#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy tư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

CỦA DÂNG CHO CHA, CỦA BIẾU CHO MẸ

 


CỦA DÂNG CHO CHA, CỦA BIẾU CHO MẸ

* * *

Trong đời sống, ta không dám khinh cha dể mẹ.  Ta không nói lời lộng ngôn.  Ta không xúc phạm đến Thượng Ðế.  Nhưng của lễ nào ta biếu cho mẹ, ta dâng cho cha? 

 Thời gian có huyền nhiệm của thời gian.  Có những tháng ngày tâm hồn ta chùng xuống vì thời gian đi quá lẹ, quá xa.  Nhìn lại, bất chợt ta buâng khuâng tiếc nuối.  Nếu cha tôi còn sống thì...  Nếu mẹ tôi còn sống thì...

 Tôi viết dòng này gởi riêng người bạn trẻ.Ở lứa tuổi của tôi, ngày tháng không còn thong thả, không còn nhìn đời lững thững nữa.  Cứ thường, người ta quý thời gian là khi người ta đã có vết thương về thời gian.  Bạn còn trẻ, còn cha, còn mẹ. Tôi viết riêng cho bạn.  Tôi mong bạn chưa bị thời gian để trong tâm hồn nỗi muộn màng, hối tiếc.

Bố tôi bị tai biến mạch máu não bẩy năm nay.  Tôi về thăm, bố không còn nhận ra tôi nữa.  Ông cụ bại liệt nằm đó.  Mẹ tôi phải săn sóc 24/24.  Là linh mục với công việc mục vụ bận rộn ở đây.  Tôi không biết ngày bố chết có về được không.  Công việc giúp các khóa linh thao bắt tôi làm chương trình cả năm trước.  Cộng đoàn đã lên chương trình cả năm, đến ngày tĩnh tâm, nếu bố chết, làm sao tôi từ chối, bỏ chương trình của họ mà về.

Có về thì người chết cũng đã chết.  Tôi không làm được gì.  Bởi đó, tôi chuẩn bị tinh thần đó cho mẹ tôi.  Nếu bố chết, mỗi em một phận sự lo tang lễ cho bố.  Tôi nói với mẹ là tôi không về.  Về cũng chẳng làm được gì.  Nhiều lần tôi nói vậy.  Mẹ tôi chỉ nghe.  Mẹ biết tôi là linh mục, còn bao công việc chung.  Mẹ im lặng.

Ðêm đó, tôi ngồi nhìn ánh đèn thành phố.

Trên sân thượng của căn nhà ở đường Cách Mạng Tháng Tám, Sàigòn.

Ngày mai lên máy bay.  Không biết ngày nào mới lại về thăm mẹ.  Tôi nhớ đời sống của mẹ tôi.  Tôi hình dung ngày đêm mẹ tôi quanh quẩn bên cha tôi.  Căn nhà có hai ông bà.  Ông nằm đó không nói. Vắng tôi.  Tôi phải lên Sài Gòn qua đêm để mai ra phi trường.  Ðêm sau cùng.  Tâm tư của một thời thanh niên yêu Sài Gòn, với những con đường và mưa đổ bất chợt.  Tâm trạng của người quay về ôn kỷ niệm xưa mà sao Sài Gòn quá xa trong tâm thức.  Tôi đang ngồi một mình trên sân thượng thì bà chủ nhà đến.

- Mai Cha đi xa rồi.

 Người đàn bà ngoài sáu mươi.  Bà mới mất mẹ.  Bà hỏi thăm gia đình tôi.  Tình trạng bệnh tật của bố tôi.  Bất chợt bà hỏi:

- Có mệnh hệ nào, ông cố qua đời Cha có về không?

 Câu hỏi này chính tôi đã chuẩn bị cho tôi từ lâu.  Tôi cho bà biết tôi không về.  Vì công việc mục vụ tôi không thu xếp được.  Bà im lặng không nói.  Cái im lặng giống mẹ tôi.

 Dưới đường xe cộ ồn ào.  Sài Gòn vào mùa nóng, khí trời rất hanh, quá oi bức.  Bụi đường và khói xe. Tôi ngồi trên sân thượng, nhìn phố xá, nhìn những con đường như lời chào của người sắp đi xa, tâm trạng không vui gì.  Những khoảng trống thinh lặng.  Không có câu chuyện nào tiếp nối giữa tôi và người đàn bà đang để tang mẹ.  Có lẽ tâm trạng bà cũng không vui.  Tôi cắt nghĩa thêm cho bà về câu trả lời của tôi lúc nãy:

- Tôi không về, vì về cũng chẳng làm gì được.  Mọi cái tôi đã chuẩn bị.

 Im lặng.  Vẫn cái im lặng trong tâm hồn của một người phụ nữ.  Giống mẹ tôi.  Sau cùng bà nói:

- Cha cho phép con khuyên Cha một điều được không?

 Ngôn ngữ bà dùng ở đây rất đặc biệt.  Bà nói bà muốn khuyên tôi.  Tôi thưa bà là tôi sẵn sàng nghe.

- Thưa Cha, con khuyên Cha, nếu ông cố chết, Cha phải về để tang.  Cha là con trưởng trong gia đình.  Không phải về thì cũng chẳng làm gì được, nhưng vì mẹ Cha, Cha phải về.  Cha về cho người sống chứ không phải cho người chết.  Cha nói với mẹ Cha là ngày bố chết Cha không về.  Cha có biết tấm lòng người mẹ thế nào không.  Con vừa mất mẹ.  Mất mẹ là cái tang lớn nhất.  Năm nay đã sáu mươi.  Mà ngày mẹ chết con vẫn thấy bơ vơ.  Con cũng là mẹ, con có kinh nghiệm cả hai, kinh nghiệm của người con mất mẹ, và kinh nghiệm của người làm mẹ.  Cha nói Cha không về.  Mẹ Cha kính trọng nhiệm vụ của người con linh mục.  Nhưng mẹ Cha sẽ buồn.  Lời nói của Cha làm mẹ Cha nghĩ rồi đến ngày bà chết, Cha cũng không về.  Người mẹ nào không thương con, muốn gần con.  Cha có biết Cha nói thế, mẹ Cha đang sống những ngày nghĩ đến cái chết của ông cố, Cha không về, cái chết của chính bà, Cha cũng không về.  Nó buồn lắm.  Con là người mẹ con biết tâm hồn những bà mẹ.  Cha phải về để thọ tang.

 Trời lúc đó mấy giờ khuya rồi, tôi không rõ.  Bà nói tới đó rồi im.  Dưới đường xe cộ vẫn ồn ào náo nhiệt.  Trên sân thượng tôi im lặng.  Phố xá dưới kia không hồn.

 Tôi không ngờ trong lối suy nghĩ của tôi từ trước đến nay quá nhiều lý trí.  Bấy giờ tôi mới thấy cái im lặng của mẹ tôi khi tôi căn dặn các em phải làm gì khi bố chết.  Bấy giờ tôi mới hiểu cái thinh lặng của mẹ tôi khi tôi an ủi bà là tôi không về.  Một sự im lặng tôi thấy đau trong tim.  Người đàn bà khuyên tôi, ấp úng, nước mắt lưng tròng.  Tôi cũng đưa tay dúi mắt.  Tôi thương mẹ tôi quá đỗi.  Tôi muốn nói với bà.  Mẹ ơi! con sẽ về.

 Này người bạn trẻ còn cha mẹ.

 Kinh nghiệm chỉ mua bằng thời gian.  Mà trẻ thì làm sao có nhiều thời gian để mua.  Tôi gởi bạn những dòng này không như lời khuyên luân lý, giáo điều.  Tôi muốn gởi bạn như tâm tình mà có quý bạn tôi mới viết.  Tôi cám ơn người đàn bà đã khuyên tôi.  Thời gian có thể làm hồn ta hạnh phúc hay mang thương tích.  Chớ gì chúng ta biết lắng nghe sự huyền nhiệm của thời gian.

 Trên đường đời, chúng ta phải lắng nghe nhiều lắm.  Trong những lắng nghe, tại sao ta không lắng nghe chính mẹ mình, lúc mẹ còn sống?  Nhiều khi mẹ nói bằng im lặng của lòng mẹ.

 Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.

Trích tập suy niệm ÐƯỜNG ÐI MỘT MÌNH, đoản khúc 99.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

BIẾT MÌNH ĐỂ SỐNG ĐÚNG

 SUY NIỆM



“Biết mình để sống đúng”

Có một lúc nào đó trong cuộc đời, chúng ta vẫn thường tự hỏi: Tôi là ai? Tôi sinh ra trong cuộc đời này làm gì? Chết rồi đi đâu? Đây là những câu hỏi quyết định hướng đi của một đời người, nó quyết định phận số của một con người. Sống có ích cho xã hội hay trở thành gánh nặng cho xã hội cũng tuỳ thuộc vào chọn lựa cơ bản này của từng người chúng ta.

Người ta kể rằng: Thuở xưa khi con người chưa biết soi gương trang điểm nên họ cũng chẳng biết mình là ai? Và khuôn mặt mình thế nào? Một lần kia, anh chồng lên tỉnh thành, người vợ dặn chồng nhớ mua cho mình một cái trâm cài đầu. Nhưng anh không biết cái trâm hình thù như thế nào. Chị vợ liền nhìn trời thấy ánh trăng lưỡi liềm liền nói: “Cái trâm nó giống như ánh trăng kia, nếu anh quên anh cứ nhìn lên ánh trăng thì sẽ nhớ.

Người chồng lên đường mải miết xem bao cảnh lạ ở tỉnh thành mãi mười ngày sau mới trở về quê nhà. Anh sực nhớ lời vợ dặn, anh liền nhìn lên trời và thấy ánh trăng tròn trịa của đêm trăng rằm, anh liền vào tiệm và mua một cái gương tròn trịa như ánh trăng theo lời vợ dặn.

Lòng vui rộn ràng khi vừa về tới nhà vội trao cho vợ cái gương mà anh đã mua từ tỉnh thành. Tưởng rằng vợ sẽ vui mừng với món quà anh đưa về, thế nhưng, khi vừa nhìn vào đồ vật, cô vợ đã tức giận và quát tháo rằng: “Tôi dặn anh mua cái trâm cài đầu, tại sao anh lại đem về một đứa con gái nào đây?”. Anh chồng giật mình, dành lại cái gương và nhìn xem chuyện gì xẩy ra. Anh nhìn vào gương lại thấy một người đàn ông trông giống bố mình hồi còn trẻ, nên anh phân bua rằng: Không, đây là bố tôi mà! Cô vợ dành lại và nói: bố ông bao giờ, con nào rõ ràng. Ông còn chối hả? Đính chính chẳng được, nên anh chồng đành bỏ đi. Mẹ chồng thấy vậy đến an ủi con dâu, và người con dâu đưa cho mẹ chồng coi bằng chứng rõ ràng thế mà anh chồng còn chối quanh quẩn. Mẹ chồng xem qua rồi trịnh trọng nói: Thôi đừng ghen nữa! Tao thấy con này không đáng ghen đâu. Tao thấy, nó cũng già lắm rồi!

Đó là câu chuyện vui nhưng cũng nói lên một chân lý: nếu không biết mình thì sẽ làm khổ mình và khổ người khác. 


(Trích trong ‘Cùng Nhau Suy Niệm’ – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

 

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

CON CHIÊN ÂU LO


Cho tới hôm nay, tin Corona vẫn bao trùm mạng, hơn 60 quốc gia đã dính, xáo trộn mọi thứ trên toàn thế giới....Ngoài ra vẫn còn tin chiến tranh trên biển Đông, lại thêm tin xây thủy điện chặn dòng nước xuống đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng tới chính Việt Nam, làm cho dân quê Việt Nam đang lắt lay, thoi thóp vì cuộc sống không có nước...
Và hôm nay, Lời Chúa là : " Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê " ( Mt 25, 32).
Tôi tự hỏi : Ngày Chúa phán xét, tôi sẽ là chiên hay dê ? Dê thì tệ quá !  Vậy làm sao để là chiên ? 
Làm chiên bây giờ không dễ ! Con chiên hiền lành bây giờ đang đứng giữa đường, bên trái là dịch bệnh, bên phải là hoang mang, trước mặt là nhà hết gạo, sau lưng là đói, là ...khát, là...chết. 
Và tôi đau đớn khi nhìn những cháu nhỏ hồn nhiên, đang vui chơi trong sân nhà vì cả tháng nay mọi trường học phải đóng cửa tiệt trùng......!!!
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Xin Chúa ban bình an cho chúng con. Xin Chúa cho con nhận ra Chúa nơi mọi người quanh con, để con biết sống thế nào là làm chiên con vui lòng Chúa.
Chúa ơi, con chiên con này chẳng vui tí nào để nhón chân chạy quanh Chúa. Con đang ...lo.




Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

XIN CHÚA GIÚP LÒNG TIN


" Thưa Thầy, tôi tin, nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi " ( Mc 9, 24 ).
Người cha có đứa con bị quỷ câm ám ngay lập tức thưa với Chúa Giê-su câu trên sau khi nghe Chúa nói : " Sao lại nói : nếu Thầy có thể ? Mọi sự đều có thể đối với người tin " ( Mc 9,23).
Lạy Chúa Giê-su, con muốn bắt chước người cha đó mà cầu xin Chúa thương xót cứu nguy chúng con trong bệnh dịch nghiêm trọng cho toàn cầu này . Mặc dù chúng con tội lỗi, lòng tin chúng con yếu kém, nhưng chúng con là con Chúa, chúng con tin Chúa toàn năng, mọi sự đều là có thể đối với người tin. Vậy chúng con xin Chúa củng cố đức Tin chúng con để chúng con mau chóng thoát khỏi nạn dịch chết chóc này. Amen.
ht.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

BA


Trẻ con lên ba yêu bố mẹ cách đơn sơ . Đối với nó, cha nó mặc vét, thắt cà vạt lịch sự lên xe hơi  hay mặc áo bảo hộ đội mũ bảo hiểm lên chiếc xe cà tàng đi làm cũng không làm nó bận tâm.
Nó chỉ cần nhìn thấy cha nó khi về nhà, gọi tên nó, ôm nó vào lòng mà hôn mà nựng.
Tôi cũng chỉ là một trẻ lên ba, được gọi Chúa là Cha, là Ba.
Mặc dù Chúa đã mặc khải Danh Người cao trọng, tôi cũng chỉ muốn gọi Chúa là Ba. 
Tôi yêu những giây phút lặng thầm bên Chúa.
Chỉ có hai bố con bên nhau, nghe bãi biển rì rào sóng vỗ , hay ngắm đồng cỏ xanh tươi, hay cả khi mưa giông gió lớn ....
Tôi vẫn chỉ muốn xa rời nhân thế, lặng lẽ ngồi im bên Ba tôi.
Không nói không rằng .....
ht.
( Lễ kính Lập Tông Tòa Thánh Phê rô, TĐ)

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

ĐỨC TIN CON YẾU ỚT



Niềm tin đẹp biết bao, nhưng tin mà không biểu hiện ra bằng hành động thì đố núi có dời đi, Áp-ra-ham đã không mang con trai lên nơi Chúa chỉ đâu. Và sách Thánh đã soi sáng cho chúng ta một con đường hành động chứng tỏ đức Tin :
"Sống từ bi nhân hậu và công chính" ( Tv 111, 4) .
" Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn, biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình " ( Tv 111,5).
Lạy Chúa, đức tin con còn yếu ớt, nên đã bao lần con không nhìn thấy Chúa nơi mọi sự việc, xin Ơn Chúa Thánh Thần soi sáng cho con khi gặp lúc có thể biểu lộ niềm tin thì đừng từ nan, ngại ngùng, né tránh . Trong khi nạn dịch đang đe dọa từng người quanh con và cả con, xin Chúa cho con biết yêu mến Chúa, tin tưởng nơi Chúa mà làm điều tốt đẹp với người anh chị em ngay bên con, để Danh Chúa được cả sáng, vì Chúa từ bi nhân hậu và công chính, xin dạy con theo mệnh lệnh Chúa truyền ban " ( (Tv 111,1 ).

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

NIỀM TIN TRONG ĐẠI DỊCH


Người nghèo khổ có mấy khi huênh hoang nơi tiệc tùng ?
Kẻ khốn khó có bao giờ lộ mặt chốn xa hoa ?
Mà giả như có được mời, ai dám đến đám cưới với bộ đồ tồi tàn ?
Thực tế, nơi hội họp thôi, kẻ nghèo hèn cũng không có chỗ, hoặc có chỗ thì cả nhà biết đấy, chỗ ấy thế nào ! 

Là bởi sự hiện diện của những bộ cánh hàng hiệu, thời trang, bạc vàng sang trọng đã lấn át không gian ; những tai to mặt lớn nổi bật khung cảnh . Và họ hãnh diện !

Đó là thế gian , đó là cuộc sống thường tình của những người vô thần. ( Nói vậy chứ có ai tự nhận là không tín ngưỡng mà không ít là một lần thắp hương cúng bái ? ).

Người có tín ngưỡng ngước mắt nhìn lên trời, trình bày với Đấng họ tin những nghèo hèn, yếu đuối, bất lực, cam go của họ, là đem lời đơn sơ của con nói với Ba Mẹ rằng Ba Mẹ ơi, ở bên con, con cần Ba Mẹ.
Đó là cuộc sống của những ai có niềm tin . 


Còn Thiên Chúa, vì Người là Cha, Người lắng nghe tiếng kêu xin của những người nghèo, những thân cô thế cô, những bệnh nhân đau đớn, những án oan thời đại, những đầu gối mỏi rời... chỉ biết cậy trông nơi Người, Đấng là Cha hằng yêu thương, Chúa Cứu chuộc muôn loài bằng giá máu Người, đã chết và đã sống lại và đang sống.

Đức Tin đẹp biết bao, Đức Tin đem an bình và vui sướng.
Như những trẻ lên ba , trong đại dịch virus này, nào chúng ta cùng hợp ý  thiết tha chạy đến Chúa kêu xin Chúa ban bình an cho mọi người. 
Tin tưởng đem an vui. Trong Chúa, không lo sợ.
" Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Người đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng " ( Tv 33,5).


ht.


Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

ƠN ĐẸP LÒNG CHÚA


Thật là niềm hãnh diện lớn lao cho ai có Tên Thánh là Gioan Baotixita tức Gioan Tẩy Giả. Thánh Gioan để lại cho đời một tấm gương khiêm nhường, ẩn dật tuyệt vời, một cuộc Tử Đạo đầy ấn tượng và cái chết công chính của ngài thực sự là đẹp lòng Chúa. 
Đôi khi tôi thắc mắc vì sao Thiên Chúa lại cho Thánh nhân một số phận nhục nhã, khốn khổ lạ lùng ? Vậy để làm chi ?  Nhiều khi tôi lưỡng lự nếu như tôi phải ở trong hòan cảnh của Thánh nhân. Nói tóm lại là mặc dù cùng thời với Chúa Giêsu nhưng xuất hiện trước Chúa, mặc dù có được một fanclub lớn lao đông đảo, Anh Gioan Tẩy Giả không quên sứ mệnh Trời trao phó và Anh đã làm tròn Ơn Gọi của Anh cách hòan hảo. Anh đã đẹp lòng Chúa. Không còn thắc mắc chi !
Ngày nay, với nền văn minh phát triển với tốc độ nhanh gần bằng ...ánh sáng, tôi có thiếu gì cách để trưng cái tôi ra, một cái tôi vèo cái là nổi tiếng khắp thế giới. Anh Gioan thì không thế. Anh lui gót lại để kính nhường Con Thiên Chúa đang tới. Đó là sự nhận biết bản thân mình là ai và đó là sự thật.
Xin Chúa ban cho con ơn biết khiêm hạ, ẩn dật, lùi ra sau cho  người khác lên trước.
Nhưng siêu khiêm hạ  chính là Con Thiên Chúa. 
Chúa mà đi chịu phép Rửa a ? Có đấy, mầu nhiệm thay, khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đẹp lòng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần liền xuất hiện để tung hô Chúa.
Xin Chúa ban cho con ơn  biết làm đẹp lòng Chúa, để được Chúa thương yêu, Chúa bảo con làm thỏa mãn lòng Cha, Cha yêu dấu con. 
Hạnh phúc thay ai hiểu được sống chết , vinh nhục, sướng khổ không quan trọng, điều chính yếu là đẹp lòng Chúa. 
Hạnh phúc thay ai biết sống xứng đáng Ơn Trọng từ  Bí tích Thánh Tẩy.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

NHÌN CHI LÁ RỤNG HOA TÀN


Hai gia đình Công Giáo cự nhau vì một cái bịch rác bẩn. Bên này nói nhà tôi không có rác, không đổ rác, không đóng tiền. Bên kia nói rác nhà ai để nhà nấy sao nhà tôi có hai bịch, ai bỏ ké thêm bịch nữa, kỳ cục ! Chẳng đáng ! Chuyện quá tệ, bởi nhà thì bất công, ích kỷ, giả dối, nhà nào chẳng có rác mỗi ngày mà dám nói nhà tôi không có rác. Nhà thì lụng bụng phàn nàn theo Đạo mà lỗi đức công bằng, keo kiệt, người ta đổ rác cho mình cả tháng trời được có vài chục ngàn cũng tiếc không trả.Miệng lạy Chúa, lạy Chúa mà xử sự không ra làm sao, Chúa đâu chẳng thấy chỉ thấy ...ghét !
Cứ thế, chỉ vì cái bịch rác bẩn mà hai gia đình Công Giáo mất vui, đâm bực.
Thôi xin can. Sao không vị tha, nhân bản, nghĩ về người láng giềng một chút, cư xử hòa nhã, biết điều một chút là đẹp ngay thôi. Sao không mở rộng tầm nhìn, nhớ đến những hành động đẹp đẽ khác nơi những người Kitô hữu khác để thấy còn nhiều người tốt, người hay, người lành thánh khác chứ  Đạo đâu chỉ có ở mỗi cái kẻ đáng ghét đó ! Phải có những chiếc lá vàng rụng lác đác cuối Thu thì chiếc cầu mới lãng mạn, nên thơ ! Nhưng ai mà thèm ngắm từng li từng tí vết bẩn vết xước nơi mỗi chiếc lá đã tàn đời theo gió lay, ai rỗi hơi chăm chú nhìn bông hoa héo nằm thối giữa đường ! Xem kìa, mặt trời lên, chói chang rực rỡ...đẹp thay, tài thay Hóa Công !

Nhìn chi lá rụng hoa tàn
Ngẩng lên mà ngắm kỳ quan đầy trời.



Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

LỜI NGUYỆN ĐẦU NĂM


Lạy Chúa,
hôm nay mở đầu một năm mới,
con xin dâng lời ngợi khen, tôn vinh, cảm tạ Chúa 
vẫn luôn ngày qua ngày làm vô vàn phép lạ trên địa cầu,
trong không trung, 
giữa các hành tinh, 
từng cuộc đời dù nhỏ bé nhất
và trong tâm hồn mỗi người chúng con.
Đối với con, tất cả mọi sự hiện hữu đều là phép lạ của Chúa.
Bàn tay Chúa nhiệm mầu ,
Xót thương nhân loại, Chúa nhào nặn, uốn nắn, răn dạy rồi ủ ấp  dấu yêu.
Thế này, thế khác, ai lắng nghe, mềm dẻo, tin kính, 
sẽ dễ dàng nhận ra Bàn Tay Tòan Năng Nhiệm Mầu của Chúa.
Con muốn cám ơn Chúa ở từng hơi thở , ở từng tích tắc đi qua.
Ước chi mọi người đều nhận ra Chúa hiện diện bên mình, quanh mình và trong mình , khi ấy thế giới sẽ  không còn chiến tranh nữa.
Ước gì con thực hiện điều  ước đó trong cuộc sống của chính con.
Xin Chúa dạy bảo và hướng dẫn con, xin Chúa sáng soi mỗi điều con suy nghĩ, mỗi việc con làm, 
mỗi nhịp tim con đập, thổn thức hay vui mừng,
để trong mọi sự  con đều thực hiện Ý Chúa . Amen.
Deo Gratias.
ht.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI NĂM

Cảnh nhà thờ sau Lễ cuối năm.
Nhìn vào lịch góc cuối màn hình, hôm nay là ngày 31.12.2014, lúc này là 7.42 PM., nghe vương vấn bồi hồi, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là thế giới bước sang năm Mới, năm 2015.
 Mới hôm nào 2011, đi thăm cái Nhàn nằm ở bảo sanh viện, giờ  em Si đã lên 3. 
Em Si lên 3

Mới hôm nào 2011, chưa biết blog là cái gì, hôm nay đã đăng được gần ngàn bài, không kể đã bỏ đi rất nhiều bài vớ vẩn, chả đáng lưu.
Thời gian vụt nhanh quá, mới hôm nào 2012, cả và thiên hạ chuẩn bị tận thế đến nơi, nay đã sắp 2015, mọi người lại chuẩn bị mừng Năm Mới, Happy Newyear vui vẻ vô lo quên chết.
Từ chiều đã suy nghĩ đăm chiêu lung khi nhận ra sắp sửa là những giây phút cuối năm, ta phải làm gì bây giờ, ấy là phải đi Lễ để cám ơn Chúa một năm qua cho con, cho thân quyến con an lành, khỏe mạnh.
 Nhà thờ không đông lắm, có thể chụp ảnh, nhưng Lễ xong thì trời tối sầm, đèn Noel lấp lánh muôn màu khắp nơi, chụp ảnh không đẹp, kệ, chụp mấy cảnh đông người, chia sẻ với MN, gọi là đối lại với cảnh vắng teo bên Mỹ, MN. gửi cho xem.
Thế thôi ! Lúc này chỉ muốn đọc một vài trang sách cho lòng lắng đọng.Mình nghĩ về Chúa, nghĩ về người này người kia, nghĩ về những vui buồn đắp đổi những tháng ngày qua. Và mình hài lòng. Con xin cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa đã ban cho con trong năm qua. Xin Chúa chúc lành cho con và gìn giữ con được luôn bình an. Con phó thác đời con trong tay Chúa. 
 "Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên chẳng nao núng bao giờ" (Tv 15,8)
Sau Lễ viếng đài Thánh Giuse
Hang đá núi Đức Mẹ

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

SỢ MẤT CHÚA


Ngôi nhà nằm trên đường đi đến nhà thờ Thánh Mẫu từ hôm nào đã trưng hang đá Bêlem ra ngay trước nhà, 
bên ngòai hàng rào và cổng nhà,
như cảnh trang trí chung cho cộng đồng.
Người bộ hành qua lại có thể sờ, nắm, nhấc những chú chiên cừu be bé được đặt nằm rải rác quanh bộ ba Tượng Thánh Gia. 
Cả ba Đấng Giêsu Maria và Giuse cũng hiện diện suốt ngày đêm trong trung tâm hang đá.
Giả như
một sớm mai nào thức dậy,
chủ nhà thấy mất một nhân vật  nào đó của bộ tượng Bêlem, trong đêm vắng, kẻ nào đã lấy trộm đi,
thì sao nhỉ ?
Mất Đức Mẹ, mất thánh Giuse chẳng hạn.
Mất Chúa chẳng hạn. Buồn quá chớ ! Có khi tức giận quá chớ, trộm gì trộm tượng !
Nhưng nếu sợ mất Chúa mà cất Chúa đi, ai chiêm ngắm Chúa ?
Tinh thần truyền giáo nằm ở chỗ nào ? Ở chỗ này :
Chúa không chỉ là cỗ tượng thạch cao. 
Đáng lẽ ra người Công Giáo như tôi phải trưng Chúa ra thanh thiên bạch nhật.
Chúa của tôi đâu ? 
ht.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

SỐT RUỘT


Trong khi ban hát nhà thờ réo rắt bài ca Mong chờ Giêsu  thì ở hang đá, ban khánh tiết đã đặt Chúa Hài Đồng nằm gác chân sẵn trong máng cỏ. 
Còn một tuần nữa thế giới mới mừng Chúa Giáng Sinh nhưng hang đá nào cũng có Chúa đã sinh ra. Tại vì người ta sốt ruột .
Chúa sinh non cũng chả sao, nhưng sao không tạm cất Chúa Giêsu đi để đúng Lễ Nửa Đêm, tới kinh Vinh Danh  chuông rung rộn ràng ầm ĩ khắp cả nhà thờ thì bưng Bé ra thú vị hơn nhỉ.
Ôi, ước gì tôi biết sốt ruột như vậy để trong mọi sự, mọi việc, trước tiên tôi phải CÓ CHÚA đã, rồi sau đó muốn làm gì thì làm.
Lạy Chúa, xin thúc giục con nhớ Chúa, cần có Chúa ở cùng.
ht.


Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

VÔ TƯ ĐI !



Đôi mắt vốn quen nhìn người tu hành đạo Chúa, hôm nay tôi có dịp ngắm áo thầy chùa.
Vâng, cũng áo xống chỉn chu, sạch sẽ vì ở trong chùa - nơi sạch sẽ, cũng như trong nhà Dòng - nơi sạch sẽ.
Có 2 điểm nơi bậc tu trì luôn gây chú ý  cho tôi qua thị giác, dĩ nhiên đây vốn được gọi là xét đóan bên ngòai, một thứ xét đoán rất dễ sai lầm, ngộ nhận, nhưng đã gọi là gây chú ý thì phải nhận xét thôi, không thể nói tôi không nghĩ gì, tôi vội quay đi,...Không, nghĩ rồi suy, gọi là suy nghĩ. Phán đoán đến sau buộc phải bao dung, rộng lượng và tốt bụng :
Đôi dép và  Cặp mắt :
1. Đôi dép ( giày) càng láng coóng, mới cáu chỉ thì chí tu càng cạn. Dép càng cũ kỹ, vẹt gót càng đáng cho người thế tìm hiểu, lưu tâm hơn.
2. Mắt láo liên không phải bậc tu hành.
 Cặp mắt nhìn thẳng thắn, đơn sơ, thật thà nói lên tinh thần  xuất thế, thoát tục.
Thú thật có nhìn, có ngắm, nhưng tôi không phán đoán gì hết, vì tôi đang ...mệt.
Thôi, vô tư đi !
Tôi muốn đi nằm, và vừa nằm tôi đã ngủ....

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

MỘ ĐÔI




Khi người đàn ông trong một gia đình hạnh phúc ra đi trước thì nỗi buồn thuộc về người vợ và các con.
Người đàn bà góa bắt đầu một cuộc đời tẻ nhạt cho tới khi Bà được các con đưa tới viếng Ông tại ngôi Mộ Đôi của gia đình.
Nơi đây Bà được gặp lại Ông với đầy ắp tình yêu thương nhung nhớ.
Có thể có những giọi lệ rơi, nhưng ngôi Mộ Đôi nói lên những điều vui hơn buồn và vì thế, Bà sẽ khóc sung sướng vì mừng Ông mồ yên mả đẹp.
Trong đức Tin Kytô giáo, sự sống của Ông đã thay đổi chứ không mất đi. Ông không chết nhưng Ông sống mãi để Bà và các con tin rằng Ông sẽ được sống lại cùng với Đức Giêsu Kytô trong ngày cánh chung.
Có thể có những giọt lệ rơi, Bà cảm động vì các con đã lo lắng chu tất cho cha, lại nghĩ đến niềm mong ước của mẹ . Còn gì bình an hơn cho tuổi già của Bà khi biết rằng một mai khi Chúa gọi, tôi sẽ về nằm bên Ông.
Ước gì mỗi gia đình chúng ta có điều kiện để lo cho Cha Mẹ chúng ta có được một ngôi Mộ Đôi thế này.
Dẫu biết rằng chẳng có đất cho mà chôn đâu, nhưng khi nghe mẹ mình bảo thiêu nóng lắm thì mình thèm, ước ao thế này vậy ! Mộ Đôi ! An bình quá !


( Ảnh : AĐ.)

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

CHỨNG TÍCH VỀ LUYỆN NGỤC


Chứng Tích Về Luyện Ngục:

Những chứng tích về việc các Linh hồn ở Luyện ngục hiện về được Tòa Thánh công nhận thì nhiều lắm.  Ở đây, chúng tôi chỉ xin đơn cử một ít chứng tích, trong nhiều chứng tích, đang được trưng bày tại Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi, Nữ Vương Luyện Hình tại Rôma.  Khi có dịp hành hương về Rôma, kính mời quí vị đến kính viếng Vương cung Thánh đường này và ghé thăm phòng triển lãm.

Chứng tích 1: Bạn bè hiện về với nhau
Chúa nhật ngày 05 tháng 3 năm 1871, bà Palmira Rastelli, chị ruột của linh mục Santelli, chánh xứ Thánh Anrê tại Rimini, qua đời ngày 20-11-1870 đã hiện về với bà bạn là Maria Zelanti cũng thuộc giáo xứ Thánh Anrê để xin cầu nguyện và xin nhắn với ông anh linh mục dâng lễ cho mình.  Để cho người còn sống vững tin thì linh hồn hiện về đã in dấu 3 ngón tay của mình trên cuốn sách nguyện của bà Zelanti.  Dấu lửa in 3 ngón tay trên trang sách đã không thiêu hủy tờ giấy và cũng không làm mất các hàng chữ trên trang giấy.

Chứng tích 2: Vợ hiện về với chồng 
Bà Louise Sénéchal, qua đời ngày 7 tháng 5 năm 1878, đã hiện về với chồng là Louis Sénéchal xin cầu nguyện và xin dâng cho bà 5 thánh lễ.  Bà đã in 5 ngón tay lửa của mình lên chiếc mũ trùm đầu của chồng bà như là một dấu hữu hình để chồng và các con tin.

Chứng tích 3: Nữ tu hiện về với chị em trong tu viện 
Nữ tu Clara Schoelers, Dòng Bênêđitô ở Vinnemberg, Westphalie, qua dời năm 1637 đã hiện về với nữ tu Maria Herendorps ngày 30 tháng 10 năm 1696 (59 năm sau).  Để làm bằng chứng, linh hồn hiện về đã in dấu cháy hai bàn tay của mình trên áo khoác làm việc của  nữ tu Maria Herendorps và trên một tấm vải trắng.

Chứng tích 4: Mẹ hiện về với con trai 
Bà Leleux, trong đêm 21-6-1789, đã hiện về với người con trai là Joseph Leleux ở Wodecq (Bỉ).  Bà hiện về 11 đêm liên tiếp để nhắc nhở con bà phải xin lễ cho bà, đồng thời bảo con bà phải sửa mình lại vì anh ta đang sống bừa bãi, khô khan nguội lạnh.  Bà cầm tay con và in dấu cháy cả bàn tay bà vào ống tay áo của con.  Kết quả là anh đã trở lại sống thánh thiện, lập một hội đạo đức dành cho giáo dân; các hội viên trong hội này đã thi đua nên thánh.  Anh đã qua đời cách thánh thiện ngày 19-4-1825.

Chứng tích 5:  Mẹ chồng hiện về với con dâu 
Nhạc mẫu của bà Magarita Demmerlé thuộc giáo xứ Ellinghen, giáo phận Metz, qua đời năm 1785, và 30 năm sau, năm 1815 đã hiện về với con dâu.  Bà buồn bã nhìn con dâu như có ý xin điều gì.  Bà Magarita Demmerlé lên tiếng hỏi thì được mẹ chồng cho biết là mình về để xin con (dâu) cầu nguyện cho, bằng cách đi hành hương lên Đền Đức Mẹ ở Mariental.  Người con dâu đã làm y như lời mẹ chồng xin.  Sau cuộc hành hương ấy bà mẹ chồng hiện về với con dâu một lần nữa và báo cho biết là mình đã được ra khỏi Luyện ngục mà lên Thiên đàng.  Bà Magarita xin một bằng chứng thì bà mẹ chồng liền in cả bàn tay mình lên trang sách Gương Phước đang để mở trên bàn.  Và từ đó bà không còn hiện về nữa.

Hôm nay là dịp để chúng ta nhớ đến linh hồn những người thân yêu mà Chúa đã gởi đến trong cuộc đời như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, cháu chắt, bằng hữu...  Ta cũng nhớ đến những linh hồn bị quên lãng không có ai nhớ đến để cầu nguyện cho.

Bà Thánh Monica khi còn sống đã căn dặn con mình là Thánh giám mục Augustinô rằng: "Con ơi, khi mẹ chết rồi, con có thể chôn cất mẹ ở đâu cũng đươc.  Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ mà cầu nguyện cho mẹ mỗi ngày khi con bước lên bàn thờ tế lễ Chúa".  Bà Monica khi còn sống đã đạt tới sự thánh thiện trọn hảo mà còn lo lắng cho thân phận mình sau khi chết như vậy. 

Nơi một nghĩa trang ở Rôma, bên nước Ý-đại-lợi, ta đọc thấy hàng chữ này bằng tiếng La-tinh: "Hodie Tibi, Cras Mihi" có nghĩa là HÔM NAY BẠN (Hodie Tibi), NGÀY MAI TÔI (Cras Mihi)... nhắc chúng ta nhớ đến Sự Chết.  Sự Chết không tha cho một ai cả.  Có nhớ đến sự chết, có suy gẫm về sự chết mới biết phải sống thế nào cho đẹp để được chết lành.

Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho người, ngày mai người khác sẽ lại cầu nguyện cho ta: Một sự vay trả, trả vay rất hữu lý.  Hôm nay ta cầu nguyện cho các Linh hồn trong Luyện ngục, ngày mai khi được về hưởng nhan thánh Chúa trên trời, các Linh hồn người lành sẽ đền đáp lại cho chúng ta bằng lời chuyển cầu thần thế của các ngài trước mặt Chúa.

Lm Giuse Châu Xuân Báu, CSsR
 NGUỒN : Langthangchieutim

Ngày lễ Các linh hồn (1910)
Tranh của Aladar Korosfoi-Kriesch

Bảo tàng quốc gia Hungary

LỄ CÁC LINH HỒN


LỄ CÁC LINH HỒN

Theo truyền thống của người dân Hoa Kỳ, hằng năm, vào tối ngày 31 tháng 10 dương lịch, trẻ nhỏ rủ nhau chơi "Đêm Halloween" cũng gọi là trò "Trick or Treat".  Các em từng tốp mang mặt nạ, đến gõ cửa  mỗi nhà và nói "Trick or Treat" (cho chúng tôi quà bằng không chúng tôi sẽ phá phách)...  Trò chơi này làm cho chúng ta có cảm tưởng như là các linh hồn của những người ở thế giới bên kia hiện về xin bố thí hoặc nhắn nhủ điều gì đó cho những người còn sống trên trần gian.

Tục lệ tối Halloween nầy là dấu vết thời xa xưa còn sót lại của người La-mã dùng để tưởng nhớ người quá cố.  Thuở ấy người La-mã có thói quen đúc mặt nạ của người thân mới qua đời để cất làm kỷ niệm.  Mỗi khi trong gia đình có người chết thì người nhà phải mang tất cả các mặt nạ hiện có trong gia đình, sắp hàng dài đi trước quan tài, để dẫn đưa người vừa quá cố tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Nguyên tiếng Halloween, theo truyền thống Công giáo, bởi 3 tiếng  ALL HALOWS’ EVE  hoặc EVE OF ALL HALLOWS ghép lại, có nghĩa là “buổi tối áp lễ các thánh”...  tuồng như các Thánh trên trời đi diễn hành trước mặt chúng ta để nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ đến các ngài, nhớ đến công ơn các ngài và thúc giục chúng ta noi gương các ngài trong việc làm con cái Chúa, và một mặt khác nữa là kêu xin chúng ta dâng lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.
10
Thật vậy, hằng năm Hội thánh Công giáo Hoàn vũ dâng ngày 01 tháng 11 dương lịch để kính mừng Các Thánh Nam Nữ trên trời và dành riêng trọn tháng 11 dương lịch, bắt đầu từ ngày mồng 02, để cầu nguyện cho Các Linh Hồn trong Luyện ngục.

Công Đồng Trentô dạy rằng các linh hồn ở Luyện ngục là thành phần của Hội Thánh cần nhờ đến lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta, những người còn sống.  Giáo lý của Hội Thánh về Luyện ngục là điều có sức yên ủi lòng ta và tỏ bày lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa đối với chúng ta.  Việc cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục là một việc làm do tình thương thúc đẩy để bù đắp phần nào mối tình và bổn phận phải có đối với các kẻ đã qua đời mà có lẽ khi các ngài còn sống chúng ta đã không chu toàn.
St.


Lm Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

HÔM NAY BẠN,NGÀY MAI TÔI


NGUỒN : (tại đây)
"Hodie Tibi, Cras Mihi" 
có nghĩa là HÔM NAY BẠN (Hodie Tibi), NGÀY MAI TÔI (Cras Mihi)... 
nhắc chúng ta nhớ đến Sự Chết
 Sự Chết không tha cho một ai cả. 
 Có nhớ đến sự chết, có suy gẫm về sự chết 
mới biết phải sống thế nào cho đẹp
để được chết lành.



Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

KHI NGƯỜI KHÔNG ĐÁP TRẢ



Ai trong các con có bạn hữu nửa đêm đến nhà mình nói:  Bạn ơi, cho tôi mượn mấy tấm bánh, vì bằng hữu ở xa tới mà tôi hết đồ ăn rồi.  Người kia ở trong trả lời:  Ðừng quấy rầy người ta, cửa đóng rồi, trẻ nhỏ ngủ hết, ai dậy mà lấy cho ông được.  Nhưng nếu họ cứ gõ hoài.  Ta bảo thật, người ấy không dậy mà cho vì tình bạn bè thì ít ra vì họ quấy rầy nên cũng ráng dậy mà lấy cho họ.  Nên Ta bảo cho các con rõ: Vì hễ ai xin, sẽ được, ai tìm sẽ thấy, ai gõ sẽ mở cho (Lc. 11: 5-10).

Chúa bảo tôi đến gõ cửa, ở đấy có chờ đợi.  Ðó là lời xác định của Chúa.  Như vậy, chắc chắn tôi sẽ bắt gặp nếu tôi kiếm tìm, tôi sẽ tìm thấy nếu tôi van xin.

*****************************
Nhưng trong đời, tôi đã kinh nghiệm một nỗi bận tâm khó hiểu.  Tôi gọi mà Chúa không đáp trả.  Tôi xin mà Chúa không cho.  Có những vực sâu của tâm hồn, có những đêm dài bất an, tôi hướng về Chúa nhưng tôi không gặp.  Tôi không ước mơ những ước mơ lớn.  Tôi chẳng xin sang giàu.  Tôi chỉ xin cho tôi nhẹ bớt khổ đau tâm hồn.  Tôi chỉ xin cho đỡ kéo dài bệnh tật của thân xác.  Tôi chỉ xin Chúa soi cho tôi một ánh đèn khi tôi phải quyết định những vấn đề quan trọng.  Tôi chỉ xin Chúa giữ tôi lại trước đêm đen mịt mùng cám dỗ.  Nhưng tiếng tôi từ vực sâu lại vọng về với tôi trong nỗi vắng. Những lúc tôi cần Chúa nhất thì Ngài lại bỏ tôi đi xa.  Vì sao Người im tiếng?

*****************************
Ngài im tiếng.  Hay có phải Ngài đang nói mà tôi không nghe?  Ngài chối từ.  Hay có phải cánh cửa đã mở mà tôi không vào vì có vũ tiệc của mùa xuân trần thế ở chung quanh?  Ngài im lặng.  Hay có phải Ngài bảo tôi: Hãy vào sa mạc, hãy ra bờ đá lặng thinh, hãy khép lại bớt cửa lòng rồi con sẽ nghe thấy tiếng Cha.  Nhưng tôi chán những bờ đá vắng vẻ, và tôi đã yêu những vũ tiệc của mùa xuân trần thế ở chung quanh.  Làm sao tim tôi nghe được tiếng con họa mi đang hót khi mà bầy ve sầu đam mê đang kêu inh ỏi trong hồn?
Ngài thờ ơ.  Hay có phải Ngài không đáp trả vì tôi bất xứng với ân sủng của Ngài.  Chẳng ai có thể trách vì sao không có mặt trời nếu họ cứ sống dưới hầm tối, vực sâu.  Chẳng ai có thể trách vì sao không có bình an nở giữa khu vườn tham lam.  Người cha tốt là người cha đóng cửa nhà mình để đứa con khỏi ngày ngày về lấy gia tài đi hoang đàng, phung phí.
Vì sao Chúa không cho tôi điều tôi xin?  Ðã bao lần Chúa bắt tôi đi.  Gian nan.  Mỏi.  Tôi muốn ghé tạm xuống đường ngồi nghỉ.  Nhưng Chúa biết để tôi ngồi nghỉ, dần dà tôi sẽ nghe theo tiếng nói của đất thấp, tôi sẽ lười biếng đối với tiếng gọi của trời cao.  Tôi trách vì sao Người không cho tôi lập nghiệp trên những ước mơ của tôi, xin làm quê hương trên những ý nghĩ riêng tư của tôi.  Ngài chẳng đáp trả, vì Ngài biết đường dễ dãi sẽ dẫn đến hư đi.  Trong những đêm đen như mù mịt, tôi gõ nhưng cánh cửa chẳng mở.  Phải chăng chỉ có Ngài, Ngài mới biết những gì là tốt nhất cho phần rỗi của tôi. Như vậy, không đáp trả có là dấu chỉ của tình thương?

*****************************
Khi không đáp trả, đấy cũng là một cách trả lời.  Trả lời bằng lặng im nhiều khi lại là câu trả lời thâm sâu và hàm chứa nhiều ý nghĩa.
Tôi không đến với ai mà tôi biết chắc rằng tôi không thể tin cậy.  Khi đến xin Chúa trợ giúp là tôi đặt niềm tin nơi Ngài.  Nếu đã đặt niềm tin thì sao lại có thể phân vân.  Khi Ngài im lặng như không đáp trả, tôi lo âu, thì đấy là dấu hiệu niềm tin đó không vững vàng.
Niềm tin là lời cầu nguyện để xin được biến đổi.  Như thỏi đất sét tin mình nằm trong tay người thợ lành nghề.  Người thợ gốm biết loại đất sét nào có sức chịu đựng để đúc gạch lót đường, loại nào có thể tạc tượng.  Niềm tin vững vàng là phó thác trong tay người thợ gốm vì tin rằng mình được yêu thương và săn sóc.  Tin vững vàng hệ tại phó thác rằng Chúa là người thợ gốm khôn ngoan và không lầm lẫn trong công trình sáng tạo.  Chứ tin vững vàng không có nghĩa là tin mình sẽ biến đổi được ý định của Chúa để đạt được điều mình xin.  Có những lời xin chẳng bao giờ được đáp trả nhưng lại là một ân sủng thật lớn lao.
*****************************
Ngày còn bé tôi không biết cầu nguyện thế nào. Những ngày bom nổ nhiều là những ngày mẹ tôi càng lo.  Mỗi tối, mẹ tôi bảo tôi ngồi lần hạt cầu nguyện cho cha ngoài trận tuyến.  Trong trí óc non dại, tôi cầu nguyện cho cha tôi được bình yên.  Một lằn đạn hiểm nghèo.  Một trái mìn kín đáo.  Ðời sống bếp bênh như treo bằng sợi chỉ.  Chỉ một giấy báo tin thôi, tôi sẽ là đứa mồ côi.  Mẹ tôi sẽ là góa phụ.  Tôi đã thấy nhiều lá cờ trải lên mộ đất.  Tôi đã thấy nhiều chuyến xe nhà binh chở đơn độc một quan tài, người thiếu phụ đội nón trắng ngồi lặng lẽ không còn nước mắt để khóc.
Rồi chuyện một đêm đã đến.  Chiến tranh đổ xuống trên mảnh đất quê tôi.  Tôi còn bé, nhưng tôi hiểu những nghẹn ngào của người có thân nhân vừa mới vĩnh biệt.  Mưa ướt lẹp xẹp, tôi nghển cổ nhìn qua cửa sổ đông chật người.  Một chiều mưa ảm đạm, lạnh lẽo làm sao.  Mái lá thấp đổ những dòng mưa thảm não.  Tôi vẫn còn nhớ cái buổi chiều xám nặng nề ấy cho tới hôm nay.  Ðôi chân của cậu X.  chết nằm sóng sượt trên cái phản gỗ.  Bùn dính lem luốc.  Mợ X. khóc thảm thiết bên xác chồng mới chết trận.  Ai đã bắn chết cậu?  Có phải kẻ mà cậu chưa kịp bắn?
Tò mò, tôi theo những đứa trẻ khác ra ven rừng xem xác chết.  Những hố bom cày tung đất còn mới nguyên.  Vải băng trắng còn lẫn với xác người chưa kịp thu.  Giữa những xác người ấy, tôi thấy một người nằm chết cong queo, cụt chân vì bom nổ, máu bầm khô bết vào áo đầm đìa.  Mặt cháy đen.  Nhìn kỹ trên khuôn mặt ấy, tôi không quên được là chuỗi tràng hạt vẫn quàng vòng quanh cổ.  Kẻ chết là một bộ đội miền Bắc.  Ðiều làm tôi ngỡ ngàng là bộ đội cộng sản cũng tin vào Chúa như tôi sao?
Từ ngày đó, mỗi lần giúp lễ, nhìn lên thánh giá mà hồn tôi bâng khuâng.  Tôi thấy Chúa buồn.  Quỳ đây, tôi cầu nguyện xin Chúa chở che cha tôi ngoài chiến trận.  Nhưng người cán binh bộ độ ấy, có thể cũng có một đứa con trai bằng tuổi tôi ở ngoài miền Bắc.  Nó cũng là cậu bé giúp lễ.  Cứ mỗi sáng, mẹ nó cũng đánh thức nó dậy thật sớm để giúp lễ, cầu nguyện cho cha đang ở mãi trong miền Nam heo hút.  Năm tháng bặt tin, chắc chiều chiều, tối tối, mẹ nó cũng rối bời lòng trí, thẫn thờ nhìn về phương Nam, dục nó đọc kinh.  Chúa nghe lời tôi để cha tôi giết họ?  Chúa nghe lời cậu bé kia để cha cậu giết cha tôi?  Cả hai cậu bé đều cầu nguyện, Chúa biết nghe lời ai?
Tôi không tin là Chúa có câu trả lời.  Tôi chỉ cảm thấy rằng Chúa khó xử ghê gớm lắm.  Chúa trên thập giá như càng thêm đau đớn.  Mỗi lời cầu của tôi là một vết thương cho Ngài.  Mỗi nỗi lo âu của cậu bé ngoài miền Bắc kia làm Ngài thêm khổ tâm.
Tôi hình dung Chúa như một người cha.  Ðứa con thứ nhất chạy đến: Cha ơi, đưa con dao cho con để con chém nó.  Ðứa con kia chạy lại, sợ hãi: Cha ơi, đừng đưa!  Cha có biết rằng con cũng là con của cha sao?  Và người cha chỉ còn biết đớn đau mà thôi, vì cả hai con đều là con của mình.
Từ đó, mỗi buổi sáng giúp lễ, tôi thấy Chúa trên thập giá như ngậm ngùi.  Tay giang rộng cứ thêm mãi khổ thương.  Từ ngày đó, trong cái trí óc non nhỏ của tôi, tôi hiểu mơ màng rằng bất cứ hành động nào gây thương tích cho nhau cũng là làm khổ cho Cha trên trời.

*****************************
Lạy Chúa,
Mỗi khi con cầu nguyện thì cho con biết xin được biến đổi, chứ đừng biến đổi Chúa.  Làm sao con có thể biến đổi sự khôn ngoan của Chúa thành sự vụng về của con.  Khi con nài Chúa làm theo ý con là con muốn đem sự hoàn hảo của Chúa thành những bất toàn giống như của con.
Con ngỡ tiếng sói sủa là vui tai.  Con ngỡ lời mời của Satan là tha thiết.  Con ngỡ trái táo hồng có hương thơm, nào ngờ đâu con có biết sâu độc làm tổ ở bên trong.  Những lời con xin nhiều khi rất đẹp, nhưng chỉ là đẹp theo cái nhìn của con mà thôi.
Lạy Chúa,
Xin cho con hiểu rằng có những lời xin mà Chúa chẳng thể đáp trả được.  Và chính lúc Chúa im lặng lại là lúc Chúa đang nói với con bằng ngôn ngữ nhiệm mầu nhất.
 LM Nguyễn Tầm Thường
 Nguồn : langthangchieutim@

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

KHÁNH NHẬT 
TRUYỀN GIÁO
Lm Trần Ngà
Mến Chúa và yêu người là hai giới răn trọng nhất. Điều đó thì trẻ con cũng thuộc. Nhưng điều quan trọng là làm sao thực thi lòng mến Chúa qua việc yêu thương con người là hiện thân của Thiên Chúa.
Yêu Chúa mà lại ghét người thân cận thì thật là điều trớ trêu như câu chuyện sau đây:
Có một vị hoàng thái tử vào rừng săn bắn gặp một cô gái hái củi trong rừng. Không hiểu Trời xui đất khiến làm sao mà họ yêu nhau tha thiết ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên.
Hoàng tử quay về triều như kẻ mất hồn, ngày đêm tương tư cô gái nghèo mà anh đã đem lòng thương mến và rồi anh khẩn khoản xin vua cha cưới nàng cho bằng được.
Để tìm hiểu xem cô gái có thực sự yêu thương con trai mình bằng tình yêu chân thực hay không, vua cha dạy cho hoàng tử cải trang làm nông dân để thử lòng cô gái...
Thế là hoàng tử hoá thành người nông dân, đến cắm lều gần nhà cô gái, ngày ngày vác cuốc ra đồng làm lụng. Anh lân la đến làm quen với cô gái trong hình hài một nông dân.
Mặc dù cô gái vẫn thầm yêu và mong được kết hôn với hoàng tử, nhưng cô tạ không nhận ra hoàng tử nơi người nông dân nghèo khổ nầy. Cô đã đối xử với anh rất lạnh nhạt và cuối cùng đã xua đuổi anh.
Tiếc thay, cô đã đánh mất cơ hội vô cùng quý báu: mất vinh dự trở thành công nương, thành hoàng hậu tương lai.
Như vị hoàng tử kia hoá thân thành nông dân để thử lòng cô gái, Thiên Chúa cũng hoá thân thành người phàm để thử thách tình yêu của chúng ta. Ngài đã từ trời xuống thế, hoá thân làm người, cắm lều ở giữa loài người, trở nên người thân cận của mỗi người.
Thế nên, khi yêu thương người thân cận là chúng ta yêu thương Chúa, và khi chúng ta từ khước hay bạc đãi người thân cận là bạc đãi Chúa. Tình yêu thương người thân cận là thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa.


Mẹ Têrêxa là người giữ điều răn yêu thương nầy cách tuyệt hảo. Mẹ nhìn thấy Chúa trong những người phong cùi, trong những người bần cùng khốn khổ và mẹ tận tình yêu thương săn sóc những người ấy hết sức tận tình.
Mẹ dạy nữ tu của mẹ: "Con thấy linh mục nâng niu trân trọng Mình Thánh Chúa trong thánh lễ ra sao thì con hãy làm như thế đối với người cùng khổ."
Mẹ là người vừa yêu mến Thiên Chúa trên trời lại vừa yêu mến Chúa hịên diện trong những người khốn khổ. Mẹ không tách rời hai giới răn mến Chúa và yêu người, nhưng mẹ đã yêu Thiên Chúa trong con người.
Khi hỏi tại sao người công giáo chúng ta truyền đạo mà không thu hút được nhiều người về với Hội Thánh?
Chắc chắn là vì chúng ta chưa sống theo đạo yêu thương. Nếu chúng ta theo phương cách sống đạo của mẹ Têrêxa Calcutta, tha thiết yêu mến Thiên Chúa nơi con người, thì đạo chúng ta trở thành hấp dẫn, và bản thân chúng ta cũng có sức thu hút được nhiều người như mẹ Têrêxa đã minh chứng bằng đời sống của mẹ: Mẹ được người đời xem là bà thánh sống, được mọi người yêu mến, cả những người Hồi Giáo, Ấn giáo, Bà La Môn và các đạo khác đều vô cùng quý mến mẹ.
Nhân ngày Truyền Giáo, xin cho chúng ta biết áp dụng phương thế truyền giáo tuyệt hảo của mẹ Têrêxa là yêu mến Thiên Chúa trong con người, hy vọng nhờ đó, đạo Chúa trở thành một tôn giáo rất đẹp, rất hấp dẫn và nhiều người sẽ quay về với đạo yêu thương nầy.
NGUỒN : 40" LoiChua