#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

BIẾT MÌNH ĐỂ SỐNG ĐÚNG

 SUY NIỆM



“Biết mình để sống đúng”

Có một lúc nào đó trong cuộc đời, chúng ta vẫn thường tự hỏi: Tôi là ai? Tôi sinh ra trong cuộc đời này làm gì? Chết rồi đi đâu? Đây là những câu hỏi quyết định hướng đi của một đời người, nó quyết định phận số của một con người. Sống có ích cho xã hội hay trở thành gánh nặng cho xã hội cũng tuỳ thuộc vào chọn lựa cơ bản này của từng người chúng ta.

Người ta kể rằng: Thuở xưa khi con người chưa biết soi gương trang điểm nên họ cũng chẳng biết mình là ai? Và khuôn mặt mình thế nào? Một lần kia, anh chồng lên tỉnh thành, người vợ dặn chồng nhớ mua cho mình một cái trâm cài đầu. Nhưng anh không biết cái trâm hình thù như thế nào. Chị vợ liền nhìn trời thấy ánh trăng lưỡi liềm liền nói: “Cái trâm nó giống như ánh trăng kia, nếu anh quên anh cứ nhìn lên ánh trăng thì sẽ nhớ.

Người chồng lên đường mải miết xem bao cảnh lạ ở tỉnh thành mãi mười ngày sau mới trở về quê nhà. Anh sực nhớ lời vợ dặn, anh liền nhìn lên trời và thấy ánh trăng tròn trịa của đêm trăng rằm, anh liền vào tiệm và mua một cái gương tròn trịa như ánh trăng theo lời vợ dặn.

Lòng vui rộn ràng khi vừa về tới nhà vội trao cho vợ cái gương mà anh đã mua từ tỉnh thành. Tưởng rằng vợ sẽ vui mừng với món quà anh đưa về, thế nhưng, khi vừa nhìn vào đồ vật, cô vợ đã tức giận và quát tháo rằng: “Tôi dặn anh mua cái trâm cài đầu, tại sao anh lại đem về một đứa con gái nào đây?”. Anh chồng giật mình, dành lại cái gương và nhìn xem chuyện gì xẩy ra. Anh nhìn vào gương lại thấy một người đàn ông trông giống bố mình hồi còn trẻ, nên anh phân bua rằng: Không, đây là bố tôi mà! Cô vợ dành lại và nói: bố ông bao giờ, con nào rõ ràng. Ông còn chối hả? Đính chính chẳng được, nên anh chồng đành bỏ đi. Mẹ chồng thấy vậy đến an ủi con dâu, và người con dâu đưa cho mẹ chồng coi bằng chứng rõ ràng thế mà anh chồng còn chối quanh quẩn. Mẹ chồng xem qua rồi trịnh trọng nói: Thôi đừng ghen nữa! Tao thấy con này không đáng ghen đâu. Tao thấy, nó cũng già lắm rồi!

Đó là câu chuyện vui nhưng cũng nói lên một chân lý: nếu không biết mình thì sẽ làm khổ mình và khổ người khác. 


(Trích trong ‘Cùng Nhau Suy Niệm’ – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

 

Không có nhận xét nào: