#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

DI CHÚC BẮC KỲ TỰ DO


ht. Cám ơn nhạc sĩ Tuấn Khanh về bài viết và những hình ảnh trong bài nhắc tôi thấy được cảnh mợ tôi bế tôi lên tầu há mồm năm ấy.
ht. (một "Bắc kỳ 9 nút")

Di chúc Bắc Kỳ tự do

Cho C. và những người bạn đất Bắc của tôi
Câu chuyện kỷ niệm 60 năm về hành trình đến miền Nam của hơn một triệu người trôi qua lặng lẽ. 20 tháng 7, 1954 trở thành lịch sử thế giới, nhưng chưa bao giờ đủ với những câu chuyện kể về số phận và suy nghĩ của riêng người Việt. Tôi chờ đọc một áng văn nào đó, nói về suy nghĩ của những người miền Nam khi nhìn thấy dòng người Bắc Kỳ này, khi họ đến đồng bằng, chảy về thành phố, nhưng không thấy. Tràn ngập những bài viết chỉ là nỗi nhớ tha hương, là ký ức và lòng kiêu hãnh của những người tìm tự do từ phía Bắc. Vì vậy, tôi muốn ghi ra chút ít ở đây, về cái nhìn của một người miền Nam, về cha mẹ, ông bà của bạn bè Bắc Kỳ, dù họ còn hay đã mất.
Hai tiếng “Bắc Kỳ” xuất hiện trên miệng trẻ con miền Nam, và cả của tôi, suốt một thời gian dài, chỉ là sự trêu chọc ban bè cùng lứa, vì một kiểu ngữ âm rất khác mình. “Bắc Kỳ” trong ký ức từng là một tâm cảm bị ám thị, thiếu thiện cảm hơn cả khi so sánh với “Ba Tàu”. Chỉ khi tạm đủ chữ trong đầu, biết thêm về đất nước này, hai chữ “Bắc Kỳ” trong tôi mới thật sự thay đổi. Có lẽ cũng giống như tôi, nhiều người miền Nam hời hợt kỳ thị đã tự làm cho mình bớt xấu hổ bằng cách lập ra những hạng mục khác như Bắc kỳ 9 nút (54), Bắc kỳ 2 nút (75)… để bày tỏ rõ hơn trong nhìn nhận.
Nhưng không đủ.
Phải mất đến hơn nửa đời người, tôi mới nhận ra rằng không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó đã phủ chụp lên từng miền, từng vùng đã ảnh hưởng cùng cực đến họ, tạo ra những điều khó tả nhưng vậy. Ở mọi miền, Nam hay Trung hay Bắc, người ta cũng đều có thể nhìn thấy kẻ vô lại trong giống nòi, nhưng sự khó khăn nhìn nhận luôn thường dành cho phía Bắc, như một ám chỉ về một vùng đất phải chịu sự khác biệt về chính trị trong nhiều năm, như đã ám toán mọi sinh lực sống bình thường của con người.
Tôi nhận ra điều đó, ở một ngày khi thấy chung quanh mình có rất nhiều bạn, kể cả thầy cô, là những người Bắc mà tôi tin cậy. Họ đại diện cho những người “Bắc kỳ” mạnh mẽ, vượt qua số phận và hoàn cảnh của mình để không bị đè bẹp, không hèn hạ hoặc chết, như F. Nietzsche đã viết “những gì không giết được chúng ta, sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn” (That which does not kill us makes us stronger).
60 năm của những người Bắc di cư vào Nam, cho tôi và thế hệ của mình được nhìn rõ họ hơn, nhắc tôi phải nói về một bản di chúc lớn, một bản di chúc vĩ đại mà hơn một triệu người từ bến tàu Hà Nội, Hải Phòng… mang đến cho cả đất nước. Bản di chúc cũng được lưu giữ trong mắt, trong lời nói của từng người Việt tha hương khắp thế giới: bản di chúc về tự do.
Cả miền Nam sau 1954 cần phải có một lời cám ơn văn chương Bắc Kỳ, âm nhạc Bắc Kỳ, báo chí Bắc Kỳ… đã góp tay dựng lên một nền văn hóa của cả đệ nhất và đệ nhị cộng hòa của miền Nam. Nền văn hóa ngắn ngủi nhưng đủ trường tồn và mạnh mẽ vượt qua một chướng ngại, tồn tại trong lòng người từ sau 1975 đến nay, ở Việt Nam và trên cả thế giới. Cùng với những người anh em từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, những người Bắc đó đã làm tất cả để bù đắp, để dựng xây… cho thỏa sức, việc họ phải rời bỏ rất xa quê nhà, thậm chí trơ trọi, chỉ để đổi lại hai chữ tự do.
Rất nhiều năm sau đó, con cháu của những người Bắc 54 cũng lớn lên ở miền Nam hay vượt đại dương đến nơi nào đó, không ít người trong họ vẫn âm thầm mang theo một bản di chúc có thể sống mãi đến nhiều thế hệ sau về tự do, và chọn lựa vì tự do. Trong một lần ở Mỹ, tôi nghe phát thanh viên của một đài radio người Việt bình luận về một nỗi nhớ quê nhà Hà Nội. Nhớ con đường quanh Hồ Gươm, nhớ con hẻm có bán canh bún nhỏ… Giọng Bắc của anh ta trầm buồn như mới ngày hôm qua còn nhìn thấy những thứ đó, trong khi tôi biết rõ anh chưa về Việt Nam một ngày nào, kể từ tháng 4/1975. Sau lần phát thanh đó, gặp anh, tôi trêu là sao anh nói cứ như là cứ vừa ở Việt Nam về. Đột nhiên giọng anh trầm lại “Phải cố gắng nhớ dù chỉ là tưởng tượng lại. Phải nhớ như nhớ lời của ông bà mình xua mình xuống tàu, trối dặn mình phải sống với tự do”. Tim tôi như thoáng ngừng đập trong tíc tắc. Dòng người mờ ảo trong những cuốn phim tài liệu trắng đen về số phận Việt Nam chia cắt ập về. Tôi cũng nhận ra rằng bản di chúc tự do đó, không phải những người Bắc Kỳ chia cho nhau, mà còn chia lại cho tôi, cho bạn, cho cả dân tộc này. Từng người chúng ta đã được nhận. Chọn lựa mình hôm nay khốn nạn hay tử tế, là do mình đã không chịu nhìn thấy di sản của cha ông gửi lại, qua bản di chúc không thành văn này.
Tôi nhìn thấy người bạn trẻ của tôi, con một người Bắc di cư, nay sống ở Biên Hòa. Anh đưa lên facebook một tấm ảnh kỷ niệm 60 năm người Bắc xuống tàu vào Nam. Khi bên ngoài người ta nói về những điều lớn lao như hiệp định Genève và các chính quyền, thì cũng có một dòng người không nhỏ đưa lại những hình ảnh thuộc về con người như vậy. Có những tấm ảnh khiến mình phải lặng đi khi thấy cụ già bước gấp vào Nam, hành lý trên tay quý nhất chỉ là tấm hình Đức Mẹ. Người bạn trẻ của tôi đưa lên tấm ảnh người ta chen chúc chia tay nhau ở một bến tàu. Khó mà biết được ông bà hay cha mẹ của anh đã có mặt ở đó hay không, trong những chấm li ti như cát bụi. Bản thân người bạn trẻ đó thì giờ cũng là phần li ti trong hàng triệu người Bắc 54 đã lớn lên, đã thành đạt ở miền Nam này hôm nay.
Và tôi nhận ra rằng, bản di chúc tự do đó cũng vẫn đang âm thầm trong anh, như bao phần li ti khác đang trỗi lên, trên đất nước này.
TUẤN KHANH (ns)
NGUỒN : (tại đây)



Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

MẾN TẶNG NGUYỄN NGỌC THANH MAI


ht. Chào Nguyễn Ngọc Thanh Mai,
nhiều lần thấy Thanh Mai trên Nhận xét blog ht., mình hình dung ra Thanh Mai là một người có tâm hồn sâu sắc, một tư cách đáng phục, một nhà mô phạm đáng kính, lại là một người yêu nghệ thuật, thích âm nhạc. 
Ht. đăng youtube dễ thương này lên để tặng Bạn đấy. 
Cám ơn Thanh Mai đã can đảm chiến đấu với sự dữ dùm mình.
ht.

Bé VŨ ĐÌNH TRI GIAO HÁT YOU RAISE ME UP :

"You Raise Me Up"

When I am down and, oh my soul, so weary;
When troubles come and my heart burdened be;
Then, I am still and wait here in the silence,
Until you come and sit awhile with me.

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

There is no life - no life without its hunger;
Each restless heart beats so imperfectly;
But when you come and I am filled with wonder,
Sometimes, I think I glimpse eternity.

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

You raise me up... To more than I can be.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

BÀI PHÁT BIỂU LÀM RƠI LỆ

Từ trái sang: An, Thảo, bà Dinh, Nga – vợ và ba cô con gái của thầy giáo Đinh Đăng Định
BÀI PHÁT BIỂU LÀM RƠI LỆ NHIỀU NGƯỜI CỦA CON GÁI THẦY GIÁO ĐĂNG ĐỊNH
Trưởng nữ nhà giáo Đinh Đăng Định: Bố tôi yêu nước, không thể là chống nhà nước
VRNs (08.07.2014) – Sài Gòn – Ngày 11.07 tới đây là giáp 100 ngày thầy giáo Phêrô Đinh Đăng Định từ trần, do đó, hôm nay, gia đình cùng những người yêu mến ông đã tổ chức một lễ giỗ để cầu nguyện cho ông và cám ơn mọi người.
Cuối lễ, cô Đinh Phương Thảo, trưởng nữ của nhà giáo Đinh Đăng Định đã đọc một bài chia sẻ để cám ơn mọi người và nhất là minh định lại vị trí của bố cô trong xã hội Việt Nam.

Đinh Phương Thảo
Con chào quý cha, quý thầy nhà thờ DCCT, con chào quý ông bà, cô bác, anh chị em và các bạn của con có mặt nơi đây.
Con xin phép thay mặt mẹ và 2 em của con, cảm ơn tình cảm của quý cha, quý thầy, quý ông bà, cô bác, anh chị em và các bạn dành cho bố con và gia đình con.
Thưa mọi người,Bố con là một thầy giáo nhưngcũng chỉ là một công dân bình thường như bao người khác.Nếu trong vũng bùn nhơ nhuốc của chế độ này, ông cũng vui vẻ chịu phục tùng, chịu chấp nhận số phận một ông giáovà dùng kiến thức học hành của mình để luồn cúi, để chạy chọt thì có thể đã thăng quan tiến chức trong ngành giáo dục tỉnh Đắk Nông; và nếu ông dùng kiến thức giáo viên dạy hóa cấp 3 của mình để chịu khó dạy thêm chạy sô 1 ngày mấy ca thì có lẽ cuộc sống kinh tế của gia đình con đã không phải rơi vào những tháng ngày lao đao vất vả.
Nhưng không, ông không hề làm như vậy. Trước khi bị bắt, bố con là chủ tịch Công Đoàn Trường THPT Lê Quý Đôn, và là ủy viên ban chấp hành công đoàn ngành GD tỉnh Đắk Nông. Trong nhiều cuộc họp công đoàn, ông yêu cầu công đoàn ngành GD lên tiếng,cứu hai nữ sinh (Thúy và Hằng) ở Hà Giang là nạn nhân bị giới quan chức Hà Giang(cầm đầu là cựu CT tỉnh Nguyễn Trường Tô) cưỡng dâm thành phạm nhân đang ở trong nhà giam, ra khỏi nhà giam. Làm thế là góp phần xây dựng môi trường GD thân thiện.
Ông yêu cầu công đoàn ngành GDlên tiếng về dự án Bô-Xít Đắk Nông, kêu gọi giáo chức Đắk Nông ký vào Kiến Nghị đang phát trên mạng truyền thông hợp pháp.
Ông bày tỏ tinh thần dân chủ, đa nguyên đa đảng.
Chỉ có thế thôi, mọi người ạ. Những việc bố con làm nhỏ bé lắm. Ông chỉ sống đúng với đạo làm người, đạo làm thầy thôi. Vì ông không thể dạy học trò những điều dối trá được. Ấy vậy mà ông bị công an tỉnh Đắk Nông khủng bố, bắt bỏ tù. Đau đớn thay, ở xã hội này, tất cả những người yêu nước, muốn xây dựng một đất nước dân chủ, đều bị chính quyền quy cho một tội danh thật nực cười là “Chống phá nhà nước”!
Càng độc ác, dã man hơn khi ở trong tù bố con liên tiếp bị nôn ra máu, bị đi cầu ra máu, bị đau bụng – những dấu hiệu ban đầucủa chứng đau bao tử nhưng không hề được trại giam cho khám chữa bệnh kịp thời.
Mỗi khi ông đau quằn quại, trại giam chỉ cho ông đến phòng y tế- gọi là phòng y tế cho oai, chứ đúng ra nó là một phòng tù biệt lập, tù nhân nằm đó một mình và được các y sỹ của trại giam chích cho một liều thuốc không rõ nguồn gốc có tác dụng giảm đau. Cứ như thế, ngày này qua tháng nọ, bệnh tình của bố con ngày một nặng hơn, và đến khi trại giam cho bố con đi khám ở bệnh viện thì ông đã có khối u to bằng trái xoài trong bao tử của mình rồi!
Và càng bất nhẫn hơn khi mà mọi thông tin về bệnh tình của bố con không được phía trại giam bạch hóa. Trại giam nhưng thực chất là bộ Công An hay một thế lực vô hình nào đó đã gây áp lực với bệnh viện trong việc chữa trị cũng như cung cấp thông tin bệnh tình của bố con. Họ coi bệnh án của bố con như một tài liệu tuyệt mật. Như một món hàng để trao đổi với quốc tế văn minh.
Thưa mọi người, việc bố con được nằm trong nhà hài cốt này, có lẽ đúng là cái duyên của bố con với Chúa. Những ngày bố con nằm ở nhà, trong cơn đau đớn nhất, ông luôn cầu đến Chúa. Lúc ấy, ông chưa phải là con cái của Người, nhưng cứ mỗi lần đau, ông nói: “Ôi Chúa ơi, xin Người hãy chữa lành bệnh cho con. Nếu Người không thể chữa lành bệnh , thì xin Người hãy cho con được đi theo hầu hạ Người.” Và ông luôn dặn chị em con nhờ các cha trong nhà thờ DCCT ban tên Thánh cho ông. Hình như Chúa thương xót, không muốn bố con phải gánh chịu nỗi đau thể xác nữa, nên sau khi thu nhận bố con làm con cái của Chúa thì đêm 03/04, Chúa đã gọi bố con về với Ngài.
Bố con lúc sống đau đớn bao nhiều thì lúc rời cõi tạm, ông nhẹ nhàng thanh thản bấy nhiêu.
Cha Giám tỉnh DCCT chụp hình với gia đình và thân hữu của thầy giáo Đinh Đăng Định
Cha Giám tỉnh DCCT chụp hình với gia đình và thân hữu của thầy giáo Đinh Đăng Định
Trong lễ liệm, lần đầu tiên con đã được nghe những ca từ này: “Từ vực sâu u tối, con cầu xin chúa chúa ơi! Từ vực sâu thương đau con đợi trông chúa nhậm lời.”chẳng hiểu sao mẹ con và 3 chị em con cứ khóc mãi. Đúng là lúc ấy chúng con đang đứng dưới vực sâu thật sự. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần cho sự ra đi của bố, nhưng chúng con vẫn đau vô cùng.
Thưa quý cha, quý thầy, thưa tất cả mọi người. Thấm thoắt đã 100 ngày bố con rời cõi tạm để đến với Chúa. Gia đình con vô cùng xúc động khi hôm nay mọi người tụ họp nơi phòng hài cốt của nhà thờ DCCT, cùng với gia đình con hiệp dâng lời cầu nguyện cho bố con.
Những đau khổ mà bố con cũng như các TNLT khác đã phải trải qua trong chốn lao tù, thì trong một buổi hôm nay không thể kể xiết. Nỗi đau khổ của riêng gia đình con cũng như những gia đình có thân nhân đi tù vì chống lại Cộng Sản độc tài cũng không thể kể xiết trong một buổi hôm nay.Chúng con lại trở về với nhịp sống thường ngày mặc dù nỗi mất mát vẫn còn đó. Con tiếp tục làm việc. Hai em con tiếp tục đi học. Mẹ con trở về quê nhà tiếp tục cầu nguyện cho bố. Chúng con sẽ cố gắng sống thật tốt, tốt hơn cả khi bố còn sống để cho những kẻ từng hãm hại bố con trước đây thấy rằng họ không thể diệt được lẽ phải. Thiện ắt thắng tà.
Thưa quý ân nhân, trên con đường chúng con đang đi, chúng con đã mất nhiều người bạn thân vì không cùng quan điểm; nhưng ngược lại chúng con lại có được biết bao nhiêu người bạn mới, tốt và luôn quan tâm đến bố con cũng như gia đình con. Con xin gửi lời tri ân đến quý ân nhân, quý cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội đã đồng hành cùng bố con và gia đình con thời gian qua.
Những gì bố con đã nói và làm chỉ minh chứng về lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của con dân Việt với đất nước; trách nhiệm của một nhà giáo với học sinh, của bậc phụ huynh với con cái. Nhất quyết không thể coi là chống đối nhà nước được.
Con muốn thay mặt người cha đã khuất của mình để lặp lại một điều mà ông đã từng viết:
Yêu nước không có độc quyền;
Tự do ngôn luận là giá trị căn bản của nhân loại.
Độc tài hết thời rồi.
Con chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Đinh Phương Thảo
Nguồn : http://www.chuacuuthe.com/2014/07/truong-nu-nha-giao-dinh-dang-dinh-bo-toi-yeu-nuoc-khong-the-la-chong-nha-nuoc/

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

YOU RAISE ME UP


CHÚA NÂNG CON LÊN

Lòng chùng chân mỏi, nhiều phen tâm tư con nặng đau
Chuyện đời rắc rối làm trái tim non âu sầu
Buồn thương chôn dấu, không mong chi được xoa dịu
Chừ đến khi nao Chúa đến bên trao niềm yêu.

Ngài nâng cao nhé, cho con đứng trên triền núi chập chùng
Ngài đỡ nâng con băng qua bão giông đại dương
Thật mạnh mẽ, khi con ung dung ở vai Chúa
Bệ đỡ yêu thương cánh én vút xa ngàn phương.

Còn hoài khao khát, trần gian đâu cho ai thỏa thuê
Chừng nào bình yên ? Vì trái tim luôn bộn bề
Vừa khi Chúa đến, bỡ ngỡ xen những ê chề
Dù có đôi khi thấp thoáng hương hoa trời quê.

Ngài nâng cao nhé cho con đứng trên triền núi chập chùng
Ngài đỡ nâng con băng qua bão giông đại dương
Thật mạnh mẽ, khi con ung dung ở vai Chúa
Bệ đỡ yêu thương cánh én vút xa ngàn phương.

Hải Triều

YOUTUBE : (tại đây)

FB.ThanhCaVinhCuu/YOU RAISE ME UP


Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

NGỐ LÊN TỈNH


Hai ngố vui quá .
Vượt lên chính mình ( nói cho nó oai ý mà ) hai ngố đã làm một chuyến từ quê ra tỉnh .
Để có chuyến đi để đời này hai ngố đã phải lên kế hoạch ,suy nghĩ nhiều ngày ,thăm dò thời tiết ......!!!!!!
Thật ra ,điều hai ngố trăn trở nó rất bình thường và đơn giản nếu rơi vào bất cứ ai .nhưng với hai ngố là cả một vấn đề vì ........hai ngố đều rất ngố à không có người hơi ngố thôi nhờ thế mới dắt được ngố kia .
Bàn tính lên kế hoạch ,rồi triển khai ( hehehe ) nói cho nó oai ( hahaha )
Chuyện gì tới nó sẽ tới ,ơn Chúa thương mà cũng nhờ người hơi hơi ngố còn suy nghĩ được mà lo toan mọi sự ,( từ việc xe cộ đến hành trang lên đường đều nhờ vào người hơi hơi ngố lo toan tất tần tật )
Hành trang gọi là thế ,nhưng cũng chỉ là 2 bịch chôm chôm và mấy quả sầu chung hihihi gọi là quà quê ( cám ơn người hơi hơi ngố đã lo cho )
Khi đến nơi ,đúng hẹn đã có Chị ra đón ,vui quá thích quá ,cuộc hội ngộ đầy cảm xúc và yêu thương ,
Xin được kể ra vài điều thú vị mà ngố nhận thấy lạ ( này nhé vào nhà xí luôn là hai người ,minh và một người nữa giống mình ,mình làm gì nó làm đấy ,đây là cách làm cho mình khỏi buồn vì có người đồng hành chăng !!!???)

Còn nữa ở trên cao nhà luôn đóng cửa nhưng lúc nào cũng mát ,có khi phát rét ,tìm quạt máy giảm tốc mà không thấy đâu Chị chủ nhà hiểu ý với tay lên cao khỏi đầu một tí là ok !!!???



Cuộc vui nào cũng có hồi kết thúc ,ôi không kể hết được bùi ngùi lắm ..........#
Lại nói đến chuyển vế .
Khi đi người hơi hơi ngố có nói ,đi vầy nhưng lúc về yên trí rồi không phải lo nữa .
Ôi không ,đủ mọi loại từ sách đọc sách hát ,đến những món đồ từ đất thánh cũng được ưu ái đem chia sẻ .
Chưa hết ,những bọc quần áo những chai nước mắm ,2 thùng sữa ,cùng nhiều thứ và mỗi ngố có thêm cái giỏ mới . 
Bao nhiêu ưu ái các Bác các Chị dành cho ,hai ngố xin nhận hết ....hihihi
HAI NGỐ xin cám ơn.
Hai ngố cũng không quên cám ơn các Anh Chị thành viên trong gia đình đã cho hai ngố những tình cảm ấm áp và những bữa ăn ngon.
Hai ngố xin cám ơn,
Xin Chúa chúc lành cho chúng con

HAI NGỐ