#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG (A)


Trích 40giayLoiChua.net

PHỤNG CA CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG (A)
CA NHẬP LỄ :
Trích  tập TIẾN VÀO THÁNH ĐƯỜNG.Hải Triều
ĐÁP CA : 
CA HIỆP LỄ : Bản 1 bè cho Thiếu Nhi
Bản có bè :



Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

CÁC CÂU TUNG HÔ TIN MỪNG MÙA VỌNG

                                                                                                                                           
                                                                                                                                                                     (1991)

CN II MÙA VỌNG (A)


( Trích www. 40giayLoiChua.net)


PHỤNG CA NĂM A
CN. II MÙA VỌNG
CA NHẬP LỄ :



ĐÁP CA : TV 71, 1-27-8.12-13.17):
CA HIỆP LỄ :

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

CN. I MÙA VỌNG (A) : TỈNH THỨC

40 giayLoiChua


Chú giải của Noel Quesson
(Trích 40 giây Lời Chúa)

Một năm phụng vụ mới bắt đầu. Năm nay (A), chúng ta sẽ đọc mỗi Chúa nhật một đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu. (Năm B là năm Tin Mừng Maccô, và năm C là năm Tin Mừng Luca).
Quả thế, thời ông Noê thế nào, thì ngày quang lâm Con Người cũng sẽ như vậy.
Đó là Mùa Vọng.
Ta biết từ này bắt nguồn từ tiếng La-tinh adventum, nghĩa là sự đến, đã đến đấy là từ đầu tiên của sách Tin Mừng này. Một ai đó. Đức Giêsu không giới thiệu mình cho chúng ta như một người của quá khứ, nhưng như một người của tương lai. Người nói về việc người đến, về việc người quang lâm như một biến cố tương lai.
Lễ Giáng sinh sắp đến, đối với chúng ta không phả là một cách làm giả bộ, như chúng ta vui sướng chờ một người đã đến và chúng ta nhớ nhung gợi lại một câu chuyện lạ lùng xưa.
Đức Giêsu đã nói với chúng ta Người sắp đến; thời ông Noê thế nào, thì ngày quang lâm Con Người cũng sẽ như vậy.
Này đây Chúa đến! Ta hãy để cho Chúa đi qua!
Mỗi buổi sáng Thiên Chúa đều mới mẻ.
Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, cho mãi đến ngày ông No-ê vào tàu.
Những đầu óc nông cạn có lẽ sẽ nói: tại sao lại phải tìm quá xa và đi ngược mãi lên đến thời hồng thủy và Tàu No-ê. Người ta phải làm chi đây? Này! Đức Giêsu, chính Người đang nghĩ ta đang ở "vào thời No-ê". Và Người mô tả về điều người ta lo lắng. Đó chính là bức tranh của xã hội ta đương. đại: làm việc, ăn uống, dựng vợ, gả chồng. Tất cả những chuyện đó, chẳng có gì tự nhiên hơn!
Trong sách Sáng Thế (16,5-13), cơn hồng thủy được trình bày như một hình phạt cái tội vô luân của con người thời đó; "Đức Chúa thấy rằng con người quá gian ác trên mặt đất, và lòng họ chỉ toan tính những ý đồ xấu xa suốt ngày". Truyền thống thượng tế khi kéo dài và bi kịch hóa mạc khải Kinh Thánh, đã nghiêm khắc mô tả "sự sa đọa nhục dục của những người đương thời No-ê kéo theo hỗn loạn sang lãnh vực phong tục... và cuối cùng đi tới hủy hoại về đạo lý và xã hội đến nỗi loài người tự hủy diệt chính mình mà không còn hy vọng sống xót…” (chú giải về sách Sáng Thế của Rachi).
Đức Giêsu, trái lại, tuyệt đối không hề nói gì về nạn vô luân. Người không trách móc những người đương thời No-ê, đó chỉ là những đàn ông và đàn bà đang hít thở niềm vui của cuộc sống! Người không trách họ về sự sa đọa của họ. Cuối cùng thì họ chẳng làm chuyện chi xấu xa cả: họ chú tâm đến những nhu cầu hoàn toàn bình thường của cuộc sống, chẳng có một hậu ý gì.
Thế thì họ quấy quá ở chỗ nào? Đức Giêsu có thể trách móc họ điều gì nào?
Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy tới cuốn đi hết thảy.
Họ không bị khiển trách vì phóng đãng mà cũng chẳng phải vì tội lỗi. Chính vì họ “không biết sớ hãi gì cả!” không lo đến chuyện chính yếu... không có một nhận thức đúng đắn về thực tại…
Họ có vẻ tin là họ bất tử! Mắt họ bị bịt không thấy thân phận con người của mình. Họ phải chịu cái chết "nuốt trôi” để rồi, trong phút chốc, họ khám phá thấy rằng họ không phải là “những thần linh” và nếu muốn sống thì họ cần đến Chúa!
Chúng ta luôn luôn ở vào "những ngày thời No-ê!".
Loài người hôm nay, cũng thế, họ như bị đánh thuốc mê. Tiến bộ vật chất chính nó có xu hướng ru ngủ chúng ta. Người ta tin thế gian này vững vàng, chỗ người ta đã quen sống, cho đến ngày đến lúc chợt tỉnh ngộ, thì còn tàn bạo hơn cả trước kia người ta đã vô ý thức quá về mối nguy hiểm. Có một cảnh tượng hiện đại của cận đại hồng thủy; đấy là cuộc lạm phát tiền tệ quốc tế nhận chìm hết mọi nền kinh tế, đấy làm sự tăng giá đột ngột như một cơn són triều của dầu khí và những nguyên liệu thiết yếu nhất, đấy là một căn bệnh không tiên đoán được, đấy là một ta nạn … Và tất cả mọi thứ an toàn của chúng ta đều bị cuốn trôi hết!
Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.
Lần thứ hai, Đức Giêsu dùng đến từ "quang lâm" “parousia" trong tiếng Hy Lạp. Thực sự, từ này có nghĩa là sự "hiện diện", "đã đến": Có mặt ở đấy! Xưa người ta dùng từ ấy, trong thế giới Hy-La để chỉ "những cuộc đi thăm chính thức của các hoàng đế".
Chúng ta có xu hướng hơi thái quá đem áp dụng nghĩa “parousia" cho Ngày Tận Cùng Các Thời Đại, khi nghĩ rằng ta có những cơ may là không trông thấy ngày tận thế. Đúng là cách ta đánh giá sai lầm về các sự vật mà Đức Giêsu muốn chúng ta cảnh giác: Thực sự, Đức Giêsu nói với chúng ta rằng Người đến "thăm chính thức” chúng ta trong lúc ta bận rộn những chuyện thường ngày nhất, tại nơi ta làm việc tại nhà ta, ở nới ta ăn uống, trong các quan hệ giữa đàn ông và đàn bà của ta. Lúc lào ta cũng phải sẵn sàng cho Đức Giêsu "ngự đến", "đến cuối cùng", ' có mặt ở đó".
Bấy giờ hai người đàn ông đang làm nương, thì một người được đem đi! một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại...
Đó là cuộc sống hằng ngày.
Chính trong những lúc bận rộn rất thường ngày của chúng ta mà Đức Giêsu đến, giữa lúc người nông dân đang làm, người nội trợ đang làm... và ta có thể thêm, nơi văn phòng, ngoại phố, lúc ta đang lái ôtô.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến.
Đức Giêsu khuyên chúng ta phải "tỉnh thức": Hãy canh thức! Hãy chuẩn bị cho tương lai chúng ta. Bởi lẽ Chúa "đến", Chúa "có mặt" mọi ngày.
Đức Giêsu "đến” tạo ra một cách thế riêng của người ở chỗ mà người ta không thấy có gì khác nhau, bởi lẽ không có gì phân biệt giữa hai người này đang cùng làm ruộng, hai người đàn bà cùng kéo cối xay này. Chỉ có chính Chúa mới thấy cái khác nhau: Một người thì sắn sàng, người kia thì không! Bấy giờ một người được ở với Chúa, ở trong ánh sáng còn người kia không được ở với Chúa, phải ở trong tối tăm. Hiển nhiên là không có vấn đề độc đoán.
Toàn bộ Kinh Thánh nhắc lại rằng Thiên Chúa "cứu độ". Và nếu ta hiểu rõ đoạn nói về nạn hồng thủy, thì phải thấy ở đó có một “hành vi cứu thoát”: Khi con người bấy giờ đang đi tới đại họa, thì mọi chuyện đi theo chiều hướng ngược lại khi Thiên Chúa can thiệp, để làm cho một nhân loại mới xuất hiện. No-ê, chính là người được Thiên Chúa “cứu độ”.
Nhưng, hãy chú ý, tàu đã sắn sàng, hôm nay, cho nạn hồng thủy của bạn. Đức Kitô Đấng Cứu Độ, đã vào trong biển nước chết chóc, lôi kéo thêm người vào Giáo Hội, trên thuyền của Người, tất cả những ai theo Người. Và khi vào thời No-ê theo nguyên văn Kinh Thánh, loài người đầu tiên thực sự đã biến mất trọn vẹn, thì Đức Giêsu, nói đến 50% những người được cứu độ... một trên hai.. năm trinh nữ khôn ngoan, khác với năm trinh nữ dại khờ (Mt 25,12). Và hiển nhiên chúng ta biết rằng đó không phải là những phần trăm theo toán học.
Không hề muốn nói đến một bầu không khí sợ hãi, Đức Giêsu lôi những người “đang đứng", những người "canh thức", những người "đang rình". Cái "liều lĩnh" trong cuộc sống kinh tế, xã hội, gia đình, mời gọi ta thấy trước, lo chuẩn bị tỉ mỉ. Ong chủ doanh nghiệp đang "thiêm thiếp ngủ” sẽ kết án chính cái doanh nghiệp của mình. Chàng trai trẻ không lo chuẩn bị tái lai của mình, thì chính mình sẽ chịu trách nhiệm làm hỏng cuộc đời mình, giống hệt như nhau. Người đàn ông hay đàn bà không bao giờ nghĩ đến Chúa sẽ làm hỏng cuộc "viếng thăm" của Người.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hay biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức...
Đừng làm cho cuộc đời mình cứ ngủ! Hãy tỉnh thức!
Sinh vật nào thức tỉnh, con vật đang săn mồi, cuối cùng chính là thứ "được sống". Tỉnh thức không hề có nghĩa là "tích lũy cho nhiều hệ thống an ninh", "chắn rào chung quanh nhà để tránh cướp": Không! Tỉnh thức, chính là “sắn sàng" để đối phó, chính là "được vận động liên tục” để hành động:.. Tỉnh thức, chính là trái nghịch với "để buông trôi", lo lắng, bất cần.
Không nên nói "giá mà tôi đã biết trước" vì đã quá muộn rồi, bởi lẽ chúng ta đã được cảnh báo trước rồi.
Nếu chủ: nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến... Hẳn ông đã thức không để nó khoét vách nhà mình đâu.
Trong tâm trí chúng ta, hiển nhiên hình ảnh của “người kẻ trộm" gắn liền với sợ hãi. Chắc chắn ta có thể đọc một bài khác về hình ảnh này. Thế thì theo Đức Giêsu, kẻ trộm đến làm gì? Nó "khoét vách nhà" anh" ta đến mở cái gì đang bị đóng lại, bỗng nhiên ta khám phá một ý nghĩa tượng trưng kỳ diệu; qua những lời lẽ chân thực củ dụ ngôn: Chúa luôn luôn:đến "để mở" thế gian cứ đóng không cho Người vào. Khi Người đến cửa nhà chúng ta, Chúa sẽ vào nhà ai tỉnh thức để mở cho người! Nhưng ai để cho mình phải bất ngờ …coi chừng! Cửa không phải lúc nào cũng mở luôn luôn đâu.
Chúng ta có lỡ không để chúng ta ngỏ vào thế giới của Thiên Chúa không?
Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
Người Kitô hữu sẽ được giải thoát khỏi cái ngày..luôn luôn sắn sàng. Vâng! Con Người đến bất cứ lúc nào trong đời. Người đến thường xuyên, đơn giản đến độ có vẻ như luôn luôn không ngờ đến.
Ta có tin vào điều mạc khải này của Chúa không?
PHỤNG CA CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG (A) :
CA NHẬP LỄ : 
ĐÁP CA : 

CA HIỆP LỄ :

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

NHỮNG NÉT ĐẸP NGÂY THƠ


Thiên thần  lơ thơ tóc 

Cô đầm diện áo cưới

Nhái em bé Nhật

Hai chị em

Ba chị em

Trên thảm cỏ

Soirée

Bé và thời trang

Đầm em bé thế kỷ trước

Áo mới của bé


Gái quê
ht. Thực hiện trong 2 tháng : 10 và 11.2016.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

CHÚA LÀ VUA TÌNH YÊU

Chúa Giêsu Kitô là Vua

Chúa Giêsu Kitô là Vua của chúng ta. Ngài tha thiết mong muốn để cai trị trái tim của chúng ta bởi vì chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta không nên nghĩ đến việc cai trị theo phong cách của loài người—Đức Kitô không thống trị và Ngài cũng không tìm để đặt áp lực trên chúng ta vì Ngài “đã đến để phục vụ chứ không để được phục vụ.”

Vương quốc của Ngài là vương quốc của sự bình an, vui sướng, của công lý. Chúa Kitô Vua không đòi hỏi chúng ta dành nhiều thời gian để học lý luận trừu tượng; Ngài mong muốn chúng ta hành động vì “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21)
–Thánh Josemaría Escrivá


Ca đoàn KITÔ VUA  CÔNG LÝ

Ca đoàn  THÁNH LINH, Fountain Valley, CA.

HUONGNGUYENVUONXOAI


                                                    GIÁP KITÔ VUA  GX. TÂN THÀNH

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

HOA MÂN CÔI DÂNG MẸ ( Karafun)



                                                         https://youtu.be/tAG4ypYz_oo


                                                       https://youtu.be/DrwNEUaz-b4

BỀN ĐỖ ĐẾN CÙNG

40 giayLoiChua
CHỨNG NHÂN ANH DŨNG
Lm Giuse Đinh lập Liễm
I. LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. 
          Hôm nay toàn thể Giáo hội Công giáo Việt nam  long trọng mừng kính các Thánh Tử đạo tại Việt nam, một ngày lễ đem lại niềm vui và một hào khí thúc đẩy người tín hữu Việt nam theo gương các thánh mà làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày. 
          Theo sử liệu, hạt giống đức tin đã được gieo rắc trên quê hương đất nước chúng ta với sự hiện diện của một thừa sai là giáo sĩ Inikhu vào năm 1533. Công cuộc truyền giáo mới ở trong giai đoạn khởi đầu mà đã bị thử thách nặng nề với cái chết vì đạo của chân phước Anrê Phú yên vào năm 1544. Từ đây Giáo hội Việt nam phải trải qua nhiều thời kỳ chịu bách hại, có lúc đẫm máu, qua các thời đại các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, đặc biệt với nhóm Văn Thân. 
          Nhà cầm quyền thời đó đã dùng mọi hình phạt dã man để khủng bố tinh thần các thánh Tử đạo Việt nam, nhưng các Ngài đã anh dũng chịu đựng vì Chúa. Không có hình phạt nào có thể tách rời các Ngài ra khỏi tình yêu của Chúa. Chúng ta hãy xem một số hình phạt man rợ và bất công đó :
- Bá đao : bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho dù 100 miếng. Cách chết này có một vị.
          - Lăng trì : chặt chân chặt tay trước khi bị chém đầu. Cách chết này có 4 vị.
          - Thiêu sinh : bị thiêu sống. Chết cách này có 6 vị.
          - Xử trảm : bị chém đầu. Chết cách này có 75 vị.
- Xử giảo : bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết. Cách chết này có 22 vị.
- Chết rũ tù : bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết  gục trong tù. Chết cách này có 9 vị. 
          Cũng nên biết qua về kế họach PHÂN SÁP của vua Tự Đức, một kế họach quá sâu độc !
Nhưng cũng để cho chúng ta biết rằng trong mọi biến cố lúc nào cũng có bàn tay quan phòng của Chúa, sự khôn ngoan của lòai người chỉ là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa. 
          Kế họach Phân Sáp được Vua Tự Đức cho thi hành vào năm 1851 và 1856.
          Do sự thi hành kế họach Phân Sáp này mà gần 400.000 giáo dân phải bị đi phân sáp, trong đó có từ 50.000 đến 60.000 giáo dân phải chết nơi phân sáp, 100 làng công giáo bị tàn phá bình địa, 2000 họ đạo bị tịch thu tài sản ruộng đất, 15 Linh mục Việt nam  và 10 giáo sĩ ngọai quốc bị giết, 80 Dòng Mến Thánh Giá bị phá tan, 2000 nữ tu Mến Thánh giá phải tan tác, 100 nữ tu Mến Thánh giá chết vì Đạo. 
          Kế họach phân sáp gồm bốn mặt :
-  Mặt thứ nhất, không cho người công giáo ở trong làng công giáo của mình, nhưng phải đến ở trong các làng bên lương.
-  Mặt thứ hai, mỗi người công giáo  phải bị năm người lương canh giữ cẩn mật.
-  Mặt thứ ba, các làng công giáo bị phá hủy, của cải ruộng đất của người công giáo bị tịch thu và giao vào tay những người bên lương,  những người này sử dụng và nộp thuế lại cho Nhà Nước.
-  Mặt thứ bốn, không cho người đàn ông công giáo ở một nơi với người đàn bà công giáo, không cho vợ chồng công giáo ở với nhau, mỗi người phải đi ở một nơi xa nhau, con cái của người công gíao thì phải để cho gia đình người lương nuôi.
           Đây là một kế họach rất sâu độc, nhằm tiêu diệt Giáo hội Việt nam tận gốc rễ. Nhưng bàn tay Chúa dẫn đưa lạ lùng : các triều đại nhà Nguyễn không còn nữa, mà Giáo hội Việt nam, hiện nay, vẫn còn lớn mạnh và phát triển không ngừng (Theo Internet).
           Có nhiều lý do dẫn đến cảnh bách hại : vì ghen tương đố kỵ, hiểu lầm hay do những nguyên nhân chính trị.  Trong vòng 300 năm, Hội thánh Việt nam đã dâng cho Chúa một số chứng nhân anh dũng, đã nhận lấy cái chết để làm chứng và tỏ lòng trung thành với Chúa Kitô. Con số thực sự của các tử đạo  tại Việt nam cũng không có được thống kê chính xác, chỉ biết rằng con số này rất đông, từ 100.000 đến 130.000 người. Các tử đạo tại Việt nam cũng rất đa dạng, gồm đủ mọi thành phần trong dân Chúa và ngành nghề xã hội : các Giám mục, Linh mục, Linh mục thừa sai Pháp và Tây ban nha, bên cạnh các Linh mục là chủng sinh, thầy giảng và giáo dân, có những cụ già và thanh niên, binh lính, thầy thuốc, quan chức....
           Giáo hội Việt nam tuy còn non nớt, còn đang trên đà truyền giáo, nhưng ngày 19.06.1988 Đức Giáo hoàng Gioan  Phaolô II đã tôn phong lên bậc hiển thánh 117 chứng nhân anh dũng và đưa vào niên lịch chung để mừng kính trong toàn thể Giáo hội vào ngày 24 tháng 11 hằng năm , cũng là ngày kỷ niệm thành lập hàng giáo phẩm  tại Việt nam vào năm 1960.
 II. Ý NGHĨA VIỆC TỬ ĐẠO.
           Xưa nay có lẽ chúng ta  đã quen đi với cách thức phân biệt các thánh tử đạo với các thánh giáo phụ, hiển tu, đồng trinh vv... Nhưng chúng ta quên rằng thánh nào cũng là thánh, và thánh nhân Kitô giáo nào cũng trước tiên phải là chứng nhân của Tin mừng, hay nói cách khác, chứng nhân của Chúa Kitô, chỉ khác nhau cách thức làm chứng mà thôi.
           Sự thực là buổi sơ khai của Giáo hội công giáo trước tiên những tín hữu chết vì đạo được tôn vinh là thánh và Giáo hội dùng một từ Hy lạp là Martus, Marturos (rồi La tinh Martyr, Martyris và từ Pháp là Martyr) để chỉ những tín hữu được tôn vinh này. Martus, Martyr có nghĩa là người chứng, người làm chứng. Vì vậy, đối với Giáo hội công giáo, thì từ Martyr này nguyên thủy được áp dụng cho tất cả các thánh, do đó  mà sổ các thánh được gọi là  Martyrologie. 
           Vậy thì vị tử đạo, trước tiên phải là chứng nhân của Chúa Kitô, như mọi chứng nhân khác, trên bình diện đời sống. Cái chết “vì đạo” của người tử đạo chỉ là một cách thức làm chứng mà thôi,  chứ không phải làm thay đổi bản chất người chứng của Chúa Kitô.             
                    (Lm Thiện Cẩm, Cg và Dt, Giáng sinh 1997, tr 310-311)
          Nếu tử đạo do tiếng Martyr là nhân chứng thì ngay cộng đồng Do thái đã có những vị tử đạo, nhất là thời Maccabê. Sách Maccabê, đặc biệt bài đọc I hôm nay, đã kể lại nhiều vị anh hùng can trường làm chứng cho đức tin mặc dù phải chịu nhiều cực hình và có khi phải chết.  Còn cách xử dụng thông thường của Cựu truyền Công giáo thì danh từ Tử đạo áp dụng cho nhân chứng nào đã lấy máu mình, đã hiến mạng sống mình để trung thành làm chứng cho sứ mạng, cho chân lý.
           Theo nghĩa này thì Đức Kitô chính là một vị tử đạo đích thực. Và chỉ duy có Ngài mới xứng đáng danh hiệu đáng kính này.  Trong cuộc sống của Ngài tại trần thế  và nhất là trong cái chết đẫm máu của Ngài trên thập giá, Ngài đã làm chứng hùng hồn về lòng trung thành của Ngài đối với sứ mạng Cha Ngài giao phó.  Ngài không những đã biết trước cái chết mà Ngài còn tự ý chấp nhận như một tác động tôn kính hoàn hảo nhất mà Ngài đã thực hiện để tôn kính Cha Ngài. Và khi Ngài bị kết án, Ngài đã tuyên bố :”Ta đến trong trần gian này để làm chứng cho sự thật”.  Như thế chúng ta đủ hiểu cuộc sống Ngài tại thế và cái chết của Ngài chính là những tác động mang ý nghĩa tử đạo : đó là hiến mạng sống để trung thành làm chứng cho sứ mạng Cha Ngài trao phó và làm chứng cho sự thật.
           Kinh nghiệm cho biết Giáo hội của Chúa bao giờ cũng được khai sinh và phát triển bằng đau khổ và tử đạo. Thật vậy, chính Chúa Kitô là vị tử đạo đầu tiên, đã khai sinh Giáo hội bằng cái chết đau thương trên thập giá. Chúa phán :”Khi nào Ta bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi sự về với Ta”(Ga 12,22).  Từ ngày đó,  Giáo hội nhiệm thể Chúa Kitô cũng phải đổ máu làm chứng về Chúa để mọi người được ơn cứu chuộc. Giáo hội sơ khai đã có cuộc tử đạo của thánh Stêphanô. Giáo hội Roma với bao thánh tử đạo dưới thời hoàng đế Néron nay vẫn còn di tích lưu truyền.
           Hoàng đế Julius, người ngược đãi Kitô giáo vào thế kỷ thứ 4, đã phải thốt lên :”Các ngươi đắp xác của nhiều người mới chết lên một cái xác đã chết (Chúa Giêsu), các ngươi làm đầy thế giới này bằng quan tài và mồ mả”.
           Cuối cùng, nhiều Giáo hội đã được dựng lên trên mồ của các thánh Tử đạo, đền thờ thánh Phêrô ở Vatican là một thí dụ, và các nghĩa địa đã biến thành các thành phố  bởi vì “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu” (Tertullianô).
           Tại sao người ta dám tử đạo, dám làm chứng cho Tin mừng, dám làm chứng cho Chúa ? Thưa vì người ta qúi sự sống đời đời. Người ta cho phần rỗi linh hồn là quí hoá và không gì có thể đổi lấy được vì :”Được lợi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích lợi gì” (Mc 8,36). 
                             Truyện : Xin mua được một linh hồn.
          Thế kỷ 19, khi cơn cấm đạo nổi mạnh trên tỉnh Thanh hoá, một hôm, người ta dẫn đến trước mặt quan án một thiếu niên 17 tuổi – tên là MỚI – Thấy mặt mũi khôi ngô tuấn tú, quan động lòng thương.
          - MỚI  - quan nói – con cứ đạp thánh giá đi, rồi ta sẽ ban thưởng một nén bạc.
          - Bẩm quan lớn, một nén bạc chưa là gì.
          - Được, ta sẽ ban một nén vàng. Con hãy đạp Thánh giá đi.
          - Ồ, bẩm quan lớn, một nén vàng cũng vẫn còn ít quá.
          - Sao ? quan sửng sốt, quát : Thế còn chưa đủ ư ? Vậy mày muốn bao nhiêu ?
          - Bẩm, nếu quan lớn muốn tôi đạp Thánh giá, thì xin quan lớn hãy cho tôi cái gì có thể     mua được một linh hồn khác đã...
          Và người thiếu niên bình tĩnh bước vào pháp trường, vẻ anh dũng tươi cười.