu Dòng kín Camêlô, người qua đời khi mới 24 tuổi xuân vào năm 1897, được Đức Piô XI tuyên thánh và được Đức Gioan Phaolô II tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội vào năm 1997, là điều ai cũng biết. Chính Đức Phanxicô đã kể cho các phóng viên về chuyện này trên chuyến bay từ Rio de Janeiro về Roma sau Ngày Giới trẻ Thế giới. Lúc còn sinh thời, Thánh Têrêsa từng hứa rằng khi qua đời, thánh nhân sẽ làm mưa “hoa hồng” xuống từ trời, một dấu hiệu về sự bầu cử của ngài. “Một tâm hồn bừng cháy tình yêu thì không thể thụ động... Chỉ có bạn biết được tôi dự định làm gì khi tôi được ở trên thiên đàng... Tôi sẽ gửi điều thiện hảo từ thiên đàng xuống trần gian.” Vì vậy, trong buổi canh thức cầu nguyện diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm 7-9, các mầu nhiệm Mân Côi được đọc cùng với các trích đoạn trong Tin Mừng và những vần thơ do thánh nhân viết.
Sự gắn kết hoa hồng với sứ điệp không bắt đầu từ Đức Bergoglio. Vào ngày 3-12-1925, Cha Putigan, Dòng Tên, đã khởi sự buổi cầu nguyện đặc biệt để cầu xin điều gì đó rất quan trọng. Cha cũng xin một dấu hiệu, để biết liệu lời cầu nguyện của ngài có được đáp trả hay không. Ngài xin một bông hoa hồng được gửi đến cho ngài. Ngài đã không nói với ai về buổi cầu nguyện đặc biệt đó hoặc về lời thỉnh cầu bất thường mà ngài xin vị thánh. Sau đó, vào ngày thứ ba sau buổi cầu nguyện, ngài nhận được đoá hoa hồng như mong ước, và do đó lời cầu nguyện của ngài đã được nhậm lời. Sau đó, ngài lại khởi sự một buổi cầu nguyện đặc biệt khác, và vào ngày thứ tư sau buổi cầu nguyện, một y tá (là nữ tu) tặng cho ngài một đoá hồng trắng và nói với: “Thánh Têrêsa gửi cho cha đoá hồng này.” Vì thế, vị tu sĩ Dòng Tên quyết định loan tin buổi cầu nguyện đặc biệt “lạ lùng” này, được ngài đặt tên theo những đoá hồng, khiến nó trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

(Mai Trang/ Vatican Insider 26-09-2013)

THIÊN THẦN NÀY LÀ AI ?


Có một truyền thuyết xa xưa về cuộc chạy trốn của Thánh Gia sang Ai Cập như sau: giữa một cuộc hành trình các ngài gặp phải một lũ cướp và bị chúng bao vây. Vừa khi nghe chúng nhào tới tính trấn lột đôi vợ chồng trẻ, thì một đứa trong bọn tên là Dismas nhận ra tay Đức Maria có ẵm một hài nhi. Hắn quá xúc động trước vẻ mặt Hài Nhi Giêsu, nên đã khuyên can đám cướp để cho các ngài được an toàn ra đi. Trước khi cả bọn rút lui, Dismas nghiêng mình trên Hài Nhi Giêsu và nói: “Xin hãy nhớ đến tôi và đừng bao giờ quên giờ phút này.” Truyền thuyết kể rằng về sau tên cướp ấy đã trở thành tên trộm lành bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu và chính Ngài đã nói với hắn: “Hôm nay đây ngươi sẽ ở cùng Ta trên nước thiên đường.” (Lc 23,43).Dĩ nhiên đây chỉ là một truyền thuyết có lẽ đã chẳng xảy ra. Tuy nhiên nó bộc lộ cho thấy hai điều quan trọng. Thứ nhất là khi trốn chạy sang Ai Cập, Thánh Gia đã gặp phải nhiều nguy hiểm. Thời xưa, hầu hết mọi người đều đi thành từng đoàn đông đúc vì nhiều con đường bị lũ cướp kiểm soát. Điên rồ lắm mới đi một mình, trừ khi nguy cấp giống trường hợp Thánh Gia mà thôi. Thứ đến, truyền thuyết trên còn đề cao sự quan phòng đặc bịêt của Chúa đối với Thánh Gia lúc Chúa Giêsu vừa mới chào đời. Thánh sử Matthêu kể rằng đang khi thánh Giuse ngủ, một thiên thần Chúa đã truyền lệnh cho ngài trốn sang Ai Cập và sau đó một thiên thần lại truyền cho ngài trở về khi tình hình đã lắng yên.Chúng ta hãy lưu tâm tới điểm thứ hai nói về vị thiên thần lãnh nhiệm vụ che chở đặc biệt cho Chúa Giêsu. Thiên thần ấy là ai?
Ngày nay, khi nhắc đến từ ngữ Thiên thần có lẽ mỗi người hiểu một cách khác nhau. Khán giả xem truyền hình có lẽ sẽ nghĩ rằng chúng ta đang nói đến một chương trình truyền hình hấp dẫn của Michael Landon. Chương trình này mang tên “Highway to heaven” (xa lộ về trời). Trong đó Landon đóng vai thiên thần chuyên nguỵ trang đi cứu giúp người nguy khốn; còn khán giả thích xem chiếu bóng khi nghe từ Thiên thần có lẽ sẽ nghĩ đến bộ phim “The Heavely kid” (Chú bé thiên thượng). Trong đó có một người bố trẻ đã lên thiên đường nhưng lại trở về trái đất để lo đám cưới cho con trai mình. Còn người Kitô hữu có lẽ sẽ nghĩ những sinh vật thần thiêng thường che chở chúng ta trong cơn nguy khốn. Về điểm này chúng ta nên phân tách ra hai ý niệm: ý niệm Thiên thần nói chung và ý niệm thiên thần bản mệnh nói riêng.
Đầu tiên ta hãy bàn đến các thiên thần nói chung. Vài năm trước đây, Billy Graham có viết một quyển sách nhan đề Thiên thần (Angels). Ngay tức khắc cuốn sách bán rất chạy, được hơn triệu cuốn. Graham đã quảng diễn lời dạy của truyền thống Giáo hội, cho rằng các thiên thần là loài thiêng liêng. Dưới nhãn quan công giáo, truyền thống Giáo hội tin rằng các thiên thần là thụ tạo vô hình của Chúa. Chúng ta thường ám chỉ đến các vị ấy trong Kinh Tin Kính đọc trong thánh lễ: “Tôi kinh kính một Thiên Chúa… Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.” Chúng ta cũng nhắc đến các vị ấy lúc khởi đầu thánh lễ qua lời kinh Cáo Mình: “Tôi xin Rất Thánh Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên thần, các Thánh và anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước toà Thiên Chúa, Chúa chúng ta.” Ngoài ra, trong Kinh Tiền tụng, chúng ta vẫn thường đọc: “Vì thế, cùng với các Thiên thần và toàn thể các Thánh, chúng con đồng thanh tung hô vinh quang Chúa rằng: Thánh, Thánh, Thánh…”. Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy các Thiên thần cũng thường được nhắc đến, từ cuốn đầu tiên tức Sáng Thế Ký đến cuốn sau cùng tức Khải Huyền. Đặc biệt các vị này được nhắc đến trong cuộc Giáng Sinh của Chúa Giêsu. Thánh Kinh thường phác hoạ các vị như là những sứ giả của Chúa, chẳng hạn như trong bài Phúc Âm hôm nay. Thêm vào đó, dường như Thánh Kinh còn dùng từ ngữ Thiên Thần để ám chỉ việc Chúa hiện ra, chẳng hạn trong Cựu Ước, Hagar đã nói về một thiên thần của Chúa như sau: “Làm sao tôi trông thấy Chúa mà lại còn sống được?” (St 16,13)
Tiếp theo, chúng ta hãy bàn đến các Thiên thần bản mệnh, tức các vị được Chúa chỉ định che chở chúng ta. Thánh Kinh ít nói rõ về điểm này. Tuy nhiên, Chúa Giêsu có nhắc đến khi Ngài nói về các trẻ em như sau: “Thiên thần của chúng… hằng chiêm ngưỡng Thánh nhan Cha Ta ở trên trời.” (Mt 18,10). Giáo hội chưa bao giờ buộc ngặt chúng ta phải tin rằng mỗi người đều có riêng Thiên thần bản mệnh, tuy nhiên, khái niệm về Thiên thần bản mệnh rất được Giáo hội kính chuộng, vì ít nhất nó cũng làm nổi bật một trong những giáo huấn nền tảng của đức tin chúng ta. Theo đó, Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và quan tâm đặc biệt đến mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ về tình yêu và sự quan tâm đặc biệt này như sau: “Không một con chim sẻ nào mà không được Thiên Chúa lưu tâm đến… đừng sợ, các con còn qúy giá hơn chim sẻ rất nhiều.” Vậy, để kết luận chúng ta nên nhớ rằng Giáo hội dạy chúng ta hai điều liên quan đến các thiên thần; thứ nhất, các thiên thần có thực, các vị ấy là những sứ giả và có lẽ là những biểu lộ của chính Thiên Chúa; thứ đến, mỗi người chúng ta là đối tượng được Chúa yêu thương và quan tâm đặc biệt, đôi khi tình thương và lòng quan tâm của Ngài được hình ảnh hoá thành một thiên thần bản mệnh. Tuy nhiên, Giáo hội không có buộc chúng ta phải tin có một Thiên thần bản mệnh nơi từng người.
Để kết thúc, tôi xin trưng dẫn một bài thơ của một nhà thần học hiện đại tên là John Shea, mô tả vai trò quan trọng của ý niệm thiên thần bản mệnh trong tuổi thơ của ông đồng thời muốn truyền đạt ý niệm ấy cho đám trẻ ngày nay. Shea nói:
“Tôi thật buồn cười khi nhớ lại vào năm lớp hai, Dì Phước dạy giáo lý đã bắt chúng tôi ngồi xích ra một chút để nhường chỗ cho thiên thần bản mệnh của mình. Tôi thì mập ú mà cái ghế ngồi thì nhỏ xíu, nên tôi thường bị tuột ra khỏi thành ghế giống như một chiếc bánh săng-uých trét bơ nhão nhoẹt, và đau đớn thấy rằng sao Thiên Chúa lại gần gũi đến thế! Nhưng rồi tôi đã vượt xa thiên thần đó, để ngài lại sau lưng như dấu thánh giá trước khi ném trái banh vào rổ.
Nhưng nếu muốn nói cho con tôi biết một điều khôn ngoan, có lẽ tôi sẽ nói thầm vào tai nó rằng con có một thiên thần của chính con, không như đầy tớ hay một người bạn tưởng tượng, nhưng là một người bạn đích thực – như Tôbia trên hành trình cuộc đời. Nếu không, có lẽ nó sẽ quên sự trưởng thành đức tin của cha nó mà đôi cánh của tình yêu Thiên Chúa trổi vượt hơn tất cả chúng ta. Khi nhớ lại, tôi mỉm cười nhưng làm sao để trao truyền lại điều đó.”
(Trích trong bài A praver of Inheritance trong cuốn The God Who Fells from Heaven (Thiên thần từ trời rơi xuống), Tabor xuất bản năm 1979).
Cha Mark Link, S.J.
Nguồn: empty

QUẢNG BÌNH SAU BÃO


1-10, UBND tỉnh Quảng Bình đã chủ trì cuộc họp bàn cách khắc phục hậu quả cơn bão số 10 gây ra trên địa bàn. Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá đây là cơn bão lớn nhất trong hơn 20 năm qua ở địa bàn này với thời gian rất lâu, kéo dài từ 13 giờ chiều ngày 30-9 đến 18 giờ 30 cùng ngày.

Trước đó, vào khoảng 21 giờ đêm 30-9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung hải cùng đoàn công tác của Chính phủ tiếp tục họp khẩn bàn cách khắc phục hậu quả. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh đây là cơn bão lớn về tốc độ, cường độ, diện rộng, và thời gian quần thảo rất lâu. Phó Thủ tướng lưu ý, các địa phương, lực lượng bộ đội, công an, biên phòng dốc lực giúp dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 10, những người bị chết, bị thương cần phải được giúp đỡ kịp thời.
Báo cáo nhanh sáng nay của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão tỉnh Quảng Bình cho biết có 3 người chết, gồm Lê Thanh Nghị (SN 1972), Nguyễn Chí Thành (SN 1973) nhân viên trạm tiếp sóng VOV tại Quảng Bình và Hồ Trung Thuần (SN 1973) ở huyện Quảng Trạch. 13 người bị thương. 26 nhà sập tại Minh Hóa 6 nhà, Quảng Ninh 20 nhà, có 89.9998 nhà bị tốc mái, trong đó huyện Quảng Ninh có 13.200 nhà, huyện Bố Trạch 35.600 nhà, huyện Quảng Trạch 40.200 nhà và các địa phương khác.
Tuy nhiên nhìn nhận báo cáo này, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết số liệu này chưa chính xác và cần xem xét lại. Như số lượng người bị thương tại bệnh viện Việt Nam-Cu Ba có đếm 200 người, số nhà tốc mái ở Bố Trạch, Quảng Trạch lên đến hơn 90%, Đồng Hới cũng trên 70%... từ đó ông chỉ đạo phải thực hiện thống kê lại để giúp dân.
 Tại địa bàn Quảng Bình điện vẫn mất toàn tỉnh, các hệ thống liên lạc của viettel, mobiphone, vinaphone hoàn toàn bị mất liên lạc, khi có sóng cũng không nói chuyện được dài. Hiện các đơn vị này đang gấp rút khắc phục hậu quả để nối thông liên lạc cho người dân.
 Quốc lộ 1A đã tạm thời thông tuyến, các tuyến quốc lộ khác như 12 A, đường Hồ Chí Minh và đường liên thôn, liên huyện, liên xã hiện vẫn bị tắc do sạt lở và cây xanh sập đổ.
Sau đây là một số hình ảnh của PV Báo SGGP Online thực hiện cảnh đổ nát sau bão tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, nơi bão giật cấp 13, 14.
Người dân đường Hà Văn Cách, thành phố Đồng Hới dọn dẹp sau bão.


Cây cối ngã đổ trên nhiều tuyến đường ở Đồng Hới.

Công nhân giao thông đi thu dọn các biển báo bị gió giật sập trên các tuyến đường của tỉnh Quảng Bình.
Mái tôn của nhà dân ở phố Trần Hưng Đạo bị bão giật tung.

Tháp tiếp sóng của VOV tại Cầu Rào, Đồng Hới, Quảng Bình bị bão quật đổ làm 2 người chết, 1 người bị gãy tay chân và đè bẹp 2 ô tô. Tháp từng bị Sở Xây dựng, UBND thành phố Đồng Hới đình chỉ vì nằm trong khu dân cư nhưng vẫn được thi công và hoàn thành vào năm 2012.

Nhà hàng Sóng Thần ở Hải Đình, Đồng Hới bị bão giật bay lên bờ.

Nhà ông Hoàng Văn Thống ở phường Hải Thành, Đồng Hới bị tốc mái.

Cây cối ngã đổ trên nhiều tuyến đường ở Đồng Hới.
 Nguồn : (Quảng Bình tan hoang sau bão)

CÁC THIÊN THẦN ĐÌNH CÔNG


CÁC THIÊN THẦN BẢN MỆNH ĐÌNH CÔNG TRÊN THIÊN ĐÀNG

Chúa Giêsu cất giọng: “Hãy yên lặng, Micae tối nay con hãy mau họp tất cả các thiên thần bản mệnh ở đây.  Chúng ta sẽ lắng nghe những than phiền của họ.”  Buổi tối, thánh Micae xếp đặt các ngôi sao trong bầu trời theo một trình tự từ nhỏ đến lớn: các thiên thần bản mệnh được gọi về trời, hướng Tây, vào lúc trăng bắt đầu mọc.
Các thiên thần bản mệnh đã lên gặp Chúa.  Khi tất cả ngồi trên các tầng mây, tạo thành một số lượng lớn không đếm xuể.
Chúa Giêsu tiến lên giữa họ: “Hỡi các thiên thần, Ta biết các con muốn đình công.  Điều đó thực sự không hợp lý.  Vậy có điều gì không hay?”
Họ la lên: “Chúng con thấy chán nản về công việc bạc bẽo của chúng con!  Chúng con không thể làm được nữa! Chúng con muốn trở về thiên đàng!  Trên trần gian chúng con quá cô đơn!”
Chúa Giêsu ngạc nhiên hỏi: “Cô đơn trên trần gian ư?  Nhưng các con đã làm gì cho nhân loại?  Mỗi người các con không có một người bạn mà chúng con gắn bó ngày đêm sao?”
Một tổng thần vừa đứng dậy vừa nói: “Lạy Chúa! Điều làm chúng con bị cô đơn là loài người không biết đến chúng con.”
Một thiên thần khác thêm vào: “Quả thật, nhân loại đã lôi kéo nhau vào trong những cuộc rộn ràng điên rồ mà không bao giờ có lấy một chút quan tâm đến chúng con. Có ai nghĩ rằng có một thiên thần luôn theo sát bước chân của họ không?”
Đến lượt một thiên thần Sêraphim tóc hoe, đứng lên nói: “Chính con, con là thiên thần bản mệnh của Gioan, người ta luôn thấy chú bé nghịch ngợm, và đứng trên bờ tường sắp đổ nát, hoặc trên một sà lúp sửa soạn lật đổ, hay trên một cành cây mỏng manh.  Tuy nhiên, nhờ con mà nó chưa gặp một điều bất trách.  Một ngày kia, nó bị ngã xuống nước, chính con đã ra tay để nó móc vào rễ cây.  Có ngày nó bị lao đầu từ trên cây táo xuống, con đã trải áo của con xuống đất để làm giảm bớt sự va chạm.  Chú bé Gioan đã đứng dạy không bị sao cả.  Chúa nghĩ rằng nó sẽ cảm ơn con ư?...  Nó không hề nghĩ tới con.”
Khi thiên thần Sêraphim im lặng, một thiên thần áo trắng, thắt lưng vàng phát biểu.  Ngài nói:“Con có sứ vụ bảo vệ Lisa, một cô bé khờ khạo luôn băng qua đường mà không nhìn phải trái.  20 lần con đã kéo tay áo nó lại lúc mà một chiếc xe điện hoặc xe hơi sắp cán nát nó.  Người ta hỏi nó: nhờ phép lạ nào mà nó được đưa ra đúng lúc, vậy mà không bao giờ có ai nghĩ rằng con đã ở bên nó trong sự việc ấy.”
Một thiên thần mặc áo choàng xanh da trời đã thở than một cách chán nản: “Ôi! các trẻ em đều phụ bạc!”
Một thiên thần khác buồn rầu chậm rãi nói: “Chúng cũng không nhận ra giọng nói của chúng con trong lúc chúng con thì thầm bên tai chúng lời khuyên tốt lành.”
Thiên thần Kêrubin nói: “Đối với con, còn tệ hại hơn nữa, Loulou bạn đồng hành của con cũng không biết có con không.  Mẹ nó chưa bao giờ nói điều đó cho nó biết.”
Những phàn nàn vẫn tiếp tục kéo dài, với giọng điệu dai dảng đó.  Bỗng nhiên, thấy một nhóm thiên thần tỏ ra buồn bã, mệt mỏi hơn các thiên thần kia, Chúa Giêsu hỏi họ: “Còn các con hỡi các thiên thần, các con muốn nói gì ?”
Các thiên thần đáng thương trả lời với một giọng trầm khàn: “Ôi lạy Chúa!  Nỗi bất hạnh của chúng con còn vượt quá những điều mà Chúa vừa nghe thấy!  Chúng con là những thiên thần bản mệnh của người lớn.”
Vua vũ trụ trở lên căng thẳng.  Người xoáy bộ râu cằm lộ vẻ bối rối.  Một sự trầm lặng nặng nề trên cõi thiên đàng.  Cuối cùng, sau một lúc lâu, Chúa Giêsu nói: “Hỡi các thiên thần, điều các con nói cho Ta đủ làm Ta chán nản.  Cha đã sai các con đến với các thụ tạo yếu hèn để giúp đỡ chúng trong cuộc hành hương ngắn ngủi ở trần gian.  Nhưng sự việc tỏ ra quá đau buồn.  Ta không còn tâm tư để buộc các con làm việc đó quá lâu nữa.  Vậy các con có thể trở về thiên đàng.”
Qua câu nói vừa rồi vui mừng bọc lộ vang ra từ muôn đôi cánh, và các tầng trời thiên đàng đang rung lên.  Nhưng bỗng Đức Thánh Trinh Nữ xuất hiện giữa đám đông: “Tới phiên ta, ta muốn nói.”
Như ai cũng biết, Chúa Giêsu, Đấng không bao giờ từ chối Mẹ, Ngài nói: “Vâng, thưa Mẹ.”
Quay hướng về các thiên thần bản mệnh, Mẹ nói với họ: “Hỡi các thiên thần bản mệnh, còn hơn cả con Ta nữa, ta thấy chán nản về cuộc đình công mà các con dự định.  (Đức Trinh Nữ đã biết rõ rằng các trẻ em ở trần gian sẽ bị mất, không còn các thiên thần bản mệnh nữa!)  Ta muốn các con, vì đặc ân cuối cùng, các con trở lại nhiệm sở của các con trọn một ngày nữa.  Trong thời gian này chúng ta sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu, và tối mai các con hãy trở về để bỏ phiếu thuận hay chống lại cuộc đình công bi thảm này, nếu đa số thì thắng.”
Lập tức các thiên thần bản mệnh, quỳ rạp trước nhan Chúa Giêsu và Mẹ Người mà xin bay về trần gian lần nữa.
Đêm đó Nữ Vương các tầng trời đã rời thiên đàng và thực hiện một cuộc kinh lý lạ thường.  Âm thầm vào từ nhà này sang nhà khác, vì duy chỉ có Thần Ánh Sáng mới biết được việc này.  Mẹ cúi xuống từng giường của các trẻ em đang ngủ và thì thầm vào tai chúng điều gì đó.  Mẹ thích chọn những em bé, những người lớn thì 'nặng tai' hơn.  Mẹ đã làm như thế cho đến hết vòng trần gian.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, các trẻ em trần gian biết rằng chúng có một giấc mơ!  Giấc mơ nào?... không ai nhớ đúng cả.  Nhưng bỗng chúng biết rằng mỗi người trong chúng đều có bên cạnh một thiên thần, họ sẽ buồn rầu, chán nản và ra đi nếu như người ta không có lấy một chút yêu mến họ.  Thế là các trẻ em trần gian bắt đầu chắp tay lại và nói: “Hỡi thiên thần bản mệnh của con, xin đừng đi!  Con yêu mến Ngài, vì Ngài đã cứu con thoát khỏi nhiều thảm họa.  Con xin Ngài luôn mãi phù hộ con.”
Tối hôm đó có nhiều cuộc đi lại giữa thiên đàng và trần gian.  Các thiên thần bản mệnh hôm trước quá sa sút, quá mệt mỏi; bây giờ với vẻ mặt rạng rỡ họ đã bỏ lá phiếu của họ vào thùng và trở lại trần gian với tiếng vỗ cánh vui tươi.  Lúc đến mở thùng phiếu, ông Chủ Vũ Trụ đã ngạc nhiên!  Hôm trước các thiên thần đã bằng mọi giá bỏ mặc trần gian, thì bây giờ, tất cả đã tuyên bố chống lại cuộc đình công.
Đó là phương cách mà Đức Trinh Nữ Maria đã dùng để hơn một lần cứu thoát nhân loại bất hạnh.
Hỡi các bạn nhỏ, chuyện này có xảy ra vào thời của các con không?  Các con có nhận ra sự viếng thăm của Đức Trinh Nữ trong giấc ngủ của các con không?...  Có lẽ không.  Nhưng hãy coi chừng!  Thiên thần bản mệnh của các con cũng sẽ rất buồn và sẽ muốn rời xa các con nếu các con quên họ.

Trích từ “L’Oratoire kỷ yếu về thánh Giuse ở Mont royal, Montréal”


KINH LẠY NỮ VƯƠNG

(GIÁO CA - Hát ngoài Phụng Vụ)
Tiếng hát DIỄM KIỀU 


 Karafun




Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

MẸO HỮU DỤNG


1. KÍN CHƯA ! Để tiết kiệm một ...sợi thun : 

2.NHANH CHƯA ! Bóc cả nồi không ớn :

3. DỄ CHƯA ! Không phải đập chai :

4. và nữa... :(nguồn Kênh 14.vn)























Ứng dụng của chiếc xiên


Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

BIỂN DÂNG SÓNG CUỐN (Krf)

DIỄM KIỀU hát
                                                                            Karafun có bè

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

ĐỪNG QUÁ HỮNG HỜ



ĐỪNG QUÁ HỮNG HỜ

 Xem ra người phú hộ trong Tin Mừng chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục: Ông không gian tham, không trộm cắp, không bóc lột... Cuộc đời ông ngày này qua ngày khác chỉ có ăn uống linh đình và mặc lụa là gấm vóc, nghĩa là chỉ có hưởng thụ cái tài sản giàu sang do ông làm ra, mà hưởng thụ như vậy là chính đáng chứ có gì là tội đâu? Tội không giúp đỡ Ladarô chăng? Nếu ta đọc kỹ Tin Mừng từng chữ thì sẽ thấy rằng Ladarô đã không mở miệng một lời để xin ông ta giúp đỡ, Ladarô chỉ âm thầm ao ước được ăn những miếng bánh rơi. Nhưng vì chỉ âm thầm ao ước, mà không nói ra cho nên không ai biết mà cho.
Nhưng tại sao lại không biết? Thưa vì không để ý. Ở cạnh bên nhau mà không thấy nhau, không biết nhau, không giúp đỡ nhau thì thật là quá vô tình, quá hờ hững. Tội của người phú hộ chính là tội hững hờ đó. Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ thế mà người phú hộ vẫn hững hờ đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra tội hững hờ của người phú hộ trở thành tội nặng làm cho ông ta đáng phạt trong hỏa ngục.
Chúng ta vừa khám phá ra một điểm đặc biệt của Tin Mừng: chúng ta không chỉ phạm tội do việc làm, do lời nói, do ý tưởng, mà còn có thể phạm tội do quá hững hờ với người khác nữa, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng.
Trong phim "Những đứa trẻ khốn khổ" có một cảnh rất thương tâm: một cô gái nhà nghèo lên tỉnh tìm việc làm và bị dụ dỗ đến có con. Vì phải làm việc suốt ngày nên cô không thể nuôi con mà phải gởi cho một người chủ quán nuôi giúp. Người chủ quán này không có lương tâm, lợi dụng hoàn cảnh của cô để bóc lột: nay hắn gởi thư đòi tiền, mai hắn lại đòi một số tiền khác. Người mẹ trẻ không có tiền nên chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc, hết tiền cô cắt mái tóc đem bán, hết tiền lại nhổ từng cái răng đêm bán nữa... và cô trở thành rách rưới, ốm o, xấu xí. Nhưng cô càng gầy ốm, rách rưới, xấu xí thì cũng bị những người khác khinh khi, ghét bỏ. Cảnh cô bị đuổi khỏi sở làm, co ro trong chiếc áo rách chạy giữa trời đông tuyết lạnh, thỉnh thoảng dừng lại ôm ngục ho xù xụ... với cảnh cả một đám đông người xúm lại đánh đập cô, xô cô té ngả xuống đất và nhào vô xâu xé cô... những cảnh như thế làm cho chúng ta xem mà không khỏi cảm thấy thương tâm. Tại sao ta cảm động? Vì ta đã biết hoàn cảnh của cô ấy và khi ta thấy cô bị hành hạ như vậy thì thương tâm. Còn những người kia, những người hành hạ cô, tại sao họ không thương tâm? Thưa vì họ không hiểu hoàn cảnh của cô, họ cùng ở một đường phố, cùng làm chung một sở nhưng không hiểu hoàn cảnh của cô. Họ quá hững hờ.
Chắc chắn có rất nhiều lần chúng ta cũng hững hờ như vậy.
Trích : 
Gợi ý Bài giảng lm. Hồ Bặc Xái - 40 Giây Lời Chúa -

Diệu Hiền hát NGỢI KHEN ...

....THÁNH LINH NƠI MẸ MARIA
Nhạc và Lời : Từ Linh & Hải Triều
                                    Tiếng hát DIỆU HIỀN


Vì sao tuần nay mình post các bài hát lên Bài đăng cứ bị mờ thế này không biết, bạn nào rành cách chỉnh sửa làm ơn chỉ dùm. Cám ơn nhiều, 
blogger ht.
(trieuthanhca@gmail.com)

Xem bản hát rõ hơn : (tại đây)

BẾN THIÊN ĐÀNG BÍ SỬ

Bài Thánh Ca BẾN THIÊN ĐÀNG 
- Một bí ẩn được cất giấu nhiều năm - 
Bài này mình viết năm 19 tuổi, mới vào học lớp Ca Trưởng năm 1 của thầy Hải Linh.
Khi ấy một nốt nhạc cắn đôi không biết.
Thấy nhạc Hải Linh sao dễ viết quá, bèn mở tập Ca lên đi dễ hát của ...cha Kim Long ra, xem bài nào dễ bắt chước thì ...mượn . Ưng ý bài Fa Trưởng "Con hân hoan" rồi, mình nhặt từng nốt trong ấy tựa như  cô Tấm lựa đậu, sắp xếp lại vị trí những nốt "có cọng cứng", những nốt "có cọng phẩy" theo toán học, lên cao xuống thấp thì cứ áng theo mắt nhìn, cố gắng chế biến làm sao để bài hát mình sáng tác sẽ không giống Con hân hoan tí nào.
 Một lúc sau là ra bài Bến Thiên Đàng như thế này. 
Đem khoe thầy, thầy khen hay, thầy tưởng trò này giỏi nhạc.Thật ra, khả năng về nhạc lý của trò trong thời điểm ấy là abc,  không biết Fa Trưởng  là gì, cho nên Bến Thiên Đàng có giống và buộc phải giống Con hân hoan ở  "khâu" có một "chữ b nhỏ" ở đầu mỗi dòng nhạc, vì không dám làm khác, sợ sai..nguyên tắc.
Bấy giờ, thầy xem xong tác phẩm đầu tay này của Hải Triều thì bảo rằng :
- Người ta không biết Hải Triều là ai, cho nên để tên thầy vào nữa là bài hát này sẽ được mọi người biết đến. 
Y như rằng ! Thấy chưa, vỗ tay ! hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii !
(Tại thầy mình nổi tiếng lắm !)
ht.



Tái bút : 
(Thật ra, trước đó mình có viết một bài, kỷ niệm biến cố được lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy lần thứ 2 , dựa theo ý tưởng câu thánh Augustino cầu nguyện : Lạy Chúa, Chúa dựng nên con giống hình ảnh Chúa nên lòng con cứ khắc khoải tìm về Chúa luôn. Bài ấy ngô nghê, quên được).