#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

BIỂN DÂNG SÓNG CUỐN (Krf)

DIỄM KIỀU hát
                                                                            Karafun có bè

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

ĐỪNG QUÁ HỮNG HỜ



ĐỪNG QUÁ HỮNG HỜ

 Xem ra người phú hộ trong Tin Mừng chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục: Ông không gian tham, không trộm cắp, không bóc lột... Cuộc đời ông ngày này qua ngày khác chỉ có ăn uống linh đình và mặc lụa là gấm vóc, nghĩa là chỉ có hưởng thụ cái tài sản giàu sang do ông làm ra, mà hưởng thụ như vậy là chính đáng chứ có gì là tội đâu? Tội không giúp đỡ Ladarô chăng? Nếu ta đọc kỹ Tin Mừng từng chữ thì sẽ thấy rằng Ladarô đã không mở miệng một lời để xin ông ta giúp đỡ, Ladarô chỉ âm thầm ao ước được ăn những miếng bánh rơi. Nhưng vì chỉ âm thầm ao ước, mà không nói ra cho nên không ai biết mà cho.
Nhưng tại sao lại không biết? Thưa vì không để ý. Ở cạnh bên nhau mà không thấy nhau, không biết nhau, không giúp đỡ nhau thì thật là quá vô tình, quá hờ hững. Tội của người phú hộ chính là tội hững hờ đó. Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ thế mà người phú hộ vẫn hững hờ đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra tội hững hờ của người phú hộ trở thành tội nặng làm cho ông ta đáng phạt trong hỏa ngục.
Chúng ta vừa khám phá ra một điểm đặc biệt của Tin Mừng: chúng ta không chỉ phạm tội do việc làm, do lời nói, do ý tưởng, mà còn có thể phạm tội do quá hững hờ với người khác nữa, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng.
Trong phim "Những đứa trẻ khốn khổ" có một cảnh rất thương tâm: một cô gái nhà nghèo lên tỉnh tìm việc làm và bị dụ dỗ đến có con. Vì phải làm việc suốt ngày nên cô không thể nuôi con mà phải gởi cho một người chủ quán nuôi giúp. Người chủ quán này không có lương tâm, lợi dụng hoàn cảnh của cô để bóc lột: nay hắn gởi thư đòi tiền, mai hắn lại đòi một số tiền khác. Người mẹ trẻ không có tiền nên chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc, hết tiền cô cắt mái tóc đem bán, hết tiền lại nhổ từng cái răng đêm bán nữa... và cô trở thành rách rưới, ốm o, xấu xí. Nhưng cô càng gầy ốm, rách rưới, xấu xí thì cũng bị những người khác khinh khi, ghét bỏ. Cảnh cô bị đuổi khỏi sở làm, co ro trong chiếc áo rách chạy giữa trời đông tuyết lạnh, thỉnh thoảng dừng lại ôm ngục ho xù xụ... với cảnh cả một đám đông người xúm lại đánh đập cô, xô cô té ngả xuống đất và nhào vô xâu xé cô... những cảnh như thế làm cho chúng ta xem mà không khỏi cảm thấy thương tâm. Tại sao ta cảm động? Vì ta đã biết hoàn cảnh của cô ấy và khi ta thấy cô bị hành hạ như vậy thì thương tâm. Còn những người kia, những người hành hạ cô, tại sao họ không thương tâm? Thưa vì họ không hiểu hoàn cảnh của cô, họ cùng ở một đường phố, cùng làm chung một sở nhưng không hiểu hoàn cảnh của cô. Họ quá hững hờ.
Chắc chắn có rất nhiều lần chúng ta cũng hững hờ như vậy.
Trích : 
Gợi ý Bài giảng lm. Hồ Bặc Xái - 40 Giây Lời Chúa -

Diệu Hiền hát NGỢI KHEN ...

....THÁNH LINH NƠI MẸ MARIA
Nhạc và Lời : Từ Linh & Hải Triều
                                    Tiếng hát DIỆU HIỀN


Vì sao tuần nay mình post các bài hát lên Bài đăng cứ bị mờ thế này không biết, bạn nào rành cách chỉnh sửa làm ơn chỉ dùm. Cám ơn nhiều, 
blogger ht.
(trieuthanhca@gmail.com)

Xem bản hát rõ hơn : (tại đây)

BẾN THIÊN ĐÀNG BÍ SỬ

Bài Thánh Ca BẾN THIÊN ĐÀNG 
- Một bí ẩn được cất giấu nhiều năm - 
Bài này mình viết năm 19 tuổi, mới vào học lớp Ca Trưởng năm 1 của thầy Hải Linh.
Khi ấy một nốt nhạc cắn đôi không biết.
Thấy nhạc Hải Linh sao dễ viết quá, bèn mở tập Ca lên đi dễ hát của ...cha Kim Long ra, xem bài nào dễ bắt chước thì ...mượn . Ưng ý bài Fa Trưởng "Con hân hoan" rồi, mình nhặt từng nốt trong ấy tựa như  cô Tấm lựa đậu, sắp xếp lại vị trí những nốt "có cọng cứng", những nốt "có cọng phẩy" theo toán học, lên cao xuống thấp thì cứ áng theo mắt nhìn, cố gắng chế biến làm sao để bài hát mình sáng tác sẽ không giống Con hân hoan tí nào.
 Một lúc sau là ra bài Bến Thiên Đàng như thế này. 
Đem khoe thầy, thầy khen hay, thầy tưởng trò này giỏi nhạc.Thật ra, khả năng về nhạc lý của trò trong thời điểm ấy là abc,  không biết Fa Trưởng  là gì, cho nên Bến Thiên Đàng có giống và buộc phải giống Con hân hoan ở  "khâu" có một "chữ b nhỏ" ở đầu mỗi dòng nhạc, vì không dám làm khác, sợ sai..nguyên tắc.
Bấy giờ, thầy xem xong tác phẩm đầu tay này của Hải Triều thì bảo rằng :
- Người ta không biết Hải Triều là ai, cho nên để tên thầy vào nữa là bài hát này sẽ được mọi người biết đến. 
Y như rằng ! Thấy chưa, vỗ tay ! hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii !
(Tại thầy mình nổi tiếng lắm !)
ht.



Tái bút : 
(Thật ra, trước đó mình có viết một bài, kỷ niệm biến cố được lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy lần thứ 2 , dựa theo ý tưởng câu thánh Augustino cầu nguyện : Lạy Chúa, Chúa dựng nên con giống hình ảnh Chúa nên lòng con cứ khắc khoải tìm về Chúa luôn. Bài ấy ngô nghê, quên được).

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

BÀI CA BÁC ÁI



NGUYỆN MẸ KHIẾT TÂM Krf.

                                                                   Tiếng hát MỸ HUỆ


                                                               Karafun có bè đệm

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

NO MAN IS AN ISLAND



(Youtube : VJ Choir )

NO MAN IS AN ISLAND
John Donne
No man is an island,
entire of itself :
every man is a piece of the continent ,
a part of the main.
If the clod be washed away by the sea,
Europe is the less,
as well as if  a promontory were.
as well as if a manor of they friends's or of thine own were.
Any man's death diminishes me, because I am involved in mankind.
And therefore never send to know for whom the bell tolls: it olls for thee.
JOHN DONNE


Bản PDF(Mời đi tới mục Thánh Ca Ngọai quốc)
Bài cùng chủ đề( tại đây)



Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

CPCĐ 19 : BẾN THIÊN ĐÀNG


"CÀ PHÊ CA ĐOÀN" tại XÓM LÁ
Chị HT ơi,
Anh Lọ Bình mới quảng cáo bài Bến Thiên Đàng của chị, do Ca đoàn Thánh Linh ở Thanh Đức Đà Nẳng hát :
http://www.youtube.com/watch?v=96yUKD7PuxQ&feature=em-share_video_user

Hát hay, rõ giọng, nhưng mà LK nghe chữ Thoả hát chỉ có 2 nốt thay vì láy 3 note như chị viết.  Bài này cũng là bài mà LK rất thích hát vì nó ngắn, gọn, tâm tình và rất dễ hát.
Chị cho ý kiến, hoặc nếu chị có biết chổ nào, ca đoàn nào hát bài này được chị ưng ý nhất thì cho XL biết với nhe.
LK.
....................
Hì hì, ca đoàn này hồn nhiên thiệt. Vừa hát vừa phảy quạt phành phạch....
TT
....................
Hehe, dễ thương và chịu khó như thế đó, chứ ở bên đây thì mấy cô kêu than nóng um trời lên rồi .... LK nhớ khi về bên đó, ngối chung với bạn bè mà mồ hôi cứ đổ ra như tắm trong bạn bè thì tỉnh bơ, khô queo, chẳng có tí mồ hôi ... Chỉ sợ nhất cái nóng bây giờ... Hình như trời đất càng ngày càng nóng hơn .
LK
.........................
Vừa hát vừa phảy quạt phành phạch....
đúng là ...."hồn nhiên thiệt"!!!
........................
Đúng là các em láy ăn gian chữ thỏa, "lóng" quá, hát bớt nốt đi cho nó lẹ.
Cám ơn LK. đã gửi cái link, anh LB. đã gửi mà tìm hoài không thấy cái link, giờ có cái link rồi, hi hi....
Cuộc đời mình cũng kỳ cục, toàn mò ra nhạc mình trên mạng.....
Mình gõ Bến thiên đàng trong Youtube tìm thấy  thêm công trình này :
Bến Thiên Đàng - http://www.youtube.com/watch?v=V6rBNFQXj2U


ht.
..............................
Anh LK nói CD bên anh thì như vậy chứ CD n. thì vẫn quạt sành sạch, chỉ khi hát thì lo chú ý nên quên nóng . Có ngày tập hát, vô phòng nhỏ tập, nóng như lò lửa, vừ tập vứa wẹt mồ hôi, nhưng lúc đó thấy ca viên tội wá nên n. cho ca viên về sớm hay dẫn ca viên đi ăn cà lem .
n.
.............................
Em cu~ng thich ba`i Ben Thien Dang.
Ho^m bu*~a buo^`n buo^`n ddi lu.c la.i ma^'y ba`i cu?a chi. HT ma` em
thich, dduoc nhie^`u ghe^ :)
LN.
.............................
Nhạc HT bị chê buồn, nhạc TT. được khen trẻ trung.
Nhạc LBĐ. người ta nói tập thì khó mà hát được thì ...phê.
ht.

XIN Ở LẠI VỚI CON Krf.

Tiếng hát Như Mai

Karafun

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

NEO BẾN TỪ TÂM





SỰ THA THỨ CỦA CHÚA


Một nhà truyền giáo trên một đảo ngạc nhiên khi nhìn thấy một phụ nữ mang một nắm cát ướt bước vào túp lều của ông. 
- Ông biết đây là gì không?
- Nó giống như cát. 
- Ông có biết tại sao tôi mang nó vào đây không?
- Không, tôi không thể tưởng tương được tại sao. 
- Đây là tội tôi. Tội tôi không thể đếm được như cát biển. Làm thế nào tôi có thể được tha thứ tất cả?
- Bà hãy đưa cát đó ra bãi biển và chất thành một ít cát. Rồi ngồi nhìn xem những cơn sóng ập tới, chắc chắn sẽ cuốn đi tất cả. Đó là cách Chúa thực hiện sự tha thứ của Ngài. 
Lòng nhân từ của Chúa bao la như đại dương. 
Hãy thành thật hối lỗi và Chúa sẽ tha thứ.

NGUYỆN MẸ KHIẾT TÂM


Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

NHỮNG CHÂM NGÔN HAY


 1. Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng ( Jefferson ).

2. Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống, đừng cố gắng trở thành một người thành công hay hạnh phúc, tốt hơn hãy trở thành một người có giá trị. (Albert Einstein).

3. Không nên bày tỏ những lo âu và thất bại của bạn cho những người bạn nghe. Tốt hơn hết nên kể với những kẻ thù của bạn - ít ra thì bạn cũng cung cấp cho họ những phút giây thoải mái, ngoài ra, bạn còn chắc rằng: họ sẽ dỏng tai lên mà nghe bằng hết những lời nói của bạn.(B.Sou).

4. Người có đạo đức thì luôn kính trọng các bậc đạo đức hơn mình. Người mà không biết kính trọng các bậc đạo đức thì phải biết rằng đạo đức của mình vẫn còn kém dở.

5. Thế giới này đầy ắp những đau khổ là do người ta chỉ biết sống cho mình, hướng về mình.

6. Đừng khóc vì nước mắt chỉ làm đấy thêm bể khổ, đừng cười vì ngạo mạn sẽ làm tan vỡ cả tương lai.

7. Nếu không biết cúi xuống để nhặt một cây kim thì đừng nghĩ rằng sau này sẽ làm được việc lớn; Nếu chưa thể tiết kiệm vài số điện ở bóng đèn, cái quạt trong nhà thì đừng nghĩ rằng sau này mình sẽ giàu.

8. Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó là 1 suy nghĩ đúng.

9. Người kiêu mạn hay bị những tai nạn bất ngờ, càng kiêu mạn càng thêm đau khổ. Người khiêm hạ thường có nhiều niềm vui bất ngờ! Càng khiêm hạ bao nhiêu càng hạnh phúc bấy nhiêu.

10. Người không khoe khoang chưa biết họ tốt hay xấu nhưng là người có bản lĩnh, biết giấu kín thực lực của mình.

11. Đừng tiêu xài hết tiền bạn đang có, không nên muốn ngủ bao lâu thì ngủ.

12. Cuộc sống của chúng ta có lắm thăng trầm. Thăng vì đôi lúc chúng ta biết khiêm hạ nhưng trầm vì chúng ta còn mắc bệnh khoe khoang.

13. Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc. (Platon).

14. Người hay nói dối thì không có việc xấu gì mà người đó không thể làm.

15. Khi khoe khoang điều hay thì những điều đang có sẽ mất, đang đến sẽ không đến nữa, việc đang làm sẽ không làm được và thường gặp nhiều rủi ro, bất trắc.

16. Biết đủ không nhục, biết dừng không nguy. Như thế có thể giữ được lâu dài. (Lão Tử).

17. Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ.

18. Hãy khôn ngoan như rắn và hiền lành như chim bồ câu!

19. Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim thương yêu của một trẻ thơ.

20. Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó.

21. Trên sân khấu chỉ có kẻ bại trận mới ngồi nói dai. Kẻ thắng trận đã mĩm cười bỏ đi mất với chiến lợi phẩm.

22. Can đảm không phải là dám chết mà là dám sống và làm ích lợi cho đời.

23. Có nhiều điều kỳ diệu chợt đến trong cuộc sống, nhưng hầu hết những điều tuyệt vời trong đời là do ta thận trọng vun đắp, nỗ lực đeo đuổi hoặc đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ mới có được.

24. Người trí thì sự vui hay sự khổ không làm cho bồng bột hay suy sụp.

25. Con người ta giỏi lên phần nhiều nhờ lúc thực hành, chứ không phải lúc học.

26. Người không chịu sửa mình mà muốn có tiếng thơm để đời thì khác nào mặt xấu mà muốn có cái hình đẹp trong gương.

27. Người có trí tuệ càng cao thì càng thấy mình nhỏ bé.

28. Cổ nhân dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng ta không nên bận tâm với những lời nói, những câu văn không có ý nghĩa gì cả. Thí dụ như có người nói chúng ta ngu như con bò, nếu chúng ta nổi giận, thì quả là chúng ta ngu thực rồi, còn gì nói nữa. Những câu nói vô nghĩa tương tự khó có thể làm động tâm những người cố gắng tìm hiểu đạo lý.

29. Cái gì cũng nói biết nghĩa là không biết gì cả (Tục ngữ Anh).

30. Ngu ngốc không phải là do thiếu kiến thức, không phải là do không muốn học mà do tin rằng đã biết hết tất cả. (Anita Joachim-Daniel).

31. Nếu không tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình thì không thể tìm được ở nơi nào khác (Agnes Replier).

32. Nếu còn tin ở đất đai
Bao nhiêu gánh nặng trên vai cũng thường
Nếu còn là kẻ bất lương
Bao nhiêu bão tố mười phương đổ vào.

33. Chúng ta không yêu quý điều gì, thì điều đó sẽ rời khỏi tầm tay của chúng ta.

34. Chẳng gìn giữ hạnh nhỏ, tất lụy đến đức lớn.

35. Người vượt đèn đỏ là người đã có hành vi ăn cắp (thậm chí ăn cướp) quyền sử dụng đèn xanh của người khác.

36. Cố gắng là sức mạnh của tinh thần nhưng không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã qua thời tuổi trẻ, chúng ta rất khó rèn luyện vì Ý chí sẽ không khởi được nữa. Bởi vậy, khi còn trẻ, nếu có được những cảnh khổ để rèn luyện, chúng ta nên xem đó là một diễm phúc của cuộc đời. Phần lớn những người có một thời tuổi trẻ sung sướng là những người không có ý chí, nghị lực. Những người ấy chưa biết cố gắng là gì nên rất dễ dàng chùn bước trước khó khăn hay gục ngã trước hoàn cảnh.

37. Người có tâm tự mãn, tự hào thầm kín giống như cái đĩa cạn, nước không thể rót được nhiều.

38. Hạnh phúc là sự bình an của tâm hồn, không phải ở những trò vui giả tạo hay cuồng dại.

39. Không làm điều mình thích, Chỉ làm điều có ích!

40. Sự tôn trọng không đến từ công việc mà bạn đang làm, nó đến từ cái cách mà bạn đang làm công việc đó.

41. Người mà sống buông thả, bừa bãi, lười biếng là người có nội tâm không chặt chẽ được. Nội tâm cẩu thả, lười biếng là người không chiến thắng được bản thân. Ngay đến thói lười biếng, cẩu thả còn không chiến thắng được thì dĩ nhiên, phần nhiều ta biết rằng họ không chiến thắng được ngoại cảnh, những tác động từ bên ngoài, nói cách khác là dễ bị kích động.

42. Người không bị kích động là người có một nội tâm mạnh mẽ, trong những hoàn cảnh bất ngờ, những biến cố dữ dội vẫn giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt không cuốn theo hoàn cảnh và không đau khổ.

43. Bạn có thể không thể lựa chọn được những gì xảy đến với mình nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ tích cực nhất để đối mặt với chúng.

44. Con người ta khi chưa thành danh, phải tập sống tiết tháo, theo khuôn mẫu, phép tắc, ước thúc bản thân vì sống bừa bãi, phóng dật thì sau này khó tiến bộ.

45. Người nào mà đạo đức không vững vàng thì khi gặp cơ hội rất dễ làm chuyện sai trái, lầm lỗi.

46. Khi ta chưa có địa vị, ai nói gì mình cũng nhịn được, nhưng có địa vị rồi, tâm lại trở nên hẹp hòi, cho nên được ca ngợi thì mình mới vui, ai xem thường thì mình khổ đau.

47. Sự cảm phục về người này chỉ xuất hiện trong tâm người kia nhưng có thể làm cho họ sung sướng khi biết người khác cảm phục mình.

48. Một người nghĩ mình giỏi, đôi khi là do họ tự nghĩ mình giỏi, chỉ là cảm xúc và đánh giá cá nhân, không hoàn toàn bởi sự công nhận của những người khác.

49. Thích nói ra những cái hay, cái tốt của mình cho người khác biết, đó là tâm lý thường tình của con người. Vì người ta nghĩ rằng, những điều đó làm cho họ tăng thêm giá trị và khiến người khác phải nể phục. Tâm lý thèm khát sự cảm phục của người khác là tâm lý rất mãnh liệt của con người.

50. Làm việc khó bắt đầu nơi chỗ dễ. Làm việc lớn bắt đầu nơi chỗ nhỏ. Chính vì săn sóc, chăm lo cho những điều nhỏ mà làm được những điều lớn bất ngờ. Bắt đầu từ những việc làm căn bản, nhỏ bé mà thiết thực. Giọt nước chảy lâu cũng làm thủng cối đá. Lỗ mọt nhỏ cũng có thể làm chìm thuyền. Điều thiện cũng như điều ác cũng đều nên được ý thức từ những điều rất nhỏ.

51. Nếu cái nhỏ gì cũng xem thường, để cho qua loa thì sẽ có ngày trở thành những cái khó lớn. Biết khó mà không xem thường thì có thể đối mặt với mọi hoàn cảnh mà không rơi vào sự lúng túng, dao động. Biết nhỏ thì có thể lấy mềm buộc chặt, lấy ít ngăn chế nhiều.

52. Người hiểu đạo trị luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.

53. Người tài không lộ tướng, lộ tướng thì không phải người tài! Người có bản lĩnh khác thường thì tính tình kín đáo, chẳng mấy ai nhìn ra được.

54. Người có thể tiến bộ thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi thấy mình là giỏi nhất thì không còn học hỏi được nữa( vì mình đã là nhất rồi). Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.

55. Người không ham giàu thì nghèo không là nỗi khổ; không thương yêu thì xa nhau không tiếc nhớ; không ghét nhau thì gần nhau không bực bội; không tự ái thì bị nhục mạ không khó chịu; không cần danh vọng thì mất chức không là nỗi bận tâm.

56. Đừng bị kích động trong những trường hợp khẩn cấp. Hãy giữ đôi chân của bạn trên mặt đất.

57. Giới hạn việc vay mượn: Những người sống bằng tiền vay mượn và thẻ tín dụng sẽ không thể giàu được. Do đó không nên vay mượn một khoản tiền lớn để tiêu dùng hay đầu tư. Cũng không nên thế chấp. Nhiều người cứ tưởng mình quản lý được nợ nần nhưng lại khốn đốn vì chúng tốt nhất là chỉ mượn đến số tiền bạn có thể trả và hãy đầu tư bằng tiền tiết kiệm của chính mình.

58. Người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh lạc.

59. Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau. Người có thân mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động.

60. Người sâu sắc thường biết mà tỏ ra không biết, đó là buông xả. Họ biết nhưng không cố chấp cái biết của mình, vẫn ưu ái, thương yêu mọi người. Nếu như các vị Thánh lúc nào cũng biết mà tỏ ra biết, chúng ta sẽ không bao giờ dám đến gần họ. Ở đây, biết mà như không biết, sâu sắc mà buông xả là xuất phát từ tâm từ bi, tâm thanh tịnh. Đó cũng là tế hạnh. Vì vậy, người chưa có tế hạnh, chưa kín đáo thường hay bộc lộ sự hiểu biết của mình trước mặt mọi người.

61. Ta phải sống khiêm hạ nhưng không hèn hạ, khúm núm. Khi gặp người khác, chúng ta luôn tôn trọng họ nhưng tuyệt đối không khúm núm, không có thái độ của một kẻ cầu cạnh vì đó là thái độ của người mất tư cách.

62. Người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng. (Khổng Tử).

63. Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ,
Khi gặp tai họa phẩm hạnh lớn nhất là kiên cường (Ba con).

64. Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực không thể chịu đựng được những sự lăng mạ. (La Rochefoucauld).

65. Ngưỡng cửa dẫn đến ngôi nhà khôn ngoan đó là sự tự hiểu mình còn ngu dốt.