#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

CHÁU TUI

HAI CH EM : SURIN
Su trên bìa báo Thiếu nhi
Su -Dalat

Rin tập bơi



Rin ở sân banh
                                              Rin suy tư                                             
Rin luyện thành siêu nhân
Rin ga-lăng
                                                                           


















Su - Tết 2013
Su chúc Bà Cố sống lâu hơn Trăm tuổi.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

TRÚNG LÔ AN ỦI

Hôm nay thật là một ngày đáng chán, soi gương chắc mặt mình giống như mặt con vật xấu xí này. Loài cá blobfish có khuôn mặt rầu rĩ đáng thương và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Blobfish sống dưới độ sâu 800 m ở khu vực vùng biển phía đông nam Australia. Cơ thể của blobfish lúc nào cũng phồng rộp lên. Nó có một cái đầu và một cái mũi rất to, cái miệng trĩu nặng xuống, chính vì vậy mà nhiều người đã gọi cá blobfish bằng một cái tên khác là “cá buồn rầu”.
Blobfish buồn vì loài nó sắp bị tuyệt chủng.
Còn mình chán vì sao ?
Biết lý do mà không nói.
Nói mà làm gì khi ai cũng biết.
Ai cũng biết cả thì nói cho ai nghe.
Ai cũng nghe hết rồi  thì nói làm gì.
Nói làm gì vì có nói mấy cũng không đủ.
Nói không đủ thì không nói, nhất định không nói.
Nhưng chán mà không nói thì ai biết mình chán.
Không cần  ai biết bởi vì ai cũng chán.
Đời còn biết bao người vừa chán, vừa buồn, vừa khổ, vừa đau.
Cái chán của mình có là cái gì mà than.
Nào phải Quảng Ninh, tất cả các quê, quê nào cũng đang than, đáng than.
Than nhiều quá, thương quá.
Thôi đừng than nữa, chán thì chịu lấy, buồn chịu lấy.
Mình còn sướng hơn tỉ người.
Ờ mà sao hôm nay nghĩ chán thật, chả muốn làm cái gì.
Bao nhiêu bài hát đang cần kiểm, chỉnh, chụp, đăng, không vào việc, cứ loanh quanh.
Lễ lạc gì !Không thấy một mảy may nào gọi là "mừng" cả.
Sáng nay đi chợ về, đang đi ngang qua chú kia, chú kia gặp người quen là một chú công an nọ.
Chú kia reo a, hôm nay lễ, bận đồ.
Chú nọ mặt vô cảm, ý cũng chả vui gì với bộ đồng phục màu cứt ngựa mới toanh ta loanh.
Mình bật cười hấc hấc.
Thôi, cũng có cái để gọi là không mừng thì cũng dzui dzui.Coi như trúng lô an ủi.
(Bài mang tính cách cá nhân đó nha mấy chú em. 72 đâu có cấm cười !)

Dzui dzui!

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

CON YÊU DẤU


AI MUỐN LÀM HOÀNG TỬ NÀY ?


          Có một hòang tử nọ tên là Mukasaki, có một thái độ tự cao tự đại đến độ cả khi đi, ông cũng không bao giờ nhìn xuống đường. Ông bước đi trong tư thế làm oai, ngực đứng thẳng, mắt ngước lên, mọi người trong vùng đặt cho hoàng  một tên riêng là :”Người không bao giờ nhìn xuống” và hoàng từ Mukasaki xem ra cũng rất thích biệt hiệu này, ông tuyên bố :”Những bậc vĩ nhân không bao giờ nhìn xuống, họ chỉ biết nhìn lên trời cao mà thôi”. 
          Một ngày nọ, hoàng tử được mời đến dự đại tiệc tại cung đình. Để khoe cho mọi người nhìn thấy  bộ áo cẩn ngọc qúi giá có một không hai của mình, hoàng tử quyết định không ngồi xe ngựa nhưng hiên ngang đi bộ từ nhà đến cung đình, dĩ nhiên là với thái độ kiêu hãnh không bao giờ nhìn xuống. Dân chúng tuốn ra hai bên đường  trầm trồ khen áo đẹp và quí, điều này lại làm cho hoàng tử thêm kiêu hãnh. Hoàng tử đến cung đình sau hết mọi người và hiên ngang bước vào. Mọi người cười rộ lên, hoàng tử kiêu hãnh nói :
          - Tại sao mọi người cười tôi như vậy ?
          Một trong những người khách mới trả lời :
          - Xin hoàng tử nhìn xuống đôi chân mình sẽ biết lý do tại sao ?
          Hoàng tử nhìn xuống, mặt bỗng đỏ bừng lên vì hổ thẹn. Cả hai đế giầy của hoàng tử đều dính đầy phân ngựa, vì không bao giờ nhìn xuống, hoàng tử giẫm lên  không biết bao nhiêu đống phân ngựa  từ nhà đến cung đình để dự tiệc. 
(Sưu tầm)

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

LINH MỤC GIẢ

Linh mục giả 
VP. TOÀ GIÁM MỤC XUÂN LỘC
THÔNG BÁO VỀ MỘT LINH MỤC GIẢ

VP. Toà Giám mục Xuân Lộc thông báo:
Kính thưa quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ Xuân Lộc,
Thời gian qua, có một linh mục thỉnh thoảng xuất hiện trong một số thánh lễ đồng tế ờ vùng Hố Nai và một số nơi khác ngoài GP. Xuân Lộc (ở TGP. TP.HCM và Phú Cường), cụ thể là ngày 15-7 vừa qua, đã đồng tế lễ giỗ mãn tang bà cố Cha Thanh (USA - nhà quê tại Sặt) tại nhà thờ Kẻ Sặt, do ĐC Thiên của Hải Phòng chủ sự. Cha sở và Cha phó cứ nghĩ là Cha thư ký của ĐC Thiên.
Vị này thường cho giáo dân xem hoặc tặng ảnh mặc áo lễ, ảnh đồng tế của mình, đến nỗi có những giáo dân đã quen mặt, và ông cố, khi mời ngài về đồng tế lễ giỗ, cũng nói là rất rành về ngài, nhưng khi được hỏi, cũng chỉ là nghe người ta nói ngài là linh mục quê ở Sài Quất thôi chứ thực sự không biết ngài chịu chức khi nào. Đồng thời người này cũng hay giới thiệu mình đang coi nhà trẻ mồ côi để được giúp đỡ. Đã có những người xin lễ, giúp và có cả các Cha cũng đã chuyển lễ cho người này.
Tuy nhiên, vì vị “linh mục” này có những biểu hiện đáng ngờ nên Cha xứ và Cha phó Kẻ Sặt đã hỏi trực tiếp cũng như nhờ người hỏi vị này để lấy các thông tin cá nhân và tìm cách điều tra. Kết quả cho thấy đây là một linh mục giả.
Chúng con xin ghi lại đây kết quả các Cha Sặt đã điều tra:
1. Vị này tự nhận là linh mục Lê Thiện Quang, Dòng Don Bosco, bị đi tù 2 năm do phổ biến sách, đĩa CD về Đức Mẹ Tà Pao, được ĐHY J.B. Phạm Minh Mẫn truyền chức chui tại nhà nguyện TGM. TP.HCM với 2 cha Dòng Tên cách đây gần 2 năm. Hiện đang phụ trách Giáo họ Vô Nhiễm và một nhà dành cho trẻ mồ côi và người già neo đơn thuộc hạt Củ Chi, GP. Phú Cường. Tuy nhiên, Cha Tài, SDB, cho biết: nhà dòng không có cha Quang nào như thế, cũng như không có trường hợp nào của nhà dòng giống như vậy; Cha Khi, Quản hạt Củ Chi, cũng xác định giáo hạt của ngài không có họ Vô Nhiễm hay nhà cho trẻ mồ côi và người già neo đơn như thế.
2. Khi được một số giáo dân hỏi, vị này cho biết: chịu chức ngày 15-8-2010 tại Nhà thờ Đức Bà, khi thì nói do ĐC Tứ, khi thì nói do ĐC Khảm, và có lúc nói do ĐC Đaminh Xuân Lộc truyền chức cho.
3. Lúc thì vị này nói ở Sài Quất, lúc thì nói ở Ngũ Phúc, lúc thì thuộc Dòng Don Bosco, lúc thì lại nói với giáo dân là mình thuộc Dòng Xitô, Dòng Đồng Công... Cha Cường, Chánh xứ Ngũ Phúc, xác định: ở Ngũ Phúc không có linh mục nào như vậy.
Một số Cha (vd: Cha Hoá, Thuận Hoà) thấy nói chuyện vui vẻ, thân mật với ngài, tưởng là quen thân, nhưng khi được hỏi, thì ngài nói cũng mới gặp lần đầu, và vì tưởng ngài là linh mục thật nên mới vui vẻ như thế.
Xin quý cha hay quý bề trên nào có thêm thông tin gì về “linh mục” này, xin cho mọi người cùng biết để cảnh giác.
Chúng con hết lòng cám ơn.
VP. TGM Xuân Lộc
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực

 NGUỒN : Vietcatholic.net (tại đây)

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

TIẾC NGÀY QUA

Ngày 28 tháng 8 : Kính Thánh Augustinô 
Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh
(354-430)
Aurelius Augustinus sinh ngày 13 tháng 11 năm 354 tại Tagaste, Numidia thuộc Bắc Phi Châu. Cha Ngài là người ngoại giáo, mẹ Ngài là Thánh nữ Monica.
Nhận thấy Augustinô sáng trí và có nhiều triển vọng nên hai ông bà quyết định cho Ngài theo đuổi việc học tới cùng. Nhưng tại kinh thành Carthage, Augustinô bị tiêm nhiễm bởi nếp sống trụy lạc sa đoạ và chạy theo những tư tưởng lạc giáo Manichaeans trái nghịch với đức tin Công Giáo. Mẹ Ngài hết sức đau buồn và bà hằng cầu nguyện cho Ngài.
Sau những năm đắm mình trong tà thuyết và lạc thú, Augustinô chán ngán và rơi vào một tình trạng cô đơn, sầu muộn tột độ. Chính trong lúc ấy, Chúa đã đến gõ cửa lòng Ngài; chỉ một câu Thánh kinh: "Ðừng sống theo dục tình và lạc thú dâm ô nữa, nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô" đã khiến đời Ngài chuyển hướng hoàn toàn. Ngài bắt đầu nghiên cứu giáo lý Công Giáo, theo sự chỉ dẫn của Ðức Cha Ambrosiô ở Milan và Ngài đã được rửa tội năm 387, lúc đó Ngài đã 33 tuổi.
Mẹ ngài qua đời, ngài trở về Carthage (Phi Châu) và bán hết tài sản cho người nghèo, sống một cuộc đời khổ hạnh và sám hối trong một dòng tu. Sau đó Ngài được đề cử làm Giám Mục thành Hyppo năm 396. Sự khôn ngoan và thánh thiện của Ngài đã giúp cho Giáo Hội Phi Châu tiến triển rất nhiều. Ngài còn để lại những bộ sách quý giá về thần học, minh giáo và chú giải Thánh kinh. Trong suốt khoảng thời gian làm Giám Mục, Ngài còn thể hiện một tinh thần khiêm tốn và tình huynh đệ bác ái tuyệt hảo đối với các Linh Mục dưới quyền Ngài.
Thánh nhân qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Hippo, hưởng thọ 76 tuổi. Mộ thánh nhân được an vị trong VCTĐ San Pietro tại Cielo d’Oro, Pavia thuộc miền Bắc nước Ý Đại Lợi, nơi giữ hài cốt của thánh Augustinô kể từ năm 725. Ngày 20 tháng 9 năm 1295, Đức Giáo Hoàng Bonifacius VIII đã tuyên phong thánh Augustinus ở Hippo cùng với thánh Ambrosius, thánh Gregory Cả và thánh Jérome là các thánh Tiến Sĩ của Giáo Hội La Tinh .
Là Kitô Hữu lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, được tấn phong giám mục lúc 41 tuổi: ai ai cũng quen thuộc với tiểu sử tóm lược của Thánh Augustine Hippo, một tội-nhân-trở-thành-thánh-nhân. Nhưng có thực sự biết về cuộc đời thánh nhân thì điều đó mới có giá trị. Dù khi xa cách Thiên Chúa hay hướng về Thiên Chúa, đời sống của ngài mau chóng đạt đến mức độ mãnh liệt. Nước mắt của mẹ ngài, những lời huấn đức của Thánh Ambrôsiô và, trên hết mọi sự, chính Thiên Chúa nói với ngài qua Kinh Thánh đã thay đổi tính yêu đời của Augustine thành một cuộc đời đầy bác ái.
Từng đắm chìm trong sự cao ngạo về cuộc đời mình trong thời niên thiếu và từng say sưa cặn bã cay đắng của cuộc đời, nên người ta không ngạc nhiên khi thấy Augustine quay trở về, với sự thánh thiện mãnh liệt, để chống trả những tấn công của ma quỷ trong cuộc đời ngài. Thời đại của ngài thực sự sa sút -- về chính trị, xã hội và luân lý. Người ta vừa sợ và vừa mến ngài, giống như Thầy Giêsu. Ngài bị chỉ trích không bao giờ cùng: là bản tính khắt khe của loài người.
Cuộc đời ngài, do thiên ý, ngài đã chu toàn nhiệm vụ của một ngôn sứ. Như ngôn sứ Giêrêmia và các vị đại ngôn sứ khác, ngài bị chèn ép nhưng không thể giữ im lặng. "Tôi tự nhủ, tôi sẽ không nhắc đến Ngài, tôi sẽ không nhân danh Ngài mà lên tiếng nữa. Nhưng rồi như lửa bừng cháy trong tim, giam hãm thân thể tôi; và tôi cầm hãm không nổi, chịu đựng không thấu" (Giêrêmia 20:9).
Lời Bàn:
Trong thời đại chúng ta, Thánh Augustine vẫn còn được xưng tụng và vẫn còn bị kết án. Ngài là vị ngôn sứ của thời đại ngày nay, thúc giục chúng ta phải từ bỏ khuynh hướng thoát ly thực tế và can đảm đối diện với trách nhiệm và phẩm giá của mỗi một con người.
Lời Trích :
"Thật quá trễ để con yêu mến Ngài, ôi Ðấng Tuyệt Mỹ của ngày xa xưa ấy, nhưng mới lạ hơn bao giờ hết! Thật quá muộn để con yêu mến Ngài! Và đây, Ngài ở bên trong, và con ở bên ngoài, và con đi tìm Ngài; con bị méo mó, đắm chìm trong những hình dạng đẹp đẽ mà Ngài đã dựng nên. Ngài ở với con, nhưng con không ở với Ngài. Nhiều thứ đã giữ con xa Ngài -- những thứ mà nếu chúng không ở trong Ngài, thì chẳng là gì cả. Ngài kêu lớn và gào thét vào sự ngơ điếc của con. Ngài lấp lánh và chiếu sáng vào sự mù quáng của con. Ngài thở hương thơm và con bị lôi cuốn -- và con khao khát Ngài. Con đã nếm thử, và con đói khát. Ngài chạm đến con, và con đã bừng cháy vì sự bình an của Ngài" (Tự Thú của Thánh Augustine).
(Trích Gương Thánh Nhân - ns Người Tín Hữu online)
(Nhóm Tinh Thần nhuận chính lại theo Patron Saints)
NGUỒN : (tại đây)


IMPRIMATUR
Tp.HCM , ngaøy 7. 11. 2009
Kyù teân
Pheâroâ Nguyeãn vaên Khaûm

Giaùm muïc phuï taù Tgp.Tp.HCM

LỜI KINH HIỀN MẪU


NGUỒN : (tại đây)
Ngày 27 tháng 8: Kính Thánh Monica
§ Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác

Thánh Monica là người Phi châu, sinh vào khoảng năm 332 tại Carthage. Bà kết hôn với một người ngoại đạo có chức phận nhưng tánh tình nóng nảy và ham chơi bời. Nhờ vào đức tin Công giáo và sự nhẫn nại, bà đã cải hóa được người chồng và đem ông trở lại đạo Công giáo. Bà có được ba người con. Người con cả là Augustin, một người thông minh tài hoa nhưng đã làm cho bà đau buồn và khóc lóc rất nhiều.
Tánh tình phóng khoáng và hư đốn của Augustin lúc tuổi thanh xuân làm bà đau khổ và chua xót với những năm tháng dài đằng đẵng. Augustin công khai ăn ở với người bạn gái, theo đòi lối ăn chơi và tư tưởng vô luân của thời đại bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ, năn nỉ của người mẹ hiền.
Bền chí trong lời cầu nguyện, Monica đã có được niềm vui tràn đầy và hạnh phúc chan chứa khi người con hoang đàng trở về nhận lãnh Bí tích rửa tội. Từ đây nếp sống và tư tưởng của vị thánh tương lai Augustin ở Hippo trở thành rường cột cho Giáo Hội Công giáo.
Khi Augustin rời Phi Châu đến định cư tại Milan thì bà Monica đã quyết định đi theo với con dù Augustin đã trốn đi không lời từ biệt. Lúc bây giờ trong thành Milan có một Giám mục nổi tiếng là thánh Ambroise, ngài đã cảm hóa được Augustin. Vị Giám mục thánh thiện này đã an ủi bà Monica: “Tôi khuyên bà cứ yên tâm, một người mẹ đã chảy quá nhiều nước mắt cho một đứa con như bà thì làm sao nó có thể hư mất được!.” Sau khi được rửa tội Augustin lại trở vế Phi châu cùng với mẹ.
Đến hải cảng Ostia, gần Roma thì bà Monica đau nặng. Lúc sắp lìa đời bà trăn trối với Augustin là bà không còn lý thú gì để sống ở đời nữa: "Mẹ chỉ có một mục đích, một mục đích duy nhất mà thôi là tại sao mẹ muốn sống lâu thêm ở đời này. Mẹ muốn nhìn thấy con trở thành một người Công giáo khi mẹ rời khỏi cuộc đời này. Chúa đã ban cho mẹ lời ước nguyện đó.! Như vậy mẹ còn sống ở đời này làm gì nữa? ”Nói xong thánh Monica từ giã cuộc đời. Bà được chôn cất tại đây. Đến thế kỷ XV thì hài cốt của bà được dời về tôn kính trong thánh đường Saint Augustin ở Roma.