#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

HOA MÂN CÔI DÂNG MẸ


( Google image)
YOUTUBE :
                              https://youtu.be/tAG4ypYz_oo


HOA MÂN CÔI DÂNG MẸ

Tình yêu con như hoa hồng chớm nở

Ươm thắm tình trong thượng uyển Mân Côi

Hồng ân tưới gội hoa luôn tươi mát

Mẹ nâng niu tỉa ngắt hoa thơm nồng



Tình Yêu Mẹ bao la như biển rộng

Như trời hoa bát ngát giữa nắng hồng

Hoa trổ bông ngát hương trinh diễm lệ

Con hái về  (50 đóa hoa yêu) kết những đóa hoa yêu



Hồng đỏ kết chuỗi Mân Côi huyền diệu

Màu tình yêu tô thắm chiều CanVe

Thập Giá ngất cao con Mẹ hiến tế

Máu và nước tràn trề hoa Mùa Thương



Huệ trắng trinh nguyên hoa của Thiên Đường

Tiếng Xin Vâng kiên cường ôi quý giá

Nữ tỳ Chúa , Mẹ là hoa khiêm hạ

 Hoa Mùa Vui  sáng ngời đỉnh  xót thương



Con dâng Mẹ cúc mai vàng ngát hương

Mẹ đầy Ơn Phước, cao sang diễm lệ

Tình yêu Mẹ con kết  hoa Sự Sáng

Ánh hào quang luôn tỏa chiếu nồng nàn



Trời hừng sáng lên đồi sim có Mẹ

Để thân thưa CON YÊU MẸ Mẹ ơi !

Hoa tím lưu ly Thánh Giá cuộc đời

Mẹ cùng con yêu hiệp thông cứu rỗi



Dâng Mẹ Mân Côi mầu hoa mong đợi

Nụ tầm xuân xanh  biếc mới đâm chồi

Hoa lòng dâng Mẹ một đời vun xới

Hoa Mùa Mừng con ca ngợi Mẹ yêu



Ave Maria  -  Mẹ diễm kiều

Chuỗi Mân Côi diệu kỳ con khắc ghi

Trong vòng tay Mẹ con thầm thì

 Maria Mẹ ơi !  Con yêu Mẹ

Từ Linh



Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

ĐỨC TIN BẰNG HẠT CẢI


CN 27 TN C. Trích 40 giây Lời Chúa 

Đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn hay nhỏ?


Có lẽ để chọc quê các tông đồ mà Chúa Giêsu đã có một so sánh kỳ lạ: râu ông cắm cầm bà ! Khi các tông đồ xin thêm đức tin, Chúa Giêsu đã so sánh: “nếu anh em có đức tin bằng hạt cải…” Ngài có so sánh kỳ lạ, bởi vì làm sao so sánh đức tin với hạt cải được, làm sao so sánh phẩm chất với khối lượng được.
Giống như làm sao ta có thể nói nếu ngươi đẹp bằng 200g thì ngươi sẽ thành tiên. Nếu ngươi có lòng tốt dài 5cm thì ngươi sẽ thành thánh.

Nếu ngươi có lòng đạo đức hình tròn thì ngươi sẽ được vào Nước Chúa. Vậy khi Đức Giêsu nói: nếu anh em có đức tin bằng hạt cải, Ngài có lộn phạm trù không? Có phải Ngài chọc quê các tông đồ không vì chính các ông cũng có lẽ hiểu như vậy: xin thêm đức tin; có một ít rồi, xin thêm nữa, nên Ngài hùa theo coi đức tin là vật có thể cân đo đong đếm giống như một hạt cải, hai hạt cải…

Có lẽ Đức Giêsu không lộn phạm trù, không chọc quê các môn đệ đâu. Vậy Chúa Giêsu muốn nói gì khi tuyên bố: “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải.”

1. Đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn lắm

Không biết có phải Đức Giêsu tiên báo trước hay không, chứ sau này chính nhà bác học Einstein đã tìm ra công thức liên hệ giữa phẩm chất và khối lượng, giữa ánh sáng và vật chất. Công thức E = mc2 nổi tiếng của Einstein được dùng để tính toán năng lượng phát ra khi nguyên tử (vật chất) biến thành ánh sáng (phẩm chất).
E = mc2 (trong đó E là năng lượng phát ra, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Vận tốc ánh sáng mà bình phương lên sẽ là 90 ngàn triệu triệu.

Vì thế tuy khối lượng rất nhỏ – ta ví những hạt cải – nhưng giải phóng một năng lượng rất lớn (nhờ nhân với vận tốc ánh sáng bình phương). Ta thấy các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chỉ cần một khối lượng nhỏ bé, mà phát ra một sức nổ kinh khiếp, một sức nóng trên một triệu độ.

Các nhà máy điện nguyên tử chỉ cần một thỏi nhỏ Plutanium mà phát ra biết bao năng lượng, biết bao điện lực thay cho bao nhiêu triệu triệu tấn dầu, bao nhiên tỉ tỉ mét khối hơi đốt. (Việt Nam cũng đang muốn ngấp nghé làm nhà máy điện nguyên tử tại Bình Thuận). Ngược lại cũng thế, để phẩm chất có thể kết thành khối lượng, cho dù rất nhỏ cũng đòi hỏi một năng lượng lớn lao.

Cha ông chúng ta thường kể khi sấm sét (tia sáng) đánh xuống một nơi nào đó, tia chớp đó phải mạnh lớn lắm mới để lại trên đất một lưỡi tầm sét. Ánh sáng phải lớn lắm phải nhiều lắm mới có thể kết tinh thành một vật, một khối (tức có thể cân đo đong đếm).Đức tin ví như ánh sáng, như phẩm chất. Để có thể kết tinh lại, cho dù là kết tinh lại chỉ bằng một hạt cải thôi, cũng phải có “nhiều” đức tin lắm mới thành được. Chẳng thế mà ít ai có được đức tin bằng hạt cải để có thể bảo cây dầu to lớn nhổ rễ mọc dưới nước, hay kiểu nói của Matthêu: chuyển núi dời non, khiến cả ngọn núi lớn to nhào lăn xuống biển.

Tuy nhiên đức tin bằng hạt cải cũng có nghĩa là đức tin nhỏ bé.

2. Đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ lắm.

Cắt nghĩa này xem ra nghịch với giải thích chúng ta vừa phân tích: đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn lắm. Ở đây đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ bé. Ta thử tìm hiểu.
Nếu Đức Giêsu là người Việt Nam, thì Ngài sẽ nói: Nếu đức tin của anh em bằng con kiến. Khi người Việt Nam ta so sánh cái gì với vật nhỏ nhất thì ta thường đem con kiến ra. Nhỏ như con kiến. Mỗi dân tộc có lối sánh vì riêng. Việt Nam nói: câm như hến. Tây nói: câm như cá chép. Ta nói điếc như trâu, thì Tây nói: điếc như hũ (sourd comme un pot). Vậy ta nói nhỏ như kiến, thì người Do thái ví nhỏ như hạt cải.

Đức tin bằng hạt cải, tức là đức tin nhỏ bé. Nếu anh em có một chút xíu đức tin thôi, cho dù là một chút xíu, nhưng nó là có, chứ không phải là không, Nó là ranh giới giữa có và không.

Tin Mừng Marcô 9,17tt ghi: Một người cha có đứa con bị quỉ ám từ bé. Quỉ làm cho đứa bé xùi bọt mép, đổ nhào xuống đất, nhiều lần quỉ dẫn bé xuống nước để bé suýt chết chìm, dẫn vào lửa suýt chết cháy. Người cha chữa chạy nhiều nơi mà không khỏi.

Cuối cùng mới dẫn tới Chúa Giêsu với lời xin: Nếu Thầy có thề, xin thương tình cứu giúp chúng tôi. Chúa Giêsu nói: Nếu có thể thôi à, mọi sự đều có thể cho kẻ nào tin.

Và người cha thưa lại: Thưa Thầy, tôi tin, nhưng xin Thầy giúp tôi vì lòng tin của tôi còn yếu lắm. Và Chúa Giêsu đã chữa lành. Ngài không cần chờ đến lúc đức tin của người cha lớn mạnh lên rồi mới chữa. Miễn là tin, dù một chút xíu thôi, bằng hạt cải, bằng râu của con kiến cũng đủ.

Khi Chúa Giêsu nói: đức tin bằng hạt cải, ta giải thích là đức tin lớn lắm. Rồi ta lại giải thích đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ bé. Làm sao dung hoà ? Dung hoà là: đức tin nhỏ bé như hat cải nhưng phải lớn lên không ngừng.

Lúc khởi sự thì bé nhỏ như hạt cải là hạt nhỏ nhất trong các thứ hạt (đức tin nhỏ bé), nhưng khi mọc lên thì trở thành cây to lớn đến nỗi chim trời có thể đến nương náu (đức tin lớn lao).

Ta có thể xem lối giải thích này như một dung hoà cho hai cực mà chúng ta vừa tìm hiểu trên. Nhà giảng thuyết nổi tiếng của Mỹ H.Spurgeon đã nói: “Anh em hãy có đức tin. Đức tin nhỏ bé sẽ đưa anh em về Thiên đàng. Đức tin to lớn sẽ đưa thiên đàng đến với anh em.” Rõ ràng cả hai cùng đưa tới một mục tiêu, một cùng đích.

Tại Lộ Đức, người ta thấy bức tượng cẩm thạch tạc một người mù được phép lạ của Đức Mẹ chữa cho sáng mắt. Nhưng bức tượng này không phải do người mù được sáng mắt trở lại dâng tặng tạ ơn, mà do một bà quí phái cho tạc và dựng tại Lộ Đức, với dòng chữ đáng lưu ý: “Tìm lại được đức tin còn vĩ đại hơn là được sáng mắt.” Bà này đã mất đức tin.

Tình cờ đi qua Lộ Đức thấy cảnh tượng nhiều người tin tưởng chạy đến với Đức Mẹ, nên bà tìm lại được niềm tin. Chúng ta những kẻ đến nhà thờ đây, có lẽ không phải là kẻ mất đức tin.

Chắc là còn, dẫu một chút như hạt cải. Lời xin của chúng ta sẽ là bắt chước các tông đồ: xin thêm đức tin, đặc biệt trong hai tháng cuối của Năm Đức Tin này, để ta có thể tin trọn vẹn, tin mạnh mẽ những điều ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính đây.

Tác giả: LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(Trích Cộng đoàn Thánh Phêrô)

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

RẤT TIẾC !





Announcing turndown of the Google Feed API
Thursday, June 30, 2016
Posted by Dan Ciruli, Product Manager, Google Cloud Platform Team

The Google Feed API was one of Google’s original AJAX APIs, first announced in 2007. It had a good run. However, interest and use of the API has waned over time, and it is running on API infrastructure that is now two generations old at Google.

Along with many of our other free APIs, in April 2012, we announced that we would be deprecating it in three years time. As of April 2015, the deprecation period has elapsed. While we have continued to operate the API in the interim, it is now time to announce the turndown.

As a final courtesy to developers, we plan to operate the API until September 29, 2016, when Google Feed API will cease operation. Please ensure that your application is no longer using this API by then.

Google appreciates how important APIs and developer trust are and we do not take decisions like this one lightly. We remain committed to providing great services and being open and communicative about their statuses.

For those developers who find RSS an essential part of their workflow, there are commercial alternatives that may well fit your use case very well.

 Share on Google+  Share on Twitter  Share on Facebook


CÓ MỘT VỰC THẲM


Trích 40" Lời Chúa 
DỤ NGÔN ÔNG NHÀ GIÀU VÀ ANH LA-DA-RÔ NGHÈO KHÓ ( Lc 16,19-31)





Con ơi hãy nhớ một đời
Ăn sung mặc sướng phước rồi đó con
La-da-rô những héo hon
Giờ ta an ủi yêu thương ruột rà
Có một vực thẳm khó qua ...........................


Trích 40 " Lời Chúa

TIỀN

Cách đây mấy năm, một nguyệt san xuất bản tại Luân Đôn có yêu cầu độc giả đưa ra một định nghĩa về tiền bạc và cho biết độc giả nào đưa ra câu định nghĩa hay nhất sẽ được trọng thưởng. Toà soạn đã nhận được hàng ngàn câu định nghĩa khác nhau và đây là câu định nghĩa đã trúng giải nhất: Tiền bạc là giấy thông hành đại đồng, với nó chúng ta có thể đi bất cứ nơi đâu trên thế giới này ngoại trừ lên thiên đàng là không được. Với nó, chúng ta có thể mua sắm mọi sự, trừ hạnh phúc là không thể được.
Thật là một câu định nghĩa chí lý, nó diễn tả một sự thật mà chúng ta thường quên, hay biết mà giả điếc làm ngơ không muốn nghĩ tới và cũng không muốn nghe nói tới. Nó cũng giúp giải thích lý do tại sao người giàu tiền bạc và của cải vật chất lại khó được ơn cứu độ hay thường đánh mất đi ơn cứu độ của mình.
Từ câu định nghĩa trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay và chúng ta nhận thấy: Ladarô không phải vì nghèo mà được vào thiên đàng, còn ông phú hộ không phải vì giàu mà bị sa hoả ngục. Đúng thế, Ladarô được hạnh phúc chắc hẳn là vì anh đã không oán trách và mất đi niềm tin của mình vào Thiên Chúa, dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Còn ông phú hộ đã đánh mất ơn cứu độ chỉ vì ông ta đã sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình và ăn chơi hưởng thụ đến độ không còn nhìn thấy hay giả bộ không nhìn thấy để khỏi phải trợ giúp cho Ladarô.
Và như thế tư tưởng và đường lối của Thiên Chúa hoàn toàn khác xa với tư tưởng và đường lối của người đời, bởi vì người đời coi danh vọng, tiền bạc và thành công là bảo đảm của ơn cứu độ để rồi không cần và không trông đợi gì nơi Thiên Chúa nữa. Trong khi đó, đối với Thiên Chúa thì chỉ có người nghèo, người biết sống theo quan niệm của Ngài, người có được cái nhìn của Ngài mới là những cộng sự viên cần thiết mà thôi. Chỉ có người biết sống theo tình thần nghèo khó, nghĩa là luôn ý thức những hạn hép và bất toàn của mình, không tự cứu rỗi được, nên phải mở rộng cõi lòng đón nhận ơn Chúa, cậy dựa vào lòng thương xót của Ngài là được cứu rỗi.
Và trong ý nghĩa đó, người có nhiều tiền của cũng có thể là người nghèo và được cứu độ vì đã biết sống theo tinh thần của Chúa, liêm chính trong công ăn việc làm, quảng đại chia sẻ tiền bạc vật chất cũng như tinh thần cho anh em. Đồng thời kẻ không có một đồng xu dính túi cũng vẫn có thể là người giàu vì tâm hồn bất chính, ích kỷ và kiêu căng, cậy dựa vào sức riêng của mình không cần đến Chúa và ơn thánh của Ngài. Bởi đó hãy hoán cải ngay từ bây giờ bởi vì giây phút hiện tại mới thực là quan trọng, nó chính là thời điểm duy nhất chúng ta có thể sống như chúng ta muốn và xây dựng cho tương lai vĩnh cửu một cách hữu hiện nhất, vì ngày mai phải được bắt đầu từ ngày hôm nay.

  Sự giàu có thật và sự nghèo nàn thật
Một người nhà giàu lái một chiếc xe Mercedes bóng láng đến bãi đậu xe. Một cậu bé khoảng 11 tuổi ngắm nhìn chiếc xe bằng một ánh mắt ngạc nhiên và thèm muốn. Câu chuyện bắt đầu :
- Thưa ông, chiếc xe này của ông hả ?
- Vâng.
- Chà, nó đẹp quá. Ông mua bao nhiêu vậy ?
- Chẳng dấu gì cháu, tôi không có mua. Anh tôi tặng tôi đó.
- Nghĩa là ông không phải tốn một xu nào hết mà có được chiếc xe này ?
- Đúng vậy.
Cậu bé trầm ngâm một lúc rồi nói "Ước gì cháu…"
Câu nói bỏ lửng. Người nhà giàu cố đoán phần sau của câu nói. Ông đoán cậu bé định nói "Ước gì cháu cũng có một người anh như thế". Nhưng thật bất ngờ, cậu bé nói "Ước gì cháu sẽ là một người anh như thế".
Rồi người nhà giàu suy nghĩ : Tuy mình có một chiếc xe sang trọng, có một người anh giàu có, nhưng lòng mình thì quá nghèo nàn. Còn cậu bé tuy ăn mặc tầm thường nhưng tấm lòng cậu ấy giàu hơn mình nhiều, bởi cậu bé chỉ nghĩ đến việc cho đi.
Người giàu thật là người biết cho ; người nghèo thật là người chỉ biết nhận.
Người giàu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.
Sự giàu có thật là giàu trong tâm hồn ; sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.
Bởi vậy cái giàu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng chính là cái nguy hiểm của vật chất :
- Nó khiến ta quá chú ý đến cái "có" mà quên xây dựng cái "là" của mình.
- Mà những cái "có" ấy chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.
- Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa.

Bắt đầu từ đâu ?
Một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh tật đang kêu xin giúp đỡ. Cảnh tượng ấy khiến ông xúc động và hạ quyết tâm sẽ đi tìm để giúp những người ấy.
Sáng hôm sau ông lên xe đi tìm. Vừa ra khỏi cửa nhà, ông gặp ngay một người ăn mày đang ngửa tay xin tiền. Ông định dừng xe lại, nhưng tự nghĩ hãy đi thêm để biết thêm. Chiếc xe chạy qua những con đường, những khu chợ, những quãng trường… Càng đi ông càng thấy những người nghèo khổ đông quá. Trong đầu ông bắt đầu vẽ ra rất nhiều dự án để cứu giúp rất nhiều hạng người. Nhưng ông bối rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đến chiều, ông quay xe về nhà, và gặp lại người ăn mày trước cổng, với cũng một tư thế ấy và những lời van xin ấy. Tối hôm đó ông lại nằm mơ và lại nghe thấy những tiếng kêu xin cứu giúp. Nhưng lần này những tiếng ấy không xuất phát từ đám đông, mà từ chính người ăn mày nằm trước cổng nhà ông. Và ông hiểu ra : phải bắt đầu từ chính người ăn mày ấy.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói : "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố… Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân : muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó". Mẹ Têrêsa còn kể : "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực : làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia… Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói". Mẹ nói tiếp : "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt".

 Một chuyện khác
Một tu sĩ kia vào một ngôi làng. Ông sắp sửa ngả lưng xuống một gốc cây để ngủ qua đêm thì một người dân làng đến nói :
- Xin ngài cho tôi viên ngọc quý ấy đi.
- Viên ngọc nào ?
- Đêm qua tôi mơ nghe thấy một tiếng nói bảo tôi rằng nếu tôi đi ra ngoài rìa làng thì sẽ gặp một tu sĩ và tu sĩ ấy sẽ cho tôi một viên ngọc.
Vị tu sĩ lục lọi trong túi xách, lấy ra một vật gì đó, hỏi :
- Có phải là cái này không ? Nếu phải thì ông hãy cầm lấy.
Người dân làng sung sướng vô cùng vì đó quả thật là một viên ngọc lớn hơn mọi viên ngọc mà ông đã từng thấy. Đêm đó ông không ngủ được. Sáng hôm sau ông trở lại chỗ cũ nói với vị tu sĩ :
- Ngài hãy cầm lại viên ngọc của ngài đi. Thay vào đó xin ngài cho tôi một thứ quý hơn nữa.
- Thứ gì ?
- Là thứ đã khiến ngài có thể đưa cho tôi một viên ngọc quý một cách dễ dàng như thế.

QUY LUẬT SỰ SỐNG

– Lm. Ignatiô Trần Ngà

Tội của lão phú hộ là tội gì? Xem ra, lão chẳng làm gì nên tội. Lão chẳng trộm cắp, cướp giật của ai; lão chẳng đánh đập hay chửi mắng La-da-rô…
Vậy tại sao lão lại sa vào chốn cực hình? Hay là vì lão quá giàu? Giàu đâu phải là tội!
Thật ra, lão phú hộ phải sa hoả ngục không phải vì lão giàu có, không phải vì lão đánh đập hay chửi mắng La-da-rô, mà chỉ vì lão là người vô cảm và ích kỷ, chỉ chăm lo bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, chỉ biết thu tích cho riêng mình mà không biết chia sớt cho tha nhân. Tội của lão là tội ích kỷ và chính sự ích kỷ nầy là nguyên nhân khiến lão phải chịu đau thương khốn đốn trong chốn cực hình.
Quy luật của sự sống là có nhận có trao. Ngừng nhận và ngừng trao thì phải chết. Quy luật sống trong xã hội là mình sống cho mọi người và mọi người sống cho mình. Nếu ai đi ra ngoài quy luật đó là tự hại mình và chuốc lấy cái chết.
Trước hết, ta thử xem quy luật nầy được áp dụng trong phạm vi nhỏ là cơ thể. Để duy trì sự sống cho thân thể, tất cả mọi thành phần trong thân mình đều phải vận hành theo quy luật nhận và trao.
Quả tim sau khi đã nhận được máu thì liền bơm máu cho khắp châu thân, nhờ đó toàn thân được sống và lớn mạnh. Nếu có ngày nào quả tim tỏ ra “ích kỷ”, không chuyển máu nuôi toàn thân mà chỉ giữ lại cho riêng mình, thì đó là ngày tận cùng của nó và cũng là ngày hấp hối của toàn thân.
Hai lá phổi của chúng ta cũng thế. Phổi liên tục tiếp nhận dưỡng khí và liên tục trao ban. Ngày nào phổi “tham lam” cứ giữ khư khư số lượng dưỡng khí đã nhận được mà không chịu phát ban, đó là ngày tận số.
Nói chung, các cơ quan trong cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì chúng phải tuân theo quy luật của sự sống là biết nhận và biết trao.
Trên bình diện rộng lớn hơn, mỗi cá nhân là một thành phần trong một thân thể lớn lao là nhân loại. Vì thế, nếu mỗi chúng ta không trao ban chia sớt những gì mình nhận được cho cộng đồng xã hội, thì số phận chúng ta như số phận của “quả tim ích kỷ”, của “lá phổi tham lam” đề cập trên đây. Có nhận, có trao là sống. Ngừng nhận, ngừng trao là chết.
Lão phú hộ trong Tin Mừng hôm nay chưa hiểu được lẽ đời, chưa hiểu được quy luật của sự sống là nhận và trao, nên lão chỉ biết nhận, biết tận hưởng một cách ích kỷ mà không biết sớt chia cho chàng La-da-rô khốn khổ bần cùng, do đó sau nầy lão phải lâm vào cảnh đau thương khốn đốn.
Trong cuộc đời nầy, chúng ta đã nhận được rất nhiều thứ do người khác cống hiến cho mình từ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe đi, và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác… Ngoài ra lại còn được đón nhận vô vàn ân huệ Thiên Chúa tuôn ban trong suốt cuộc đời… thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải cống hiến, phải biết trao ban cho người khác. Có vay phải có trả, có nhận thì phải có trao. Người khác đã phục vụ mình thì mình cũng phải biết phục vụ người khác.
Không phải chờ đến khi trở thành tỷ phú hay trở nên giàu có như lão phú hộ trên đây, ta mới tính đến chuyện chia sớt của cải mình cho người khác; nhưng ngay hôm nay, chúng ta vẫn có bổn phận cống hiến cho người khác những ân huệ Chúa ban cho mình, như dùng thời gian, công sức, tài năng Chúa ban để phục vụ những người chung quanh, để góp công xây dựng xóm làng.
Nếu chúng ta chỉ khư khư giữ lấy những ân huệ ấy cho riêng mình mà không biết cống hiến chia sẻ cho nhau, thì có khác gì quả tim không bơm máu, khác gì buồng phổi không chuyển trao dưỡng khí, hay dạ dày không cung cấp dinh dưỡng… Làm như thế là chúng ta cũng đang đi vào vết xe của lão phú hộ, và chắc chắn mai sau sẽ cùng chịu chung số phận với lão mà thôi.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Người Nghèo,
Chúa chẳng có gì cả,
dù là một viên đá gối đầu.
Chúa chẳng có gì cả,
dù chỉ là một cơn gió nhẹ,
vinh quang của Chúa chính là sự trần trụi
cả một cái áo tả tơi của đứa trẻ mổ côi,
cũng còn đẹp hơn.
.....
Chúa là người ăn xin với bộ mặt ẩn giấu,
là người không có chỗ trên mặt địa cầu.
Nhưng đàng sau sự nghèo khó,
là ánh sáng rực rỡ.
Phỏng theo R.M. Rilke

 Người phú hộ giàu có và Ladarô nghèo khổ

(Trích dẫn từ ‘Hãy Ra Khơi’ – Veritas)
Một câu chuyện kể rằng, có một em thiếu nhi con nhà giàu, học giỏi và đạo đức đến cầu nguyện với Chúa rằng, con chúc tụng và tạ ơn Chúa đã cho con sinh ra trong một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Nhưng tại sao Chúa lại cho người bạn thân của con phải cực khổ, gia đình nghèo khó, bố hắn là lao động chính trong gia đình nay bị đau nặng. Mấy anh chị em vừa phải bán vé số, bán báo vừa đi học nay phải nghỉ vì không đóng học phí. Chúa không thưởng bạn của con sao?
Chúa trả lời: Con thật là một thiếu nhi ngoan, một người bạn tốt biết quan tâm đến người khác, biết nghĩ đến người bạn kém may mắn hơn mình. Nhưng này con, con hãy nhớ rõ điều này là chính vì Ta thương nó mà Ta đã dựng nên con và cho nó kết bạn với con.


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

LÀM TÔI CHỦ NÀO ?


         Suy niệm bài Phúc Âm Chúa Nhật 25 TN. 18.9.2016
Sao phải cúi đầu suy phục nó ?
Đồng tiền bạc bẽo quá bẩn nhơ
Nó bán nghĩa tình không hổ thẹn
Mồm loa mép giải đến không ngờ.
Ta không thể làm tôi Thiên Chúa
Lại cúc cung thờ nắm bạc dơ
Ở trọ trần gian cho thanh thản
Tung bay đôi cánh hát vu vơ !............

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

CHIẾC VỎ SÒ & ĐẠI DƯƠNG

Một bài thơ nhỏ bé dễ thương 
được HBTT âm thầm gửi vào ht' Thư HBTT.
Xin cho ht' đăng lại để mọi người cùng ngân nga.
Cám ơn HBTT.


CHIẾC VỎ SÒ & ĐẠI DƯƠNG

Biển xanh chiều hiu quạnh
Ta đi trên bờ cát
Hải âu chấp chới bay
Một mình ta ở lại
Giữa bãi biển quạnh hiu
Ngắm dã tràng se cát
Ta nhớ một chuyện hay...

Chàng Âu-tinh ngày đó
Dạo chơi bên bờ biển
Tâm trí chàng miên man
Mong múc cạn chân lý
Về Thiên Chúa toàn năng
Ôi! Sao mà thần bí
Một Chúa trời Ba Ngôi!
Cũng buổi chiều hôm đó
Nghịch chơi trên bãi biển
Có chú bé khôi ngô
Đào hang bên triền cát
Chú loay hoay một mình.
Mảnh vỏ sò nhỏ xíu
Đại dương lớn thế kia
Chú bé vẫn một mình
Dùng chiếc vỏ sò ấy
Mong tát cạn đại dương
Chú múc nước từ biển
Chạy lên đổ vào hang...
Không ngăn nổi tò mò
Chàng Âu-tinh mới hỏi:
“Biển nước nhiều mênh mông
Làm sao em tát cạn?”
Chú bé kia mỉm cười:
“Múc cạn nước đại dương
Đổ đầy vào hang nhỏ
Vẫn còn là việc dễ.
Múc cạn ý nhiệm mầu
Về Chúa trời Ba Ngôi
Làm sao ông có thể?”
Lời chú bé thần thông
Khiến Âu-tinh tỉnh ngộ!

Hôm nay biển nhẹ sóng
Bóng chiều thấp thoáng bay
Ta say theo làn gió
Thấy trời thật bao la
Tình trời như biển cả
Như dòng nước mênh mông
ấm lòng người lữ khách.

HBTT/V.THUY Sep 1, 2014 For St.Augustine Feastday August 28

Chiếc vỏ sò tượng trưng cho thân phận bé nhỏ của con người.
Đại dương tượng trưng cho sự vĩ đại của Thiên Chúa.
 Chiếc vỏ sò và đại dương cũng là hai sự vật được sử dụng trong câu chuyện của thánh Âu-tinh.

Ảnh Mạng


THƯƠNG NHỚ KHÔN NGUÔI