#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khéo tay làm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khéo tay làm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

KHI ÔNG MÔSÊ GIƠ TAY LÊN

Ảnh 40giayLoiChua
Bài Ðọc I: Xh 17, 8-13
"Khi ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng trận".
Trong những ngày ấy, người Amalec đến giao chiến với Israel tại Raphiđim, Ông Môsê nói với ông Giosuê rằng: "Ngươi hãy tuyển lựa các chiến sĩ ra chiến đấu với người Amalec: ngày mai tôi sẽ cầm gậy Thiên Chúa trong tay lên đứng trên đỉnh núi". Ông Giosuê thực hiện như lời ông Môsê đã dạy, và ra chiến đấu với người Amalec. Còn ông Môsê, Aaron và Hur thì đi lên đỉnh núi. Khi ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng trận, còn khi ông hạ tay xuống một chút, thì người Amalec thắng thế. Bấy giờ tay ông Môsê mỏi mệt, người ta liền khiêng tảng đá kê cho ông ngồi, còn ông Aaron và ông Hur thì nâng đỡ hai tay ông. Bởi đó hai tay ông không còn mỏi mệt cho đến khi mặt trời lặn. Ông Giosuê dùng lưỡi gươm đánh đuổi người Amalec và quân dân nó.

ht'
Phúc Âm: Lc 18, 1
"Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng,mà rằng: "Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: 'Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù'. Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: 'Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc'".
Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"

SUY NIỆM LỜI CHÚA CN 29 TN.C
 Cầu thay nguyện giúp
Một lá thư được viết nguệch ngoạc của một đứa trẻ gởi vào bưu điện, và địa chỉ tới là Chúa. Nhân viên bưu điện lấy làm lạ liền mở ra đọc. Thư viết rằng : "Chúa thân mến, con là Tommy, con sáu tuổi. Ba con đã chết và mẹ con phải cực khổ để nuôi sáu anh em con. Xin Chúa cho chúng con 30O đồng nhé".
Đọc thư xong, anh nhân viên bưu điện rất xúc động và dưa cho các bạn đồng nghiệp xem. Họ quyết định quyên góp để giúp gia đình cậu bé. Số tiền tổng cộng là 100 đồng, và họ gởi tới địa chỉ cậu bé.
Vài tuần sau, họ nhận được lá thư thứ hai. Họ cũng mở ra đọc, thư viết như sau : "Lần tới, Chúa có thể gởi trực tiếp cho gia đình con, vì gởi qua bưu điện, họ giữ lại 200 đồng !"

Truyện : Toa thuốc chữa bệnh.

   Một hôm, một bệnh nhân trạc độ 40, đến gõ của phòng mạch bác sĩ.
Người bệnh nói :  - Đã lâu rồi tôi mắc bệnh mất ngủ. Tôi đã uống nhiều loại thuốc an thần, thuốc ngủ. Ban đầu uống một viên. Sau đó, uống hai viên. Hiện bây giờ tôi uống đến những ba viên, mà cũng chẳng tài nào ngủ được. Hết muốn sống.
 Bác sĩ là một tín đồ Thiên Chúa giáo, liền cho một toa thuốc an thần, thật bất ngờ, lại không mất tiền mua : - Từ nay ông đừng uống thuốc ngủ nữa. Thế vào đó, trước khi lên giường, ông hãy đọc một câu kinh cho sốt sắng, và dâng phú những lo lắng của ông vào lòng Thượng Đế.
  Đã lâu lắm bệnh nhân kia chẳng hề đọc kinh chiều. Chiều hôm ấy, chàng áp dụng toa thuốc của bác sĩ cho một cách nghiêm chỉnh.
 Một tuần sau, thần kinh bớt căng thẳng, chàng được lành mạnh, ăn ngon ngủ ngon, và làm việc như thường lệ (Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 42-43).

 Thể xác mệt mỏi chưa chắc đã làm cho tâm hồn bệnh họan. Nhưng tâm hồn mệt mỏi bao giờ cũng làm cho thể xác bệnh hoạn.  Bác sĩ Alexis Carrel thật có lý :”Bao nhiêu người đang rên siết trên giường bệnh trong các nhà thương, sẽ được lành mạnh, nếu họ quyết không chiến đấu một mình với đời, mà biết sớm quay đầu nguyện cầu cùng Thượng Đế”.

 ( Trích 40giayLoiChua.net)
CHẮP TAY TRÔNG LÊN CHÚA TRỜI

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

TÂM TÌNH TẠ ƠN



BÀI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 28 TN. C :
( Trích 40 giây Lời Chúa)
 Chuyện minh họa
David đang đi đường thì gặp một người ăn xin. Anh cho người ấy một số tiền rồi tiếp tục đi, lòng rất sung sướng. Nhưng chỉ một sau, anh cảm thấy bực bội khi chợt nhớ hồi nảy người ăn xin kia không cám ơn anh. Anh đem chuyện ấy kể cho một Rabbi nghe.
Vị Rabbi chăm chú lắng nghe, rồi hỏi:
- Khi anh cho tiền người ăn mày, anh cảm thấy sao?
- Con thấy rất vui. 
- Thế đó không phải là phần thưởng cho con rồi đó sao?
- Nhưng con nghĩ rằng dù sao thì người ấy phải cám ơn con mới phải. 
- Thế sao con đã không cám ơn Chúa?
- Tại sao phải cám ơn Chúa?
- Vì Chúa đã ban cho con cơ hội làm dụng cụ cho Chúa thực hiện tình thương của Ngài cho một con người khốn khổ. 
(FM)


( Xếp đặt và ảnh : ht.)

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

CÓ MỘT VỰC THẲM


Trích 40" Lời Chúa 
DỤ NGÔN ÔNG NHÀ GIÀU VÀ ANH LA-DA-RÔ NGHÈO KHÓ ( Lc 16,19-31)





Con ơi hãy nhớ một đời
Ăn sung mặc sướng phước rồi đó con
La-da-rô những héo hon
Giờ ta an ủi yêu thương ruột rà
Có một vực thẳm khó qua ...........................


Trích 40 " Lời Chúa

TIỀN

Cách đây mấy năm, một nguyệt san xuất bản tại Luân Đôn có yêu cầu độc giả đưa ra một định nghĩa về tiền bạc và cho biết độc giả nào đưa ra câu định nghĩa hay nhất sẽ được trọng thưởng. Toà soạn đã nhận được hàng ngàn câu định nghĩa khác nhau và đây là câu định nghĩa đã trúng giải nhất: Tiền bạc là giấy thông hành đại đồng, với nó chúng ta có thể đi bất cứ nơi đâu trên thế giới này ngoại trừ lên thiên đàng là không được. Với nó, chúng ta có thể mua sắm mọi sự, trừ hạnh phúc là không thể được.
Thật là một câu định nghĩa chí lý, nó diễn tả một sự thật mà chúng ta thường quên, hay biết mà giả điếc làm ngơ không muốn nghĩ tới và cũng không muốn nghe nói tới. Nó cũng giúp giải thích lý do tại sao người giàu tiền bạc và của cải vật chất lại khó được ơn cứu độ hay thường đánh mất đi ơn cứu độ của mình.
Từ câu định nghĩa trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay và chúng ta nhận thấy: Ladarô không phải vì nghèo mà được vào thiên đàng, còn ông phú hộ không phải vì giàu mà bị sa hoả ngục. Đúng thế, Ladarô được hạnh phúc chắc hẳn là vì anh đã không oán trách và mất đi niềm tin của mình vào Thiên Chúa, dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Còn ông phú hộ đã đánh mất ơn cứu độ chỉ vì ông ta đã sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình và ăn chơi hưởng thụ đến độ không còn nhìn thấy hay giả bộ không nhìn thấy để khỏi phải trợ giúp cho Ladarô.
Và như thế tư tưởng và đường lối của Thiên Chúa hoàn toàn khác xa với tư tưởng và đường lối của người đời, bởi vì người đời coi danh vọng, tiền bạc và thành công là bảo đảm của ơn cứu độ để rồi không cần và không trông đợi gì nơi Thiên Chúa nữa. Trong khi đó, đối với Thiên Chúa thì chỉ có người nghèo, người biết sống theo quan niệm của Ngài, người có được cái nhìn của Ngài mới là những cộng sự viên cần thiết mà thôi. Chỉ có người biết sống theo tình thần nghèo khó, nghĩa là luôn ý thức những hạn hép và bất toàn của mình, không tự cứu rỗi được, nên phải mở rộng cõi lòng đón nhận ơn Chúa, cậy dựa vào lòng thương xót của Ngài là được cứu rỗi.
Và trong ý nghĩa đó, người có nhiều tiền của cũng có thể là người nghèo và được cứu độ vì đã biết sống theo tinh thần của Chúa, liêm chính trong công ăn việc làm, quảng đại chia sẻ tiền bạc vật chất cũng như tinh thần cho anh em. Đồng thời kẻ không có một đồng xu dính túi cũng vẫn có thể là người giàu vì tâm hồn bất chính, ích kỷ và kiêu căng, cậy dựa vào sức riêng của mình không cần đến Chúa và ơn thánh của Ngài. Bởi đó hãy hoán cải ngay từ bây giờ bởi vì giây phút hiện tại mới thực là quan trọng, nó chính là thời điểm duy nhất chúng ta có thể sống như chúng ta muốn và xây dựng cho tương lai vĩnh cửu một cách hữu hiện nhất, vì ngày mai phải được bắt đầu từ ngày hôm nay.

  Sự giàu có thật và sự nghèo nàn thật
Một người nhà giàu lái một chiếc xe Mercedes bóng láng đến bãi đậu xe. Một cậu bé khoảng 11 tuổi ngắm nhìn chiếc xe bằng một ánh mắt ngạc nhiên và thèm muốn. Câu chuyện bắt đầu :
- Thưa ông, chiếc xe này của ông hả ?
- Vâng.
- Chà, nó đẹp quá. Ông mua bao nhiêu vậy ?
- Chẳng dấu gì cháu, tôi không có mua. Anh tôi tặng tôi đó.
- Nghĩa là ông không phải tốn một xu nào hết mà có được chiếc xe này ?
- Đúng vậy.
Cậu bé trầm ngâm một lúc rồi nói "Ước gì cháu…"
Câu nói bỏ lửng. Người nhà giàu cố đoán phần sau của câu nói. Ông đoán cậu bé định nói "Ước gì cháu cũng có một người anh như thế". Nhưng thật bất ngờ, cậu bé nói "Ước gì cháu sẽ là một người anh như thế".
Rồi người nhà giàu suy nghĩ : Tuy mình có một chiếc xe sang trọng, có một người anh giàu có, nhưng lòng mình thì quá nghèo nàn. Còn cậu bé tuy ăn mặc tầm thường nhưng tấm lòng cậu ấy giàu hơn mình nhiều, bởi cậu bé chỉ nghĩ đến việc cho đi.
Người giàu thật là người biết cho ; người nghèo thật là người chỉ biết nhận.
Người giàu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.
Sự giàu có thật là giàu trong tâm hồn ; sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.
Bởi vậy cái giàu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng chính là cái nguy hiểm của vật chất :
- Nó khiến ta quá chú ý đến cái "có" mà quên xây dựng cái "là" của mình.
- Mà những cái "có" ấy chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.
- Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa.

Bắt đầu từ đâu ?
Một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh tật đang kêu xin giúp đỡ. Cảnh tượng ấy khiến ông xúc động và hạ quyết tâm sẽ đi tìm để giúp những người ấy.
Sáng hôm sau ông lên xe đi tìm. Vừa ra khỏi cửa nhà, ông gặp ngay một người ăn mày đang ngửa tay xin tiền. Ông định dừng xe lại, nhưng tự nghĩ hãy đi thêm để biết thêm. Chiếc xe chạy qua những con đường, những khu chợ, những quãng trường… Càng đi ông càng thấy những người nghèo khổ đông quá. Trong đầu ông bắt đầu vẽ ra rất nhiều dự án để cứu giúp rất nhiều hạng người. Nhưng ông bối rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đến chiều, ông quay xe về nhà, và gặp lại người ăn mày trước cổng, với cũng một tư thế ấy và những lời van xin ấy. Tối hôm đó ông lại nằm mơ và lại nghe thấy những tiếng kêu xin cứu giúp. Nhưng lần này những tiếng ấy không xuất phát từ đám đông, mà từ chính người ăn mày nằm trước cổng nhà ông. Và ông hiểu ra : phải bắt đầu từ chính người ăn mày ấy.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói : "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố… Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân : muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó". Mẹ Têrêsa còn kể : "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực : làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia… Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói". Mẹ nói tiếp : "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt".

 Một chuyện khác
Một tu sĩ kia vào một ngôi làng. Ông sắp sửa ngả lưng xuống một gốc cây để ngủ qua đêm thì một người dân làng đến nói :
- Xin ngài cho tôi viên ngọc quý ấy đi.
- Viên ngọc nào ?
- Đêm qua tôi mơ nghe thấy một tiếng nói bảo tôi rằng nếu tôi đi ra ngoài rìa làng thì sẽ gặp một tu sĩ và tu sĩ ấy sẽ cho tôi một viên ngọc.
Vị tu sĩ lục lọi trong túi xách, lấy ra một vật gì đó, hỏi :
- Có phải là cái này không ? Nếu phải thì ông hãy cầm lấy.
Người dân làng sung sướng vô cùng vì đó quả thật là một viên ngọc lớn hơn mọi viên ngọc mà ông đã từng thấy. Đêm đó ông không ngủ được. Sáng hôm sau ông trở lại chỗ cũ nói với vị tu sĩ :
- Ngài hãy cầm lại viên ngọc của ngài đi. Thay vào đó xin ngài cho tôi một thứ quý hơn nữa.
- Thứ gì ?
- Là thứ đã khiến ngài có thể đưa cho tôi một viên ngọc quý một cách dễ dàng như thế.

QUY LUẬT SỰ SỐNG

– Lm. Ignatiô Trần Ngà

Tội của lão phú hộ là tội gì? Xem ra, lão chẳng làm gì nên tội. Lão chẳng trộm cắp, cướp giật của ai; lão chẳng đánh đập hay chửi mắng La-da-rô…
Vậy tại sao lão lại sa vào chốn cực hình? Hay là vì lão quá giàu? Giàu đâu phải là tội!
Thật ra, lão phú hộ phải sa hoả ngục không phải vì lão giàu có, không phải vì lão đánh đập hay chửi mắng La-da-rô, mà chỉ vì lão là người vô cảm và ích kỷ, chỉ chăm lo bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, chỉ biết thu tích cho riêng mình mà không biết chia sớt cho tha nhân. Tội của lão là tội ích kỷ và chính sự ích kỷ nầy là nguyên nhân khiến lão phải chịu đau thương khốn đốn trong chốn cực hình.
Quy luật của sự sống là có nhận có trao. Ngừng nhận và ngừng trao thì phải chết. Quy luật sống trong xã hội là mình sống cho mọi người và mọi người sống cho mình. Nếu ai đi ra ngoài quy luật đó là tự hại mình và chuốc lấy cái chết.
Trước hết, ta thử xem quy luật nầy được áp dụng trong phạm vi nhỏ là cơ thể. Để duy trì sự sống cho thân thể, tất cả mọi thành phần trong thân mình đều phải vận hành theo quy luật nhận và trao.
Quả tim sau khi đã nhận được máu thì liền bơm máu cho khắp châu thân, nhờ đó toàn thân được sống và lớn mạnh. Nếu có ngày nào quả tim tỏ ra “ích kỷ”, không chuyển máu nuôi toàn thân mà chỉ giữ lại cho riêng mình, thì đó là ngày tận cùng của nó và cũng là ngày hấp hối của toàn thân.
Hai lá phổi của chúng ta cũng thế. Phổi liên tục tiếp nhận dưỡng khí và liên tục trao ban. Ngày nào phổi “tham lam” cứ giữ khư khư số lượng dưỡng khí đã nhận được mà không chịu phát ban, đó là ngày tận số.
Nói chung, các cơ quan trong cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì chúng phải tuân theo quy luật của sự sống là biết nhận và biết trao.
Trên bình diện rộng lớn hơn, mỗi cá nhân là một thành phần trong một thân thể lớn lao là nhân loại. Vì thế, nếu mỗi chúng ta không trao ban chia sớt những gì mình nhận được cho cộng đồng xã hội, thì số phận chúng ta như số phận của “quả tim ích kỷ”, của “lá phổi tham lam” đề cập trên đây. Có nhận, có trao là sống. Ngừng nhận, ngừng trao là chết.
Lão phú hộ trong Tin Mừng hôm nay chưa hiểu được lẽ đời, chưa hiểu được quy luật của sự sống là nhận và trao, nên lão chỉ biết nhận, biết tận hưởng một cách ích kỷ mà không biết sớt chia cho chàng La-da-rô khốn khổ bần cùng, do đó sau nầy lão phải lâm vào cảnh đau thương khốn đốn.
Trong cuộc đời nầy, chúng ta đã nhận được rất nhiều thứ do người khác cống hiến cho mình từ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe đi, và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác… Ngoài ra lại còn được đón nhận vô vàn ân huệ Thiên Chúa tuôn ban trong suốt cuộc đời… thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải cống hiến, phải biết trao ban cho người khác. Có vay phải có trả, có nhận thì phải có trao. Người khác đã phục vụ mình thì mình cũng phải biết phục vụ người khác.
Không phải chờ đến khi trở thành tỷ phú hay trở nên giàu có như lão phú hộ trên đây, ta mới tính đến chuyện chia sớt của cải mình cho người khác; nhưng ngay hôm nay, chúng ta vẫn có bổn phận cống hiến cho người khác những ân huệ Chúa ban cho mình, như dùng thời gian, công sức, tài năng Chúa ban để phục vụ những người chung quanh, để góp công xây dựng xóm làng.
Nếu chúng ta chỉ khư khư giữ lấy những ân huệ ấy cho riêng mình mà không biết cống hiến chia sẻ cho nhau, thì có khác gì quả tim không bơm máu, khác gì buồng phổi không chuyển trao dưỡng khí, hay dạ dày không cung cấp dinh dưỡng… Làm như thế là chúng ta cũng đang đi vào vết xe của lão phú hộ, và chắc chắn mai sau sẽ cùng chịu chung số phận với lão mà thôi.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Người Nghèo,
Chúa chẳng có gì cả,
dù là một viên đá gối đầu.
Chúa chẳng có gì cả,
dù chỉ là một cơn gió nhẹ,
vinh quang của Chúa chính là sự trần trụi
cả một cái áo tả tơi của đứa trẻ mổ côi,
cũng còn đẹp hơn.
.....
Chúa là người ăn xin với bộ mặt ẩn giấu,
là người không có chỗ trên mặt địa cầu.
Nhưng đàng sau sự nghèo khó,
là ánh sáng rực rỡ.
Phỏng theo R.M. Rilke

 Người phú hộ giàu có và Ladarô nghèo khổ

(Trích dẫn từ ‘Hãy Ra Khơi’ – Veritas)
Một câu chuyện kể rằng, có một em thiếu nhi con nhà giàu, học giỏi và đạo đức đến cầu nguyện với Chúa rằng, con chúc tụng và tạ ơn Chúa đã cho con sinh ra trong một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Nhưng tại sao Chúa lại cho người bạn thân của con phải cực khổ, gia đình nghèo khó, bố hắn là lao động chính trong gia đình nay bị đau nặng. Mấy anh chị em vừa phải bán vé số, bán báo vừa đi học nay phải nghỉ vì không đóng học phí. Chúa không thưởng bạn của con sao?
Chúa trả lời: Con thật là một thiếu nhi ngoan, một người bạn tốt biết quan tâm đến người khác, biết nghĩ đến người bạn kém may mắn hơn mình. Nhưng này con, con hãy nhớ rõ điều này là chính vì Ta thương nó mà Ta đã dựng nên con và cho nó kết bạn với con.


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

LÀM TÔI CHỦ NÀO ?


         Suy niệm bài Phúc Âm Chúa Nhật 25 TN. 18.9.2016
Sao phải cúi đầu suy phục nó ?
Đồng tiền bạc bẽo quá bẩn nhơ
Nó bán nghĩa tình không hổ thẹn
Mồm loa mép giải đến không ngờ.
Ta không thể làm tôi Thiên Chúa
Lại cúc cung thờ nắm bạc dơ
Ở trọ trần gian cho thanh thản
Tung bay đôi cánh hát vu vơ !............

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

NẤM ..THƠM


Bên trong Nấm là Hương Nhu, Ngải Cứu phơi khô, hương thơm dễ chịu dễ thương.
(Ảnh, Búp bê ht')

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

BÚP BÊ VỚI THỜI TRANG HT'


Thiếu nữ choàng khăn







Các cô gái tóc nâu

Thời trang du lịch mùa hè







Búp bê Cờ Vua ( bên trong là 1 quân cờ vua)
Đầm cổ điển (dành cho trẻ em)





Búp bê và Ảnh : ht'