#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

BÁO VIẾT VỀ BẠN QUÝ CỦA TÔI

Nhóm bạn CMC ở Bãi Dâu. ĐỖ QUÝ  chống nạnh, áo đen có hoa, đứng ngoài cùng, bên phải ảnh.
NHT. Họp mặt năm ngoái, gặp lại  CMC Đỗ Quý, bạn kê khai sơ yếu lý lịch là chồng chết, có 8 con ruột và nhiều con nuôi, đồng thời chỉ ngay một cậu thanh niên khá chững chạc đứng xớ rớ gần đấy: Con nuôi của Quý đó. Nghe bạn tâm sự nhiều hơn, tôi mới biết nhà Quý quả thật là một ngôi nhà đặc biệt. Không tin, mời bạn đọc người ta viết về Đỗ Quý, bạn "CMC"của tôi. Có 10 bài báo nói về Quý, tôi cũng hãnh diện post hết lên đây để khoe người phụ nữ  nhân hậu từ tâm,có nụ cười đẹp nét khiêm nhường thành thật này là bạn mình .
Đây là một bài, trích  ( (tại đây)
" Nếu tôi sợ lây bệnh Siđa thì chắc tôi đã không làm những việc này, mà nếu có lây cũng có sao đâu, gần 60 tuổi, sống mấy năm nữa chết là được rồi. Nhưng ngay cả đứa con trai út của tôi mới 17 tuổi, hằng ngày nó vẫn ăn ngủ cùng mấy người bệnh đó có thấy sao đâu..." ( lời chị Đỗ thị Quý)
Người mẹ và "đàn con HIV"
Khi tôi dẫn về nhà hai người mang bệnh cho ở chung, con tôi có đứa đã phản đối kịch liệt: "Mẹ buồn cười thật, nhà không ở thì cho mướn, tự nhiên đưa mấy đứa Sida về ở, rồi lỡ bị lây thì làm sao".
                                                                    Bà Đỗ Thị Quý
"Nếu tôi sợ lây bệnh Sida thì chắc tôi đã không làm những việc này, mà nếu có lây thì cũng có sao đâu chứ, tôi gần 60 tuổi rồi, sống mấy năm nữa chết là được rồi. Nhưng ngay cả đứa con trai út của tôi mới 17 tuổi hằng ngày nó vẫn ăn ngủ cùng mấy người bệnh đó có thấy sao đâu…", bà Đỗ Thị Quý (khu phố 6, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi) chia sẻ khi chúng tôi hỏi về nỗi lo lây nhiễm bệnh khi hằng ngày bà vẫn tiếp xúc, chăm sóc cho những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ.
Người đàn bà không sợ… căn bệnh thế kỷ
Chúng tôi đến thăm nhà bà Quý vào một sáng chủ nhật, căn nhà diện tích khá lớn nhưng trong nhà mọi vật dụng đều đơn giản, nổi bật là dãy giường tầng sơn màu trắng, ngay ngoài sân có mắc ba bốn chiếc võng, một bàn ghế đá, mọi người đang ngồi uống nước, chuyện trò khá rôm rả.
Mới nhìn vào ai cũng thấy căn nhà bình thường như bao căn nhà khác ở thị trấn Củ Chi này nhưng chắc sẽ không ít người bất ngờ khi biết rằng ngoài bà Quý (56 tuổi) và cậu con trai út thì sáu, bảy người còn lại đều mang căn bệnh chết người được bà Quý đưa về nhà mình nuôi dưỡng với sự thương yêu đùm bọc hết lòng, tất cả họ dù ở nhiều lứa tuổi nhưng đều gọi bà Quý là mẹ xưng con một cách rất thân thương.
Trên đường tìm đến nhà bà Quý, trong đầu chúng tôi luôn không khỏi thắc mắc, điều gì đã khiến cho người đàn bà này mạnh dạn đưa về nhà mình nuôi dưỡng, chăm sóc những người bệnh mà hầu như ai nghe tới cũng có phần e sợ, hơn nữa bà lại còn để con ruột của mình sống chung với những người bệnh?
Ngồi ngay bên bàn xỏ hột nút - công việc giản đơn hằng ngày của những người bệnh trong nhà, bà Quý nhỏ nhẹ cho biết về "cơ duyên" gắn bó với những người bệnh: "Thực sự cũng không phải do tôi có ý định này từ đầu, tất cả là vì tôi cũng đã từng có một người con trai bị nghiện ma túy và hồi đó tôi đã gửi con cho một mái ấm chăm sóc, tôi đến thăm con và thấy người ta chẳng phải người thân mà lại đối xử với con mình quá tốt, nó không ngồi ăn uống được, họ đã nâng con tôi dậy, đút cho nó ăn nữa…
Chứng kiến hình ảnh đó, tôi thực sự xúc động và cảm thấy rằng trên đời này vẫn còn rất nhiều người tốt… Khi tôi dẫn về nhà hai người mang bệnh cho ở chung, con tôi có đứa đã phản đối kịch liệt: "Mẹ buồn cười thật, nhà không ở thì cho mướn, tự nhiên đưa mấy đứa Sida về ở, rồi lỡ bị lây thì làm sao", đó là do tụi nó chưa hiểu hết về căn bệnh này nên mới lo sợ thế, nhưng sau đó khi đã hiểu ra thì chúng không còn phản đối nữa".
Có lẽ nếu không nghe, chứng kiến trực tiếp những lời bà nói và những hành động của bà với những người bệnh mà bà coi như con đẻ của mình, chắc nhiều người sẽ khó tin được. Bà nói về việc làm "bình thường" của mình một cách nhẹ tênh, chẳng lộ vẻ gì "khác thường" cả.
Khi nghe chúng tôi bày tỏ nỗi lo về nguy cơ có thể lây nhiễm, bà cười lớn rồi bảo rằng: "Mới đầu nhiều bệnh nhân vào nhà tôi ở quận 12, TP HCM, rất yếu, có đứa chỉ nặng vỏn vẹn ba mươi mấy ký, rồi có khi bị cả bệnh lao nữa, nhưng do nhà chật nên nhiều khi tôi phải nằm chung với tụi nó luôn - ba người nằm một cái nệm, song đến bây giờ tôi vẫn thấy mình khỏe mạnh bình thường, không bị lây nhiễm gì cả. Ngay như ở đây, quần áo của tôi và con trai tôi cũng đều giặt chung một máy giặt với mọi người trong nhà mà.
Trong quá trình chăm sóc người bệnh, tôi còn tự học một số kiến thức về nghề y, tự chích, bôi thuốc rồi chăm sóc ăn uống cho tụi nó. Bởi vậy mà nhiều người tuổi tác cũng không kém gì tôi bao nhiêu vẫn gọi tôi bằng mẹ xưng con. Lúc đầu thấy ngượng lắm nhưng rồi tình cảm thân thiết trong gia đình cứ ngày một lớn hơn khiến mọi người quen dần và đến bây giờ thì chẳng còn ai ngượng về việc xưng hô mẹ - con nữa".
Câu chuyện đời của những "người con đặc biệt"
Nhắc đến hoàn cảnh của những người con đặc biệt của mình, giọng bà Quý có vẻ trầm buồn hơn, đôi lúc thấy bà dường như cố kìm giữ những giọt nước mắt xúc động, cảm thương khi nói đến những đoạn đời thăng trầm của họ. "Những người ở đây (người lớn tuổi nhất cũng đã 60 tuổi - PV) chủ yếu bị bệnh do nghiện ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi, mỗi người một hoàn cảnh, một tâm sự riêng rất tội nghiệp, đứa thì vợ con bỏ, hay hoàn cảnh gia đình lộn xộn, người thì người thân không tin tưởng, kỳ thị, có người về tới nhà là bị người nhà theo dõi này kia… trong khi những người này họ rất nhạy cảm, chỉ một ánh nhìn kỳ thị hay sự đối xử không tế nhị sẽ khiến họ rất dễ tự ái, mặc cảm. Biết vậy nên mọi người trong nhà này sống với nhau thân thiết, vui vẻ còn hơn cả một gia đình, ai bị đau bệnh là mọi người đều động viên, chung tay an ủi, săn sóc".
Từ trong nhà đi ra, anh K. - người chuyên nấu ăn cho mọi người trong nhà, cất tiếng  hỏi "mẹ Quý" cách nấu món canh cua rau đay vì anh không biết cách lọc cua đã xay. Bà cười bảo cứ chuẩn bị mọi thứ trước đi, chút xíu bà vào sẽ chỉ cách làm cho.
Anh K. năm nay 29 tuổi, phát hiện bị bệnh cách đây khoảng 3 năm, người khá gầy gò, trên tay vẫn còn rõ nét một vài đường xăm và vết sẹo nhỏ. "Lúc trước do buồn chuyện gia đình (ba mẹ ly hôn rồi hai người có hạnh phúc mới) nên tôi thường ăn nhậu suốt, rồi dính vào ma túy lúc nào không hay, bị nghiện kéo dài tới 5 năm, sau đó còn sống như vợ chồng cùng với một người phụ nữ lớn hơn tôi mấy tuổi (người này cũng mất cách nay khoảng hơn 1 tháng).
Thực sự đến bây giờ chúng tôi cũng không biết ai lây bệnh cho ai nữa vì cả hai đều bị bệnh này cả… Từ ngày được ở với mẹ Quý và mọi người trong nhà, tôi thấy vui và thoải mái lắm, nếu không được ở đây chắc tôi nghiện lại từ lâu hay có thể đã chết rồi cũng nên", anh K. mỉm cười nhìn mẹ Quý.
Nghe mọi người trong nhà nói chuyện rôm rả, từ chiếc lều tách biệt bên ngoài vườn, ông S. (60 tuổi) cũng đi vào ngồi chơi góp vào câu chuyện (riêng ông S. ở tách biệt vì ông ngại sẽ lây bệnh vảy nến cho mọi người). Mới nhìn ông chắc nhiều người phải e sợ vì khắp người ông bị vảy nến với rất nhiều đốm đỏ, đốm trắng… Cách đây gần hai chục năm ông S. cũng có một gia đình yên ấm cùng một đứa con gái dễ thương, hằng ngày ông đi dạy học và làm nhiều nghề khác để kiếm sống. Nhưng từ ngày vợ chồng ly hôn, ông ra ngoài mướn nhà trọ ở. Buồn chán, đau khổ, rồi có lần quan hệ với những người phụ nữ khác nhưng do hiểu biết nên ông đều dùng biện pháp bảo vệ.
Nhưng một ngày kia (năm 2005) ông bị bệnh đi khám ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ kêu ông đến nói riêng ông mới ngã ngửa, không tin vào tai mình nữa, ông về Viện Pasteur xét nghiệm thêm lần nữa thì mới biết chính xác là có bệnh… "Tôi uống thuốc ARV 6 năm nay rồi, bệnh cũng ổn định, nhưng vài năm gần đây tôi lại bị thêm bệnh vảy nến, nên nhiều lúc cũng thấy bi quan, chán nản lắm.
May mắn là ở đây, mẹ Quý cũng có chấm thuốc, mát-xa chữa trị cho tôi, giờ mới đỡ nhiều đó, chứ hồi trước nhìn thấy ghê lắm. Gia đình tôi ở quận Bình Thạnh, khi biết tôi bệnh, họ đã không nhìn tôi nữa, con gái tôi năm nay hai mấy tuổi rồi nhưng nó không hề biết tôi bị bệnh thế này, và tôi cũng chưa bao giờ dám lại gần nó…", ông vừa nói vừa cố kìm giữ những giọt nước mắt tủi phận.
                                                        Anh K. đang chuẩn bị bữa ăn
Chị X.Đ. vừa đi vá xe máy về cũng ra ngồi cùng mẹ Quý tiếp khách, thoảng nhìn chị giống như một người đàn ông thực thụ vì mái tóc hay quần áo hoàn toàn là của nam giới, chị trẻ hơn so với cái tuổi 48 của mình và không có vẻ gì của một người mang căn bệnh thế kỷ…
Theo lời của mẹ Quý thì X.Đ. đã dính vào ma túy ngay từ những năm 13, 14 tuổi, vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần, thời gian X.Đ. nghiện ma túy cũng phải hơn 10 năm, rồi sau đó còn bị bệnh lao nặng nên hồi mới vào đây X.Đ. chỉ nặng khoảng 39 kg nhưng đến giờ đã tăng lên 49 kg nhìn rất mạnh khỏe, hằng ngày X.Đ. là tài xế xe máy chuyên chở mẹ Quý đi đây đi đó.
"Gia đình tôi trước kia ở Hóc Môn, rồi cũng có thời gian chuyển qua quận 12, hồi đó tôi cũng có "chơi" ma túy nhưng tính ra tôi đã bỏ được hơn 20 năm nay rồi. Thời gian mẹ tôi bị bệnh nằm liệt giường gần 2 năm trời khiến tôi rất buồn, một tháng phải lo tiền thuốc, chữa bệnh gần chục triệu đồng nên nhà cửa cứ bán dần hết, mọi chuyện cứ càng ngày đi vào ngõ cụt nên tôi đâm ra chán nản, suy sụp… Khoảng năm 2008, tôi cứ thấy người đau yếu, uống thuốc hoài không hết, đi khám bệnh người ta mới đề nghị tôi lên Viện Pasteur thử máu, kết quả là tôi dương tính với virus HIV…", chị X.Đ. kể lại.
Ở gia đình đặc biệt này, hoàn cảnh của anh N.H. (35 tuổi, ngụ quận 2) cũng khiến nhiều người không khỏi xúc động. Anh bị lây bệnh từ bên ngoài nhưng không biết nên đã về nhà truyền nhiễm cho người vợ của mình (vợ anh N.H. đã mất cách nay 4 năm), điều còn đau buồn hơn là sau đó đứa con gái của anh cũng mang trong người mầm bệnh chết chóc bị lây truyền từ người mẹ…
                                                               Ông S. và căn lều tách biệt
Mỗi người đều có một câu chuyện quá khứ không muốn hay ngại ngần khi kể lại, nhưng họ đã cùng được chia sẻ, thương yêu, nuôi dưỡng bởi một người mẹ đặc biệt có tấm lòng bao dung, nhân ái. "Điều tôi mong muốn là có thêm điều kiện để giúp cho những người bệnh này sống tốt, và trên hết là xã hội nên có cái nhìn thiện cảm, rộng mở hơn một chút nữa, bởi nếu ra ngoài đời những người này sẽ sống sao đây, vì thế để họ có một chỗ sống tập trung thì chắc chắn sẽ bớt cho xã hội nhiều chuyện phức tạp", bà Quý tâm sự mà như nhắn nhủ với chúng tôi.
Trên đường về, chúng tôi cứ nhớ văng vẳng câu nói của chị X.Đ.: "Ở đây vui như một gia đình hạnh phúc vì mọi người không hề có sự phân biệt đối xử. Có nhiều người hô hào này kia rồi nói HIV/AIDS có gì đâu mà phải sợ chứ, nhưng khi đối diện với thực tế lại hoàn toàn khác. Một số người đến đây còn không dám ngồi vào bàn ăn cùng chúng tôi nữa, nhưng nói thật nếu tôi ra quán, ăn uống bình thường, những người khác làm sao biết tôi bị bệnh được, họ cũng ngồi ăn cùng chắc họ bị lây hết hay sao".
Hiện gia đình này luôn nhận được nhiều sự trợ giúp từ nhiều người, nhiều tấm lòng hảo tâm… bên cạnh đó mọi người trong nhà còn có việc làm thêm để góp vào chăm lo cho mọi người trong nhà. Bà Quý cho biết: "Tiền chợ cũng không tốn nhiều lắm, một ngày khẩu phần ăn cho mỗi người cũng được khoảng hơn 10 ngàn, ngoài ra còn mì gói, trái cây này kia nữa. Công việc trong nhà thì mọi người chia nhau làm".
Vợ chồng bà Đỗ Thị Quý có tất cả 8 người con, chồng bà đã mất cách nay 8 năm. Hiện ngoài khu nhà nuôi người bệnh nhiễm HIV ở khu phố 6, thị trấn Củ Chi, thì căn nhà nhỏ ở quận 12 của bà Quý cũng được dùng để nuôi dưỡng những người bệnh này.
( Báo Mẹ yêu bé-15.11.2011)

ĐỨC THÁNH CHA XUẤT HIỆN LẦN CUỐI

Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng
Thứ Hai, 18/02/2013, 04:37 PM (GMT+7)
Giáo hoàng Benedict XVI có buổi cầu nguyện trước hàng chục nghìn tín đồ tụ họp từ khắp nơi trên thế giới hôm 17/1. Đây là lần xuất hiện cuối cùng của vị giáo hoàng 85 tuổi trên cửa sổ nhìn ra quảng trường Thánh Peter.
Tuần trước, Giáo hoàng Benedict XVI khiến cả thế giới sửng sốt khi thông báo sẽ từ nhiệm. Ông chính thức thôi chức vào ngày 28/2 để rút về sống cuộc đời lặng lẽ đằng sau những bức thành cổ Vatican.
                                          "Chúng con sẽ rất nhớ cha"
Việc quản lý đám đông khổng lồ vừa qua cũng như là đợt thử nghiệm khả năng tổ chức, đảm bảo an ninh khi con chiên đổ về tham dự lễ bầu cử để lựa chọn Hồng y kế nhiệm ông Benedict lãnh đạo 1,2 tỷ tín đồ Công giáo.
Thị trưởng Rome Gianni Alemanno cho biết có tới 100.000 người đã có mặt trong buổi lễ hôm Chủ nhật, và mọi việc diễn ra suôn sẻ. Dù quảng trường vẫn còn chỗ cho người tham dự, nhưng nhiều người vẫn không ra vào dễ dàng vì các lối vào quảng trường quá hẹp.
Nhiều người già, người tàn tật, người đang nuôi con nhỏ cũng không thể bỏ qua buổi lễ cuối cùng của Giáo hoàng Benedict XVI
Đám đông khổng lồ, có cả những ông bố bà mẹ địu theo con nhỏ hay người già phải chống gậy, người tàn tật ngồi trên xe lăn, chen chúc qua hai lối vào với hai hàng cảnh sát đứng kiểm tra. Nhiều người hoảng sợ vì đám đông hoặc phải nhờ cảnh sát trợ giúp thì mới ra hoặc vào được quảng trường.
Giáo hoàng tỏ ra xúc động vì tình cảm của đám đông trước sự kiện 600 năm mới có một Giáo hoàng từ nhiệm. Tuần trước, Giáo hoàng cho biết ông không còn đủ sức khỏe tinh thần và thể chất để dẫn dắt con chiên của nhà thờ.
                                                               Nuối tiếc
Dưới ánh nắng mặt trời ngày Chủ nhật, Giáo hoàng mỉm cười với đám đông bên dưới hòa trộn với những người hành hương mang theo cờ quốc gia và các biểu ngữ thể hiện tình cảm và sự ủng hộ dành cho ông. Một nhóm tín đồ Italia giương cao dòng chữ: “Chúng con yêu cha”.
Sử dụng tiếng Italia, Giáo hoàng nói với đám đông hò reo: “Cảm ơn sự ủng hộ lớn lao của mọi người! Điều này cũng nói lên tình cảm và sự gần gũi tâm hồn mà các con dành cho ta trong những ngày này”. Nói rồi, Giáo hoàng giang rộng tay để thể hiện mong muốn ôm cả đám đông trong quảng trường.
                              Tình cảm của các con chiên khiến Giáo hoàng xúc động
Sau khi từ chức ngày 28/2, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ không giữ bất kỳ vai trò nào ở Vatican và cũng không tham gia vào việc bầu chọn người kế nhiệm.
Tòa thánh dự kiến tổ chức bầu giáo hoàng mới trước lễ Phục Sinh, có thể là trong 15 đến 20 ngày tới. Giáo hoàng Benedict XVI đã sửa đổi cách chọn người kế nhiệm nhằm đảm bảo tân giáo hoàng có thể nhận được sự ủng hộ lớn nhất.
Theo đó, giáo hoàng mới sẽ được chọn khi có ít nhất 2/3 số hồng y giáo chủ trong hội nghị hồng y chọn, bất kể phải trải qua bao nhiêu vòng bầu cử.
                                                Đám đông đổ về từ khắp nơi trên thế giới
Trong tổng số 118 hồng y giáo chủ tham gia cuộc họp bầu tân giáo hoàng sắp tới, khoảng một nửa là người châu Âu và có tới 67 hồng y là do Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm.
Lượng giáo dân ở Mỹ Latin hiện chiếm 42% số tín đồ Thiên chúa thế giới, gần gấp đôi ở châu Âu (25%). Vì thế, một số người dự đoán, nhiều khả năng một hồng y ngoài châu Âu sẽ được bầu làm giáo hoàng.
                                          1,2 tỷ giáo dân sắp có người dẫn dắt mới
Theo Hồng y người Mỹ Theodore McCarrick, Vatican sẽ lựa chọn những ứng cử viên có được sự thông thái như Giáo hoàng Benedict XVI và uy tín như Giáo hoàng John Paul II.
Hồng y người Thụy Sĩ Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Hiệp nhất tín đồ Thiên chúa của Vatican, từng đề cao việc xem xét bổ nhiệm những ứng cử viên từ châu Phi hoặc Nam Mỹ được nhắc tới trong Mật nghị Hồng y sắp tới.

Trúc Quỳnh (theo AP) (Khampha.vn)

KHÔNG PHẢI CHUYỆN LẠ


Điềm báo ở Vatican?
17/02/2013 3:05
Vài giờ sau tuyên bố thoái vị của Giáo hoàng Benedict XVI, lần lượt 2 tia sét đã giáng thẳng vào ngọn tháp ở nhà thờ, vốn được xem là một những nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo.
Sự thoái vị đầy bất ngờ từ người lãnh đạo tinh thần của Vatican đã đến cùng với điềm chẳng lành. Đó là kết luận của không ít người sau khi mạng internet và báo chí lan truyền bức ảnh cho thấy một tia sét dài ngoằng xẻ dọc bầu trời và đánh thẳng vào tháp trên Vương cung Thánh đường Thánh Phê rô. Nơi đây - trong nhiều trường hợp - được xem là hình ảnh đại diện cho Giáo hội Công giáo Roma và thành phố Vatican, theo NBC News. Vài giờ sau đó, sét đánh vào nơi này một lần nữa. Phải chăng tia sét trên là một điềm báo nào đó, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?
 Hình ảnh tia sét đang gây xôn xao cộng đồng mạng - Ảnh: AFP
Giới chuyên gia không chắc chắn lắm về khía cạnh tâm linh, và tất nhiên họ thiên về khoa học hơn. Đây có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, do một cơn bão cũng đồng thời hình thành trên bầu trời thành phố Ý trong ngày đặc biệt đó. Có lẽ nhiều người sẽ thở phào nhẹ nhõm khi biết được, trên thực tế, các biểu tượng tôn giáo luôn là mục tiêu thường xuyên của sét, đơn giản chúng thường là kiến trúc cao nhất trong khu vực. Cộng thêm một yếu tố quan trọng nữa rất hấp dẫn với sét: các cột, tháp thường làm bằng kim loại. Vì vậy chuyện trúng sét không phải là điều gì quá bất thường ở các khu vực đặt biểu tượng tôn giáo.
Chẳng hạn như trường hợp của tượng Chúa Kitô Cứu thế ở Rio de Janeiro (Brazil) cao đến 30 m, chưa tính bệ 6 m và được đặt trên đỉnh núi Corcovado cao 700 m. Kể từ khi được hoàn thành vào năm 1931, bức tượng khổng lồ đã bị sét đánh trúng vài lần. Những vật thể thế tục cũng không thoát được cơn thịnh nộ từ trời cao. Từ máy bay đến tượng nữ thần Tự do hoặc tòa nhà Empire State ở New York, đâu cũng là “nạn nhân” khá thường xuyên của tia sét. Đáng kể nhất là trường hợp bức tượng chúa ở bắc Cincinnati (bang Ohio), cao khoảng 15,5 m, bị sét đánh cháy sém, chỉ còn trơ lại phần khung kim loại cháy đen vào năm 2010, theo AP.
Trở lại trường hợp của Vương cung Thánh đường Thánh Phê rô, nó là kiến trúc mái vòm cao nhất thế giới với chiều cao 137 m tính từ nền đến cây thập tự giá, đã được Giáo hoàng Clement VIII ra lệnh lắp đặt vào thế kỷ thứ 16. Với chiều cao của nhà thờ như thế, vào một ngày bão đến, sét đánh cũng không phải là chuyện lạ.
Hạo Nhiên

NHÀ MẸ QUÝ



NHT. Sáng hôm qua, chúng tôi lên xe buýt số 94 đi từ Tân Bình xuống Củ Chi  tìm thăm nhà chị bạn tên Quý ở Ngã Ba xóm Huế ( nghe còn gọi là ngã ba Việt Kiều), đường Huỳnh văn Cọ. Các con chị Quý phóng xe ra quốc lộ đón Ba Cô vào nhà, sâu trong hẻm!
Nghe chị Quý kể , thời gian qua, đã có mấy phóng viên  tới phỏng vấn chị và chụp ảnh đăng báo.
Tôi quyết định sẽ không nói nhiều trong bài này, mà chỉ đăng một số hình ảnh tượng trưng, hy vọng có thể nói lên tinh thần chung trong một mái nhà, nơi mà những người dưng nước lã, khi lâm cơn cùng quẫn, đều có thể vào tạm trú. Theo lời linh mục phụ trách, ngôi nhà này được lập ra từ 2 năm nay, có những mục đích sau :
1. Giúp bệnh nhân Aids và người cai nghiện khi gia đình không nuôi nổi.
2. Giúp người thân đỡ khổ, đỡ lo.
3. Giúp cho xã hội đỡ các tệ nạn.
Có quay một số clips, nhưng về kỹ thuật làm phim, tôi không biết cách làm ẩn mặt nhân vật nên đành giữ làm của riêng. Xin thông cảm cho "kẻ gà mờ"về máy móc này.
Kính mời quý vị tham quan "nhà Mẹ Quý" qua những hình ảnh sau đây :
Sân trước
Sân sau
Nắng sớm rọi Bà và cháu (bé được lượm  về).
Mẹ Quý của ngôi nhà này

 Với   H.


Lều anh H.

D.
Kh.  và D.
                                                                            Với V.
Đ. và một bạn nữ  mới gia nhập nhà mẹ Quý.
Đ. đưa võng bé ngủ. Lượm con người dưng về để yêu thương, chăm sóc.
Phải được nghe nhạc, bé mới ngủ.( máy đặt trên ghế xanh)
                                                                           Đọc kinh Lạy Cha
Nhà Nguyện cũng là nhà cơm .

Cùng làm việc nhà

Tại bếp
Tác phẩm khéo tay của D., của V.....


Võng cây mít sân sau.
Cửa sổ của ông cha nhìn ra sâu sau
Phòng ngủ 1


Phòng ngủ 2
Kinh Lòng Thương xót. 3 giờ chiều
B. ngoan.

Con muốn về nhà.
Xin mẹ tha lỗi. Mẹ cho con về.
Mẹ cha giữ chân anh không được , em đưa anh ra bến xe.

Cổng đã mở....
                                                                                                 ( Ảnh trong bài : HT)
Địa chỉ  : Khu phố 6, huyện Củ Chi. Tới ngã ba Việt Kiều hỏi thăm nhà Mẹ Quý.
Mời đọc thêm tại đây: (báo NLĐ, 11.9.2011)

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

BÊN CHÂN CHÚA










Trân trọng giới thiệu
BÊN CHÂN CHÚA
Sách dày 724 trang,
gồm  500 bài  Thánh Ca về CHÚA, THÁNH VỊNH, ĐỨC MARIA và CHƯ THÁNH.
in trên giấy láng.
Sách hiện có bày tại nhà sách Dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, quận 3, Saigon.
Kính mời Quý Vị yêu Thánh Ca  tìm đọc.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

TIÊN TRI VỀ CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG CUỐI CÙNG


Thứ Ba, Ngày 12 tháng 2-2013
TIÊN TRI VỀ CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG CUỐI CÙNG
Thánh Malachy
 (Hình sét đánh trên Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào ngày Đức Thánh Cha tuyên bố từ chức do một nhà báo chụp.)
Lời ngỏ:
Bài dịch dưới đây của tác giả Hồn Nhỏ vào năm 2005 trong thời gian Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời, và Giáo hội lúc đó đang chuẩn bị bầu một vị Giáo Hoàng thay thế. Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 sau đó đã được bầu làm Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo. Hôm nay ngày 11/02/2013 Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 bố từ chức vì lý do sức khỏe và tuổi già.
 Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, theo lời tiên của thánh Malachy về các Đức Giáo Hoàng thời kỳ cuối, Ngài là vị Giáo Hoàng thứ 111 và từ chức vào đúng ngày 11. Có nhiều bài viết và sự tranh luận về tính xác thực của lời tiên tri của thánh Malachy. Người thì cho là lời tiên tri rất đúng với những gì đã xảy ra, người thì dè dặt. Nếu như lời tiên tri của thánh Malachy đúng thì có tất cả 112 Giáo hoàng, tức chỉ còn 1 vị Giáo hoàng nữa với danh hiệu Phêrô người Rôma (La mã) là đến thời tận cùng. Chúng tôi xin đăng lại bài viết để thông tin không nhằm mục đích gây hoan mang, lo sợ và xin dành sự biện phân thuộc về quí vị.
Thánh Malachy sinh năm 1094 với tên gọi O'Margair trong một gia đình quý phái ở thành phố Armagh, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngài được rửa tội với tên gọi Maelmhaedhoc. Tên Maelmhaedhoc được La-tinh ngữ hóa và ngài được biết đến với tên gọi là Malachy. Sau một thời gian dài học hành, ngài quyết định thay vì sẽ làm công việc giống như cha ngài đang làm, ngài có ước muốn trở thành một linh mục Công giáo.
 Ngài được thụ phong vào năm 1119 ở tuổi 25. Ngài tiếp tục theo học thần học ở Lismore. Năm 1127, ngài trở thành cha giải tội cho Cormac MacCarthy, hoàng tử của Desmond, người sau này trở thành Vua của Ái Nhĩ Lan. Ngài được phong làm Tổng Giám mục Armagh vào năm 1132. Thánh Malachy qua đời trong lúc hành hương Rôma  thứ hai vào năm 1148. Ngài được Đức Thánh Cha Clemente III phong thánh vào ngày 6/7/1199. Điều kỳ diệu trong những lời tiên tri của Thánh Malachy là việc tiên đoán về ngày và giờ chết của chính ngài, và đã xảy ra đúng như thế.
 Thánh Malachy có ơn chữa lành giúp người bệnh tật. Ngoài ra, ngài còn có ơn bay bổng và ơn tiên tri thấu thị. Nhiều phép lạ đã xảy ra liên quan tới những mục vụ của Ngài. Ngài còn được ban cho ơn tiên tri, mà một trong nhưng lời tiên tri quan trọng nhất ngài nhận được trong một thị kiến ở Rôma vào năm 1139 liên quan đến những Vị Giáo Hoàng từ thời của ngài cho tới ngày tận cùng của thời gian - từ Đức Giáo Hoàng Celestine II cho tới thời tận cùng của thế giới. Ngài đã làm thơ để mô tả mỗi một Đức Giáo Hoàng, và đã trao bản viết tay cho Đức Giáo Hoàng Innocent II, và kể từ đó lời tiên tri của Ngài không được nhắc tới cho mãi đến năm 1590, thì được in ra sách, và đã trở thành điểm tranh luận nóng bỏng về tính chất nguyên thuỷ và chính xác của lời tiên tri. Theo như lời tiên tri của Thánh Malachy, thì chỉ còn 2 Đức Giáo Hoàng nữa sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì tới tận cùng của thời gian, mà Đức Giáo Hoàng cuối cùng sẽ mang danh hiệu "Thánh Phêrô người Rôma".
 Thánh Malachy viết những lời tiên tri về các Đức Giáo Hoàng với những danh hiệu có liên quan tới tên gọi nơi gia đình, nơi sinh, huy hiệu hay văn phòng đang nắm giữ trước khi được bầu lên Giáo hoàng. Một số đoạn viết là những lời tiên tri đa dạng được viết rất tài tình bởi lối dùng chữ. Thí dụ như, Đức Giáo hoàng Piô III làm Giáo Hoàng trong vòng 26 ngày vào năm 1503, được Thánh Malachy mô tả là "từ một người đàn ông nhỏ". Tên gia đình của ngài là Piccolomini, tiếng Ý nghĩa là "người đàn ông nhỏ". Thỉnh thoảng, quá khứ cá nhân của Đức Giáo Hoàng là một phần của biệt hiệu được viết bởi Thánh Malachy. Đức Giáo Hoàng Clement XIII (1758-1769) là người có những liên hệ với chính quyền Ý ở Umbria và có huy hiệu là một bông hoa hồng, đã được Thánh Malachy mô tả với biệt hiệu là "Hoa hồng của Umbria".
 Thời gian qua đi đã chứng tỏ cho những người nghi ngờ về lời tiên tri của Thánh Malachy, vì những lời tiên tri của ngài đã thực sự chính xác đến độ làm gây ngạc nhiên. Có tất cả 112 vị Giáo hoàng với những chân tính được liệt kê kể từ Đức Giáo Hoàng Celestine II năm 1143 cho tới thời tận cùng của thế giới.
 10 GIÁO HOÀNG SAU CÙNG
 1. Đức Giáo Hoàng Piô X 1903-1914, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Lửa cháy bừng", tên thật là Giuseppe Melchiarre Sarto. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, lục điạ Âu châu bùng cháy cuộc chiến tranh như đám lửa cháy lan từ quốc gia này tới quốc gia khác cho mãi tới năm 1914, chiến tranh đã bao phủ toàn bộ lục điạ Âu châu.
 2. Đức Giáo Hoàng Benedict XV (1914-1922) biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Tôn Giáo Tiêu Tàn", tên thật là Giacomo Della Chiesa. Đức Giáo Hoàng Benedict XV được biết đến là Đức Giáo Hoàng của chiến tranh, vì lửa chiến tranh bất hòa làn tràn khắp ra thế giới. Ngài đã chứng kiến chủ nghĩa cộng sản đi vào Liên Bang Sô Viết khiến đời sống tôn giáo bị tiêu huỷ, chiến tranh thế giới thứ nhất gây thương vong cho hàng triệu người Kitô giáo như trong cuộc tàn sát ở cánh đồng Flanders và ở nhiều nơi khác.
 3. Đức Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Đức tin sắt son", tên thật là Achilee Ratti. Là vị Giáo hoàng chứng kiến thế giới chuẩn bị cho một hậu quả của một cuộc chiến để chấm dứt các cuộc chiến. Ngài chứng kiến phong trào phá thai ở Âu châu ra đời, và sự phát triển của chủ nghĩa vô thần được giảng dạy cho các giới trẻ trong các trường đại học và đầu độc để loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đầu óc những người công dân của một trật tự thế giới mới.
 4. Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Mục tử thiên thần", tên thật là Eugento Pacelli. Ngài đã dành thời giờ trong thời gian đầu làm giáo hoàng  trong lãnh vực ngoại giao của tòa thánh Vatican. Ngài là sự chọn lựa tự nhiên theo sau Đức Giáo hoàng Piô XI vì không có vị lãnh đạo giáo hội nào có đủ kinh nghiệm điều hành giáo hội, và với các lãnh đạo quốc gia trong cuộc xung đột thế giới.
 5. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Chủ chăn và thuỷ thủ", tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli. Đức Gioan 23 là tổng Giám Mục Areoplis của Palestine trong khoảng thời gian khai sinh quốc gia Dothái, năm 1953 Đức Giáo Hoàng Piô XII phong ngài làm Hồng Y của Venice. Ngài được xem là vị Giáo hoàng được yêu mến nhất trong các Đức Giáo Hoàng cận đại. Những sử học gia tin rằng ngài được Thánh Malachy tiên tri là thuỷ thủ vì thành phố Venice là một thành phố nước. Thế nhưng cũng có thể khi ngài là tổng Giám mục của Palestine, ngài được coi là một "thuỷ thủ rao giảng" bởi vì miền đất của dân ngoại và Hồi giáo có liên quan trong lời tiên tri là "biển cả".
 6. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Hoa của muôn hoa" tên thật là Giovanni Battista Montini, Ngài làm Giáo hoàng trong thời gian 15 năm. Danh hiệu của ngài là là ba bông hoa Iris.
 7. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I (1978-1978 - 33 ngày), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy"trăng bán nguyệt" (nửa vầng trăng), tên thật là Albino Buciani, là vị Giáo hoàng chăn dắt Giáo hội  trong thời gian ngắn nhất là 33 ngày. Khi ngài được bầu Giáo hoàng ngày 26/8/1978, là thời gian có trăng hình bán nguyệt. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo quá khích chống lại thế giới dân ngoại bùng nổ. Tổ chức OPEC dầu hỏa ra đời, và các quốc gia Ảrập dùng vũ khí dầu hỏa của họ để chống lại các quốc gia kỹ nghệ. Dấu hiệu của Hồi giáo là hình "trăng bán nguyệt".
 8. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Nhật thực" hay cũng còn có nghĩa là "Mặt trời lam lũ". Ngài là hoàng tử người Balan của Giáo hội Công giáo. Ngài là vị Giáo hoàng đã có công trong việc làm cho chủ nghĩa cộng sảng sụp đổ. Trong suốt 25 năm làm Giáo hoàng, ngài đã tông du nước ngoài trên 100 lần và cái chết lịch sử của Ngài đã lôi kéo trên 3 triệu người tham dự tang lễ. Ngày ngài sinh ra ngày 18/5/11920 vào buổi sáng có hiện tượng nhật thực trên toàn cõi Âu châu, và ngày ngài qua đời cũng có nhật thực bán phần trên vùng trời Bắc Mỹ.
 9. Đức Giáo Hoàng kế Đức Giáo Hoàng chót, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Ngành Ô-liu rực rỡ". Điều kỳ diệu là Chúa Giêsu nói lời tiên tri về thời tận cùng cũng trên núi Olive. Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình, hay cũng có thể liên quan tới cây, trái ô-liu. Dòng thánh Benedict nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của hòa bình". Thánh Benedict đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của trật tự thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ.
 10. Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Phêrô người Rôma". Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: "trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố trên 7 đồi (Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân".
 Có chút vấn đề về những lời tiên tri được liệt kê trong sách “Những Lời tiên tri của Thánh Malachy” xuất bản bởi Thomas A. Nelson, một nhà sách xuất bản Công giáo thì bản nguyên thuỷ của Thánh Malachy chỉ có 111 Đức Giáo Hoàng, chứ không phải là 112 như trong bản màu nâu xuất bản sau này. Trong khoảng giữa ấn bản thứ nhất và ấn bản sau này thì vị Giáo hoàng 112 là Phêrô Thành Rôma được thêm vào trong lời tiên tri của Thánh Malachy.

Hồn Nhỏ chuyển dịch

TIN SÉT ĐÁNH THẬT ?


Hai lần chớp tỏa sáng trên Vatican
Trong hình là tia chớp thứ hai đánh xuống cột thu lôi của thánh đường St Peter
Trong lúc cả thế giới vẫn đang chưa hết bất ngờ về tin Đức Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức, lại có thêm tin sét đánh ở Vatican chỉ vài giờ sau đó. Nhưng lần này, đó là sét thật.
Một tia chớp - hẳn không phải là một thông điệp từ trên gửi xuống - đã được không chỉ một mà hai nhiếp ảnh gia thu vào ống kính khi đánh vào cột thu lôi trên đỉnh thánh đường St Peter. Mà có thể còn có thêm nhiều nhiếp ảnh gia nữa cũng chụp được.
Một trong số đó là nhiếp ảnh gia Alessandro Di Meo, người đang có mặt ở khu vực sau khi tin nóng về việc từ chức được loan ra. Khi tia chớp đầu tiên đánh xuống, ông đã ngay lập tức chọn vị trí chờ chụp hình. Ông nói thực sự đó là một cuộc chạy đua với thời gian nhưng cũng là một nỗ lực ăn may.
"Khi tôi đang lau giọt nước mưa trên ống kính thì tia chớp đầu tiên đánh xuống mái vòm, tôi không kịp làm gì, chỉ biết đứng nhìn thôi," ông nói.
"Xui quá. Nhưng điều đó không làm tôi nản chí, cho nên tôi tiếp tục nhẫn nại xem liệu có chụp được tấm hình mà tôi đã nghĩ tới không. Tôi lại thử chụp vài lần nữa, cho tới khi một tia chớp đánh xuống đỉnh mái vòm đúng lúc tôi đang bấm máy."

Với những ai chưa biết, thì để chụp được hình tia chớp, ta phải mở cửa trập của máy rồi hy vọng - hay đúng hơn là cầu nguyện. Ta không thể chờ cho tới khi có tia sáng lóe lên rồi mới bấm nút đóng cửa trập được, bởi chắc chắn đã chậm chân mất rồi.
Mẹo ở đây là phải ngắm khung hình muốn chụp trước, rồi để máy ảnh ở chế độ đóng cửa trập chậm, như thế thì tia chớp mới xuất hiện đầy đủ được trong khung hình với toàn bộ vẻ đẹp của nó.
Trên thực tế, máy ảnh của Di Meo được đặt trên một hàng rào để không bị rung trong quá trình cửa trập đang mở, tất nhiên nếu có chân máy ảnh lúc đó thì ông đã dùng rồi. Ông đặt máy ảnh ở chế độ mở tám giây, f/9 và 50 ISO.
"Tất nhiên là máy được để ở chế độ chỉnh tay và tôi lắp ống kính góc rộng, cho phép tôi lấy được toàn cảnh thánh đường," ông nói.
Đã có những tranh luận quanh tính xác thực của tấm hình, nhưng nếu bạn biết mình đang làm gì và lại có chút may mắn nữa thì chụp hình các tia chớp không phải là điều quá khó. Nói vậy bởi tôi cũng từng chụp được một ít và bị lỡ mất một số lần khác.
Kỹ năng, như được giải thích ở đây, là cần phải lấy được khung hình đẹp và lấy được khoảnh khắc ấn tượng.
"Tôi biết rằng tấm hình này rất quý," Di Meo nói. "Các tấm hình chụp tia chớp cũng thường được thực hiện, nhưng cái khác biệt duy nhất trong trường hợp này là nó xảy ra đúng lúc, đúng chỗ."
Nhiếp ảnh gia của AFP Filippo Monteforte cũng có mặt đúng lúc, đúng chỗ. Ông chụp được khung hình tương tự, và cũng may mắn kiếm được chỗ đặt máy tốt, trên các cây cọc có quanh Quảng trường St Peter. Ông chụp bằng một ống kính 50mm và đã chờ đợi trong hai giờ đồng hồ.

Ông nói với AFP: "Tia chớp đầu tiên cực lớn, sáng lòa cả bầu trời, nhưng thật tiếc là tôi đã bị lỡ. Lần thứ hai thì tôi may mắn hơn, và đã chụp được một số tấm với hình mái vòm được tia chớp chiếu sáng."
Tất nhiên, ai mà quên được tấm hình sét đánh tháp Eiffel, hay các tia chớp đánh xuống cây cầu Bay Bridge ở San Francisco của Phil McGrew.
Phil Coomes

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

KHÔNG CHỖ NÀO THÁNH THIÊNG HƠN


(Mến tặng Phanxicô, Thế Thông, Cao Thanh Hoàng, Hải Nguyễn, Đinh Công Huỳnh)

Có hai anh em, một độc thân, một lập gia đình, cả hai là chủ một nông trại mà đất đai màu mỡ đem lại bao hoa màu.
 Phần thu hoạch được chia hai, mỗi người một nữa.
Lúc đầu mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng đôi khi, người anh có gia đình bắt đầu thức giấc về đêm và nghĩ ngợi: “Thật không công bằng. Em ta không lập gia đình, chú ấy ở một mình và chỉ nhận phân nửa hoa màu. Mình có vợ và năm con; vậy là an tâm khi về già. Nhưng ai sẽ chăm sóc cho chú khi chú ấy già cả. Chú ấy cần dành dụm nhiều cho tương lai hơn là cho hiện tại. Cho nên, rõ ràng chú ấy cần nhiều hơn mình”.
Suy nghĩ như thế, người anh chỗi dậy lẻn đến chỗ người em, đổ vào kho của cậu một bao lúa đầy.
Cậu em độc thân cũng bắt đầu có những trăn trở tương tự. Mỗi khi thức giấc, cậu tự nhủ: “Rõ ràng là không công bằng. Anh mình có vợ và năm con vậy mà chỉ nhận một nửa hoa mầu. Còn ta, không phải nuôi ai cả ngoài thân mình. Vậy sẽ công bằng khi ông anh rõ ràng với nhiều nhu cầu hơn mình lại chỉ nhận như mình nhận? Vậy là cậu chỗi dậy mang một bao lúa đầy đổ vào kho của người anh.
Một đêm kia, cả hai cùng dậy một lúc và đâm sầm vào nhau khi mỗi người vác trên vai một bao lúa.
Nhiều năm sau, hai anh em qua đời và câu chuyện mới được kể lại. Thế rồi, khi dân làng có ý định xây một nhà thờ, họ chọn ngay điểm mà hai anh em ấy gặp nhau vì họ không thể nghĩ đến một chỗ nào khác thánh thiêng hơn.
Khác biệt quan trọng của việc giữ đạo không ở chỗ đi nhà thờ hay không đi nhà thờ nhưng ở chỗ yêu thương hay không yêu thương.
( Trích Bay lên đi - Anthony de Mello- Minh Anh dịch)

THẾ GIỚI CA NGỢI

 quyết định thoái nhiệm của Giáo Hoàng Benedicto 16

Hông y Joseph Ratzinger từ ban công Giáo đường thánh Phêro tại Vatican ngày đăng quang trở thành Giáo hoàng Benedicto XVI hôm 19/4/2005.
REUTERS/Max Rossi/Files
Tú Anh
Từ nguyên thủ quốc gia đến lãnh đạo các tôn giáo khác nhau trên thế giới, mọi người đều khen ngợi quyết định thoái nhiệm vì tuổi tác của lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã là một hành động « can đảm của một người khiêm tốn và đức độ ».Người kế vị sẽ đươc bầu vào dịp lễ Phục Sinh 31/03/2013.
Khi thông báo sẽ thoái nhiệm vào ngày 28/02/2013 tới đây vì lý do sức khỏe và tuổi tác Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã gây bất ngờ trong hàng ngũ tín đồ. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng đều mang nội dung « tôn trọng » quyết định đươc xem là « can đảm ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel, một trong những nhà lãnh đạo lên tiếng sớm nhất đã bày tỏ lòng « tôn kính sâu xa » đối vị Giáo chủ Tòa thánh La mã người Đức.Tổng thống Mỹ Barack Obama thay mặt công dân Mỹ « cám ơn và cầu nguyện » cho người lãnh đạo Giáo hội Công giáo có vai trò « then chốt » tại Hoa Kỳ và trên thế giới.Tại Anh Quốc, nơi mà Giáo hội Anh nằm ngoài giáo quyền Vatican, Thủ tướng David Cameron cầu chúc những điều tốt lành nhất và thẩm định là hàng triệu triệu tín đồ sẽ tiếc nhớ người lãnh đạo tin thần.
Tổng thống Ý Giorgio Napolitano khen ngợi quyết định mà ông gọi là bằng chứng của lòng « can đảm phi thường » và « tinh thần trách nhiệm cao độ » của Đức Giáo Hoàng.Tổng thống Pháp François Hollande, do tôn trọng truyền thống tách biệt giáo quyền và xã hội thế tục, tuyên bố « trân trọng »quyết định thoái nhiệm của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.
Trên thế giới, các Hội đồng Giám mục từ Brazil, quốc gia công giáo đông dân nhất địa cầu cho đến Pháp, Bồ Đào Nha đều ca ngợi quyết định « can đảm » của Đức Thánh Cha. Giáo Hội Tây Ban Nha tuyên bố cảm thấy bị « mồ côi » trong khi Giáo Hội Ba Lan cho biết « bị bất ngờ » trước quyết định thoái nhiệm nhưng thông hiểu Giáo Hoàng Benedicto 16 không muốn để tái diễn tình trạng lãnh đạo giáo triều trong điều kiện sức khỏe yếu dần như người tiền nhiệm Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Lãnh đạo Giáo Hội Anh Giáo Justin Welby cho biết « đau buồn » nhưng thấu hiểu thái độ « sáng suốt và can đảm » của vị Giáo Hoàng Công giáo. Đại giáo sĩ Do Thái giáo Yona Metzger từ Jerusalem nhắc đến công lao của Đức Giáo Hoàng trong nỗ lực nối kết các tôn giáo lớn. Nhiệt tâm « tạo đối thoại giữa các tôn giáo » của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cũng được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tôn vinh.
Tại châu Á, tín đồ Công giáo Philippines thương tiếc vị Giáo Hoàng sắp thoái vị như một « ngươi cha hiền, chân thật ». Nhìn về tương lai, họ không che dấu hy vọng Giáo Hoàng mới sẽ là một người Á Châu và cầu nguyện cho « ứng viên » của họ là Hồng y Luis Antonia Tagle, 55 tuổi. Theo AFP, vị tân Hồng y Philippines này có phong cách vui, trẻ và năng động như Giáo Hoàng Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Tuy nhiên, AFP ghi nhận các tiếng nói khác biệt đó đây trên thế giới nhất là từ Mỹ và Tây Âu của một số tổ chức bảo vệ nguời đồng tính, hoặc nạn nhân bị cưỡng bức tình dục mà thủ phạm là các linh mục phạm giáo luật. Các hiệp hội này cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cam kết nhiều nhưng thực hiện cải cách không được bao nhiêu vì cản lực bảo thủ.
tags: Công giáo(tại đây) - Quốc tế(tại đây) - Vatican(tại đây)

MÌNH ĐÃ GẶP THỦ TƯỚNG

Trong khuôn viên nhà xứ. Cha Duy Thiên áo trắng ở giữa.
Vâng! Chính xác là mình đã gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngay trong ngày Tết mới oách nhá!
Trông bề ngoài, ông ấy cũng lịch sự như trên ti-vi. Có vẻ trẻ hơn tuổi thật nhưng nhàu hơn. Nghe nói, khi lên ti vi, ai cũng phải đánh phấn, bôi son, thu hình cho mặt  đỡ sầu, đỡ lo.
Để mình kể cho các bạn nghe cái cơ hội ngàn năm một thuở này của mình, bởi một bà già nội trợ "phình phường" như mình thế này có khi nào nghĩ sẽ hân hạnh được gặp Thủ Tướng Nước đâu phải không các bạn. Các bạn đừng xì xào, mình nghe thấy ai đó vừa nói  sạo sạo, dễ mà gặp ! Đừng dè bỉu thế. Trước mình cũng cứ tưởng là gặp ông í khó lắm, nhưng từ khi mình có một đường dây liên hệ xoắn xuýt vào nhau như mình sẽ mô tả ngay đây thì thấy gặp Thủ Tướng chả có gì khó sất. Đây kể đầu đuôi cho nghe, là từ khi mình gặp lại  bác Ái, bạn học cũ thời con trai con gái còn xắn quần, vắt tà áo lên vai vật nhau huỳnh huỵch trong sân trường các bà Dòng Mai Khôi hôi... í. Ấy thì bác Ái sui gia với một ông kia, ông kia sinh hoạt ca đoàn già, trong ca đoàn già có em họ của một cha dưới Kiên Giang. Cha dưới Kiên Giang nhưng cha hay lên Saigon chữa bệnh. Mà ông cha này là bạn học cùng lớp với ông Nguyễn Tấn Dũng, cha cũng là một nhạc sĩ sáng tác Thánh ca , coi như đồng nghiệp với mình luôn. Linh mục nhạc sĩ Duy Thiên đấy, nổi tiếng làm CD, VCD, DVD Thánh ca xịn, thuê tuyền giàn ca sĩ sao ngoài đời hát diễn thôi nhá. Khổ! Cha lắm tài lắm tật, à không, lắm bệnh. Đủ thứ bệnh, toàn bệnh nặng : Gan thận suy cả, huyết áp, tim to,  tiểu đường cấp...tính, bắt tay ối giời ơi sao tay cha lạnh ngắt như người chuẩn bị vào ông Sáu Tấm. Ấy là hôm cuối năm mình xuống Kiên Giang ghé viếng Đức Mẹ, hỏi thăm cha, nghe cha kể bệnh thế chứ mình không có ý trù cha tí nào. 
Nghe kể, nơi đây Đức Mẹ đã hiện ra với một em bé trong đội Dâng Hoa xứ cha DT.
Cha dễ thương, mặc quần đũi đen như ông giáo làng. Mỗi lần cha đi Saigon tái khám thì nằm trọ ở nhà vợ chồng người em họ. Chú em họ gọi ông bạn cùng ca đoàn tới đọc kinh hát hỏng hầu cha nghe cha sớm nâng hồn lên tới Thiên đàng. Ông kia xưa đi lính Việt Nam Cộng Hòa bị xi -cà-goe, lại nhờ ông bạn Ái của mình đèo đi. Đến đây thì các bạn đã thấy rõ được sợi dây nó sẽ kéo đến đâu rồi, đến mình chứ còn ai, vì mình và ông bạn học ở cùng xứ với nhau, lại gần nhà. Em vợ chả để xe phở ngay trước cửa nhà mình vì nhà chả nuôi chó, phở chả có mùi chó thì bán cho ai. Đấy, cái mối dây quen biết này tuy dài dòng văn tự như thế nhưng rất gần gũi, thân thương. Có phải không nào!(câu này nhiễm tật các em-xi trên ti-vi) Ông bạn sẽ bảo con em vợ, hôm nay mày bán hàng, tiện trông nhà cho chị Triều để anh rủ chị ấy đi đọc kinh Kẻ Liệt. 
Thế là một hôm đẹp giời, Nhạc sĩ Hải Triều gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dễ như thật thôi mà ! 
Ông Dũng đến thăm cha bạn đang nằm bệnh, gần chết. Theo lời cha kể thì hai người khá thân với nhau, đúng rồi, phải là bạn thân thì cha mới được Thủ Tướng viếng thăm tại nhà chứ nhỉ. Mà cũng phải gần chết thì mới có hân hạnh này. Tết nhất mà cha trở bệnh thật buồn, cho nên bạn bè gặp nhau như vậy là tốt, làm cho cha vui, thường cứ vui thì người ta ít bệnh, hay có bệnh cũng thuyên giảm nhiều phần, ít là khi ngồi hàn huyên cùng bạn hữu, người này bảo tôi thấp khớp nặng lắm, người kia bảo hai năm nay tôi đột quỵ sáu lần, người nọ lại than còn hơn tôi vừa mổ thận đây này, thế là mình thấy bệnh mình nhẹ hẳn.
Gớm, gặp Thủ Tướng nói chuyện vui đáo để, cười khanh khách nhá!
Mình định hỏi ông Dũng cái nhà ở Hóc Môn có họ thế nào với bác Dũng mà mải nói chuyện, quên mất. 
Đang còn bao nhiêu vấn đề nữa, nào Ngân hàng, nào phòng chống tham nhũng, nào sửa đổi Hiến Pháp, muốn tranh thủ cơ hội hiếm có, mình dự tính bàn bạc đại sự với Thủ Tướng,lại còn nuôi ý đồ "triềng giáo" nữa cơ, thì bỗng cha Duy Thiên kêu ối đau bụng quá, ối hai cha Phó ơi cứu bố.
Cha kêu kinh quá, ngay mình cũng giật bắn.
 Dụi mắt cái, tỉnh hết cả người.
NHT

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

ĐỨC GIÁO HOÀNG THOÁI VỊ, NHỮNG ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA ?


Ngay sau quyết định thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 được ngài trình bày sáng nay 11 tháng Hai với các vị Hồng Y trong Công Nghị, mà theo dự trù ban đầu là để bàn về 3 án phong Thánh, nhiều cơ quan truyền thông đời đã đưa ra một số nhận định sai lạc.
Trước hết, Đức Bênêđíctô thứ 16 không phải là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị. Trước ngài đã có ba vị Giáo Hoàng là Đức Celestine V, Đức Clement I và Đức Gregory XII đã thoái vị.
Trong cuộc họp báo trưa ngày 11/2, cha Lombardi, Trưởng Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhấn mạnh rằng việc một vị Giáo Hoàng thoái vị đã được tiên liệu trong Giáo Luật khoản số 332 triệt 2, theo đó việc thoái vị có hiệu lực, nếu đây là hành động “được thực hiện tự do và được biểu lộ một cách phải phép, và không cần phải có ai chấp nhận việc thoái vị đó.”
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã được các vị Hồng Y tín nhiệm trao trọng trách Kế Vị Thánh Phêrô từ ngày 19 tháng Tư năm 2005. Như vậy, đến ngày ngài thoái vị, Đức Thánh Cha sẽ ở ngôi Giáo Hoàng được 2873 ngày, tức là 7 năm, 10 tháng và 10 ngày.
Vị ở ngôi Giáo Hoàng lâu nhất là Đức Thánh Cha Pius IX, với 31 năm, 7 tháng 23 ngày (1846-1878). Triều đại Giáo Hoàng ngắn nhất là triều Đức Thánh Cha Urbanô VII chỉ vỏn vẹn có 13 ngày trong năm 1590.
Là người Công Giáo chúng ta cũng nên biết qua về những gì sẽ diễn ra trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng, từ chuyên môn gọi là 'Sede Vacante’, sẽ bắt đầu từ lúc 20h ngày 28 tháng Hai cho tới khi Mật Nghị Hồng Y bầu ra một vị Tân Giáo Hoàng.
Trong thời gian chuyển tiếp này, vị Nhiếp Chính (chamberlain) sẽ điều hành các công việc của Giáo Hội. Hiện nay chức vụ Nhiếp Chính do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đảm nhiệm.
Khi bắt đầu công việc Nhiếp Chính của mình, thủ tục đầu tiên sẽ bao gồm việc dùng một chiếc búa nhỏ để đập nát chiếc nhẫn Ngư Phủ Giáo Hoàng để tránh việc giả mạo.
Phủ Giáo Hoàng sẽ được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone niêm phong để bảo vệ những hồ sơ chính thức. Sau 20 giờ ngày 28/2, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ di chuyển ra dinh thự Castel Gandolfo, trong khi chờ đợi Nữ Đan viện Chiêm Niệm ở Nội thành Vatican được sửa chữa xong và ngài sẽ cư ngụ tại đó.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cũng sẽ chịu trách nhiệm triệu tập Mật Nghị Hồng Y để bầu Tân Giáo Hoàng.
Trong thời gian Mật Nghị Hồng Y, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cũng chịu trách nhiệm điều hành các công việc thiết yếu của Giáo Hội, với những hạn chế nhất định theo giáo luật, cho đến khi một vị Tân Giáo Hoàng được bầu lên tức là khi có làn khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà Nguyện Sistina.
Từ 20h ngày 28 tháng Hai, tất cả các vị đang giữ các chức vụ trong giáo triều Rôma đều bị mất chức trừ ra ba vị là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone trong cương vị Nhiếp Chính, Đức Hồng Y Fortunato Baldelli, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao và Đức Hồng Y Agostino Vallini Giám Quản Rôma.
Ngày trễ nhất để triệu tập Công Nghị Hồng Y là ngày 20 tháng Ba năm 2013, tức là 20 ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thoái vị.
Đặng Tự Do 2/11/2013
(Nguồn)

TIN TỔNG HỢP VỀ VIỆC ĐTC TỪ CHỨC




SÁNG 11/02 : ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊDICTÔ XVI CHÍNH THỨC 
THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH TỪ CHỨC
(Tin tổng hợp).- Trong diễn từ bằng tiếng latinh đọc trước mật nghị hồng y sáng nay (11/02), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã chính thức thông báo quyết định từ chức giáo hoàng vì lý do tuổi tác và sức khỏe. Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa thánh, cho biết quyết định của Đức Bênêdictô XVI sẽ có hiệu lực lúc 20 giờ ngày 28/02.
Thông báo bằng tiếng latinh được đài Vaticana dịch sang tiếng Ý và nhiều ngôn ngữ khác, nguyên văn như sau : ‘‘Sau khi nhiều lần tự vấn lương tâm trước Thiên Chúa, tôi tin chắc rằng sức lực và tuổi tác không còn cho phép tôi hành sử đúng đắn nhiệm vụ. Trong thế giới ngày nay thường phải chịu nhiều đổi thay, sức mạnh thể lực và trí tuệ là yếu tố cần thiết để lèo lái con thuyền của thánh Phêrô, loan truyền Phúc âm. Trong nhiều tháng qua, sức lực mòn mỏi khiến tôi phải nhìn nhận không còn đủ sức cáng đáng sứ mệnh đã được giao phó. Tôi thành thực xin lỗi (tất cả) về những thiếu sót của tôi.’’
Đức Bênêdictô là đấng kế vị thánh Phêrô thứ 265 đại diện Chúa Kitô. Ngài là vị giáo hoàng người Đức đầu tiên kể từ thế kỷ XI. Ngày 19/04/2005, ngài lên ngôi giáo hoàng và sẽ mừng sinh nhật 86 tuổi vào ngày 16/04/2013 sắp tới.
Trong cuốn sách ‘‘Lumière du monde’’ xuất bản năm 2010, Đức Bênêdictô XVI đã đặt vấn đề vị giáo chủ có thể từ chức nếu sáng suốt công nhận vì các lý do thể lực, tâm trí và thiêng liêng nên không thể đảm đương trọng trách được nữa. Tùy từng trường hợp, vị đó có quyền và có bổn phận phải từ chức.’’
Trong lịch sử Giáo hội từng có tiền lệ : Đức Célestin thoái vị trước ngày đươc tấn phong vì nhận thấy không sẵn sàng đảm đương trách vụ. Ngài là vị ẩn tu đến ngày được bầu làm giáo hoàng.
ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng hồng y đoàn và thủ tướng từ nhiệm Mario Monti của Ý đều tỏ ra xúc động trước tin Đức Bênêdictô XVI từ chức.
Theo giáo luật, sau 20 giờ ngày 28/02 đến khi có vị giáo chủ mới vào trước lễ Phục sinh là thời kỳ trống ngôi (sede vacante). Đức Bênêdictô XVI, tên thật là Joseph Ratzinger, là nhà thần học uyên bác. Ngài sẽ không tham dự mật nghị hồng y được triệu tập từ 15 đến 20 ngày kể từ 28/02. Ngài sẽ nghỉ hưu trong một đan viện ở Vatican.
Chiều nay (11/02), ĐHY André Vingt-Trois, chủ tịch HĐGM Pháp, sẽ họp báo tại trụ sở HĐGM Pháp, 58 avenue de Breteuil 75007 Paris, để nói về biến cố này.
Thư viện ĐHCG Paris, ngày 11/02/2013
Lê Đình Thông

( Nguồn)