Nhà thờ nơi chúng tôi đang ở. |
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
EMMENDINGEN
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015
Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
TÌNH GIÀ
(Mến tặng Đ.Cali)
Yêu sao những mảnh vợ chồng già
Lẩn thà lẩn thẩn ấy với ta
Ông quên kính lão tròng trên mắt
Hỏi bà có dấu hãy bỏ ra.
Yêu sao những Nội Ngoại sắp già
Ông còng lưng ở sở không xa
Bà loay hoay suốt ngày trong bếp
Nửa đêm bà ngáy rộn cả nhà.
ht.
https://youtu.be/Flp--zd6Vf0
Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015
Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015
Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015
CD. MẸ HẰNG CỨU GIÚP
ht. Tối hôm qua, thứ Bảy, ngày 2 tháng 5, chúng tôi họp nhau tại một căn phòng nhỏ, ấm cúng, vừa ăn buffet vừa cùng lắng nghe một lần CD. Mẹ Hằng Cứu Giúp trước khi tìm dịp phổ biến.Vài hình ảnh chụp nhanh bằng điện thoại, ảnh không đẹp, nhưng lưu niệm đẹp :
Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015
THẦY TÂM ĐÃ MẤT
Thầy Tâm du lịch Đại Hàn, ảnh chụp năm 2014. Em xin cám ơn Cô Khánh Hà đã cho ảnh. ht. |
ht. Thầy Ngô Thanh Tâm dạy đệ Tam C Mai Khôi chúng tôi môn Anh Văn.
Sau đây là Bài giảng của Đức Ông FX Huỳnh Tấn Hải trongLễ An Táng Thầy :
Lễ an táng
Giuse
Ngô thanh Tâm (25/08/1939 – 09/04/2015)
Cách đây 33 năm, vào chúa nhật đầu tháng 09
năm 1982, sau thánh lễ Kính các thánh tử đạo Việt nam tại nhà thờ St. Hallvard,
một người đàn ông, dáng người khổ hạnh, tiến đến
bắt tay chúc mừng tôi vừa thụ phong Phó tế. Tôi chưa kịp đáp lời thì người đàn ông đó đã vội lách qua một bên và mất hút trong đám đông. Trong buổi ca
phê sau đó, tôi cố tìm nhưng không còn thấy bóng người đàn ông đó nữa. Vài ngày sau, tôi nhận được một lá thư nội dung mà tôi
còn nhớ
nguyên văn như sau: ”Một lần nữa, xin chúc mừng Thầy được Chúa chọn lên hàng
Phó tế. Con là Ngô thanh Tâm, hôm Chúa nhật vừa qua có gặp thầy ở nhà thờ St.
Halvard. Cảm ơn những lời chia sẻ của thầy trong bài giảng
lễ. Đối với chúng con là giáo dân, cử hành thánh thể và bài giảng lễ mỗi Chúa
nhật là matpakken cho cả tuần. Nếu matpakken èo ọp thì chúng con coi như bị đói cả tuần”. Lời chúc mừng kèm theo lời nhắc nhở tế nhị nhưng rất
nghiêm trọng này tôi vẫn ghi nhớ mãi. Và cũng từ đó tôi quen biết anh Ngô thanh
Tâm.
Những ai đã đọc chú thư của anh qua tập sách
”Lệnh triệu ban rồi” đều biết anh sinh trưởng tại làng Thiên thiện, huyện Xuân
trường, tỉnh Nam định. Anh đã trải qua những năm
tuổi thơ không may mắn. Mẹ mất sớm. Bố bị Việt minh bắt và khi được thả, không
đủ điều kiện nuôi con đã gửi anh cho người chú để anh có
thể theo học ở trường dòng. Năm anh lên 15 tuổi, năm 1954, anh theo trường dòng vào Nam còn Bố anh
ở lại miền Bắc bị Việt minh đấu tố cho đến chết. Giữa miền Nam xa lạ, ở
vào lứa tuổi bắt đầu mộng mơ, anh phải sống trong cảnh đơi côi, cô quạnh, sức
khoẻ lại yếu kém, nên tính tình rụt rè và nhiều mặc cảm. Nhưng chính cái thiếu may mắn này lại là cơ duyên để anh gặp một cô gái miền Nam thật thà,
giản dị, gốc Mỹ tho, đã tình nguyện săn sóc anh trong cơn bệnh lao, để rời tiếp tục tình
nguyện nâng khăn sửa túi, và cùng anh sánh bước
suốt đời. Cùng với chị Khánh Hà, anh đã xây dựng mái ấm gia
đình, mà anh coi đó như là cửa địa đàng.
Tại Na uy, nhiều người
Việt biết anh qua những chương trình truyền hình Migrapolis, anh không chỉ làm
những cuộc phỏng vấn để cung cấp tin tức
nhưng luôn chuyển đạt những sứ điệp phải suy nghĩ. Nhiều người ngưỡng mộ
nhà văn Tâm Thanh với lối viết luôn cân nhắc cẩn thận, những nhận xét tinh tế,
nhất là luôn phản dội những suy tư đạo đức.
Riêng tôi, tôi gặp và quen biết anh suốt 33
năm qua như một người bạn đường trên hành trình đức tin. Anh ngưỡng mộ giáo lý
từ bi và giải thoát của Nhà Phật. Anh qúi trọng nền lễ giáo của thầy Khổng Tử,
lối sống phóng đạt, siêu thoát của Lão Tử, nhưng
anh luôn bám chặt niềm tin cứu độ của Kitô giáo. Và điều này không dễ dàng. Là
một người sống nhiều về nội tâm và luôn đeo đuổi những suy tư, nên anh luôn
phải đương đầu trước những chao đảo của niềm tin. Anh không bằng lòng sống niềm tin theo
một lối mòn quen thuộc, cũng không để mình cuốn hút theo đám đông. Anh luôn
muốn tìm gặp Đấng tuyệt đối qua thao thức chân thiện mỹ trong những cái thường
ngày, nhưng đồng thời cũng luôn bị giày vò với những thực tế tầm
thường của cuộc sống. Anh say mê lời dạy yêu thương của
Chúa Giêsu, nhưng thực hành lời dạy đó giữa một xã hội muôn mặt nhiều lúc anh đã muốn bỏ
cuộc, muốn quay về với những tham sân si của con người.
Tôi nhớ có lần sau những va chạm trong dấn thân giữa cộng đoàn, anh đến kể
chuyện với tôi, trong một tâm trạng khá bực tức, kết thúc cuộc nói chuyện, anh
nói: Cha cho con gát thực hành đức bác ái lần này, chứ con không thể im lặng
chịu đựng. Tôi nói với anh, anh Tâm, thực thi bác ái hay không là tự do của anh
mà. Sáng hôm sau, anh điện thoại và nói: Con xin lỗi, hôm qua con nóng giận.
Con đã suy
nghĩ lại, một người Công giáo mà không thực thi bác ái thì coi như chối đạo. Con đã vượt qua cơn cám dỗ lấy sự dữ đáp trả sự dữ”.
Anh ghi lại trong ”Lệnh triệu ban rồi”, đối
với anh, tình yêu là cái gì thật nhất, tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Và địa ngục
là nơi vắng bóng tình yêu.
Qúi ông bà và anh chỉ em thân mến,
Bài đọc I chúng ta vừa nghe trích từ thư
thánh Phaolô gửi giáo đoàn Corintô nói về đức Bác ái là đoạn sách thánh anh
thích nhất, và anh đã ghi lại ở cuối tập sách ”Lệnh triệu ban rồi”. Thông minh,
tài giỏi, làm được mọi việc mà không có đức Bác ái thì chẳng có ích gì.
Đức bác ái Kitô giáo không chỉ là lời mời gọi
đạo đức giúp anh cải thiện cách cư xử đối với tha nhân, nhưng đã dẫn đưa anh đi
xa hơn, đưa anh vào cốt lõi của đức tin và niềm cậy trông Kitô giáo. Chính
Thiên Chúa là tình yêu. Đức bác ái là chiếc cầu nối liền thời gian và vĩnh cửu,
nối kết con người với Thiên Chúa.
Nhưng từ niềm xác tín Thiên
Chúa là tình
yêu và chấp nhận cái hữu hạn, cái bị mát mát của đời người, hay nói theo từ ngữ
của Kitô giáo, - mầu nhiệm đau khổ và sự chết - không phải dễ.
Sau khi anh nhận được tin bác sĩ cho biết anh
bị ung thư, tuần thánh năm đó anh đã đến gặp tôi để nhận bí tích Giải tội và
anh đã khóc sướt mướt. Cuộc giải phẩu và hoá trị tốt đẹp
nhưng đến đầu năm 2014, bệnh tình lại tái phát. Sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm hóa
trị và bác sĩ khuyên anh đi du lịch cho khuây khoả. Vợ chồng anh đã đi thăm Đại
Hàn. Từ Đại Hàn anh gửi một điện thư cho tôi, có phần than trách Chúa: Con ở
tại một khách sạn sát cạnh một nhà thờ, con ngẫm nghĩ tinh thần Kitô giáo có
thể chuyển hoá cả một quốc gia Đại Hàn, thì sao không đem lại bình an cho tâm
hôn và thể xác bé mọn của con. Sau chuyến đi Đại Hàn về, sức khoẻ anh xuống
nhanh và phải vào bệnh viện trở lại. Anh muốn tôi đến xức dầu và giải tội cho
anh tại bệnh viện. Tôi đến và thấy anh ngồi một mình tại nhà nguyện của bệnh
viện, gục đầu khóc.
Tình yêu Chúa Giêsu đã quyến rũ anh, và quả
thật nhiều lần trên giòng đời anh đã muốn cưỡng
lại, nhưng rồi cuối cùng anh đã để cho Ngài quyền rũ.
Trong bệnh tật và đau khổ, anh đã hiều hơn,
bệnh tật, đau khổ là bộ máy tiết chế tinh vi, kiềm hãm cho tâm hồn khỏi sa
đọa, là tiếng nhắc nhở của đấng Thiêng liêng để con người biết trở về với thân
phận thụ tạo. Anh đã đón nhận đau khổ để giữ tâm hồn khỏi sa đoạ, anh đã nghe
được tiếng nhắc nhở yêu thương của Đấng Thiêng liêng
và đã quay
về với thân phận thụ tạo của mình. Anh đã toại nguyện mọi ước
mơ của cuộc đời, chỉ có 1 ước mơ chưa tròn là không thấy được quê hương
Việt nam tư do no ấm, nên trong di chúc anh muốn chỉ được liệm bằng chiếc áo lính mà anh nhận khi thu huấn
quân sự 9 tuần tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Cũng là chiếc áo,sau cuộc
đổi đời bi đát năm 1975, anh mặc để đạp xích lô và rồi vượt biên.
Ở những tháng ngày cuối đời, anh đã cảm
nghiệm thực sự hiện diện và tình yêu của Đấng vĩnh cửu, khi sống tràn đầy phút
giây hiện tại, phút giây đó trở thành thiên thu. Anh đã sống trọn vẹn những
phút giây phút hiện tại ở cuổi đời và đã biến chúng thành thiên thu.
Những bước chân cuối cùng
của cuộc đời, anh đã dõi theo bước chân của thi hào
Tagore, bình
thàn cài chìa khóa trên cửa, cúi đầu từ giả những người chung quanh. Anh không
bước vào cõi tĩnh mịch bao la, nhưng bước theo tiếng mời gọi
của Tình
yêu, của Đấng yêu thương.
Trong lời tạ từ cuối cùng, anh muốn lặp lại
những vần thơ của chị nữ tu Alice Aimée (1896-1976), dòng Carmelite, viết một
thời gian ngắn trước khi chị qua đời:
”Tôi không biết điều gì xảy ra phía sau cánh
cửa sự chết,
Nhưng
tôi tin, và tôi chỉ tin có một điều:
Một tình yêu đợi chờ tôi.
Trong gió lộng, tôi sẽ ra đi.
Khi tôi chết, xin đừng ai khóc,
Bởi có một tình yêu đợi chờ tôi.
Nếu tôi có sợ hãi,
Xin hãy nhắc giùm tôi một điều:
Có một tình yêu đợi chờ tôi".
Giữa tuần thanh tĩnh của đời sống đức tin
Kitô giáo, thứ Tư tuần thánh, một tuần trước ngày anh ra đi, anh điện thoại và
muốn gặp tôi để nhận các bí tích cuối cùng của đời Kitô hữu. Thân xác anh đã
tiều tụy chỉ còn da bọc xương, nhưng anh bình tỉnh chuẩn bị cuộc
gặp gỡ rất chu đáo. Anh rất sáng suốt và vui tươi.
Trước khi lãnh
các bí tích, anh bày tỏ tâm tư của anh như một bản tuyên xưng đức tin về ơn gọi của một tín
hữu trong bậc sống gia đình. Anh cảm thấy chỉ còn sức để chịu nổi hai ngày nữa, anh muốn
ra đi vào ngày thứ Sáu tuần thánh, tưởng niệm cuộc khổ nạn của
Chúa. Nhưng có lễ Chúa muốn anh ra đi trong những ngày từng bừng mừng Chúa Phục
sinh, vì
anh xác tín rằng chết là giây phút được tái sinh.
Chị Khánh Hà thân mến, Tiêu Dao và Như Thủy hai con thân mến, chị và hai con đã sống những tháng ngày âu lo không dám
đợi chờ, đã sống những ngày, như vần thơ chị viết:
Đất trời mưa nắng bâng khuâng,
Biết tìm đâu nữa một lần bên nhau.
Chị đã hứa với anh là khi anh ra đi chị sẽ
không khóc. Nhưng nếu chị không đủ sức cầm giọt nước mắt, thì chị đừng quên
rằng anh vẫn hiểu giọt nước mắt của chị đan kết đau
khổ, hạnh phúc và tình yêu. Giọt nước mắt muốn rút ngắn
khoảng cách của chia lìa. Chị đừng quên, ở một nơi có tên gọi là
vĩnh hằng, anh vẫn đợi gặp lại chị, gặp lại Tiêu Dao và Như Thủy.
Ở đó, anh cùng với mọi kẻ tin vào Chúa Kitô
Phục sinh ca ngợi lòng thương xót Chúa vô biên và
đức từ bi của Người muôn thuở.
Ở đó, Thiên Chúa, mà trong lời tạ từ anh gọi
là Đấng Thương xót, nói với anh:
Cuối đường con đi
Không còn là đường, nhưng là đích điểm lữ
hành.
Cuối giốc con trèo, không còn là giốc, nhưng là đĩnh cao tuyệt vời.
Cuối đêm tối tăm, không còn là đêm, nhưng là hừng đông rạng rỡ.
Cuối mùa đông giá, không còn là đông, nhưng
là xuân ấm áp.
Cuối giờ con chết, không còn là chết, nhưng là sự sống vĩnh hằng.
(Joseph Foilliet (1903-1972).
Xin gửi anh trong vòng tay của Đấng Thương
xót hôm nay và mãi mãi.
()()(())()()
ht. Xin cám ơn Đức Ông FX Huỳnh Tấn Hải, qua cô Khánh Hà, đã cho phép ht. phổ biến bài giảng này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)