#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lướt web. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lướt web. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

MỒNG 2 TẾT- NHỚ CHA MẸ

 



Người ta kể rằng: có một lần, người cha già 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gõ gõ cái mỏ vào ô của sổ của căn nhà.

Người cha già hỏi con trai: “Cái gì vậy?”. Người con trai trả lời: “Một con quạ”.
Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy?”. Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ”.
Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì thế?”. Đến lúc này, có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu của người con trai khi anh ta trả lời cha: “Đó là một con quạ, một con quạ”.


Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “Cái gì thế?”. Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?”.
Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau: “Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…
Trong các tình yêu, có lẽ chỉ có tình cha, tình mẹ là bền bỉ, là kiên vững nhất. Tình cha mẹ dành cho con cái mãi mãi như sông ngòi, biển khơi. Nhưng:
“Biển đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng“.
Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Chính nhờ ơn cha nghĩa mẹ cao dày như thế, những người con khi đã lớn khôn, thành tài, cần phải dặn lòng:
“Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền“.
Sự nhớ ơn không phải để nói bâng quơ nhưng cần thể hiện bằng cả một tấm lòng ưu ái nhất, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đã về già:
“Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi“.
Và rồi trong cuộc sống đâu phải mình muốn là được. Có những điều muốn làm nhưng lại không có cơ hội để làm. Như người con gái xa quê đã tiếc nuối khi không thể chăm sóc cha mẹ.
“Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?”
Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta. Đạo hiếu luôn đòi buộc phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù dòng đời có những đổi thay của làn sóng văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ, thì vẫn không thể phai nhòa chữ hiếu trong tâm thức của người Việt Nam. Cho dù cuộc đời có nhiều thay đổi của những xu thế thực dụng, hay những trào lưu văn hóa ngoại lai, thì người Việt Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu:
“Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
Đi về lập miếu thờ Vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha“.
Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết là dịp để chúng ta sống trọn chữ hiếu với mẹ cha. Chữ hiếu được thể hiện qua những món quà chúng ta dâng tặng mẹ cha được nồng ép vào đó cả một tình con thảo hiếu. Đây cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày tết được đoàn tụ bên gia đình. Ai cũng mong đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà. Thế nhưng, chữ hiếu không chỉ dừng lại nơi những ngày tết mới bộc lộ ra mà còn phải dàn trải trong suốt tháng năm sống bên cha mẹ. Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy tạ ơn Chúa vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng. Hãy nói với các ngài bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già. Hãy ôn tồn với các ngài vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta. Chính các ngài đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta. Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì:
“Nếu mình hiếu với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công“.
Nguyện xin Chúa là Mùa xuân chúc lành cho ngày hội của các gia đình hôm nay. Xin Chúa liên kết mọi người trong tình yêu Chúa. Xin cho mọi thành phần trong gia đình biết đón nhận giây phút xum vầy ngày xuân là hồng ân của Chúa để sống cho trọn vẹn với gia đình. Amen
Lm Jos Tạ Duy Tuyền

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

DANH SÁCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

 MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM



Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ

( WEB HĐGMVN )

Tháng 1

     Ngày 13: Đaminh Phạm Viết Khảm
                     Giuse Phạm Trọng Tả
                     Luca Phạm Trọng Thìn

     Ngày 22: Matthêu Alonzo-Leciniana Ðậu
                     Francis Gil Fedrich Tế

     Ngày 30: Tôma Khuông

Tháng 2

     Ngày 2: Jean Theophanô Vénard Ven

     Ngày 13: Phaolô Lê Văn Lộc

Tháng 3

     Ngày 11: Đaminh Nguyễn Văn Cẩm

Tháng 4

     Ngày 02: Đaminh Vũ Ðình Tước

     Ngày 06: Phaolô Lê Bảo Tịnh

     Ngày 07: Phêrô Nguyễn Văn Lựu

     Ngày 27: Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng

     Ngày 28: Phaolô Phạm Khắc Khoan
                     Phêrô Nguyễn Văn Hiếu
                     GioanBt Ðinh Văn Thành

     Ngày 30: Giuse Tuân

Tháng 5

     Ngày 01: Augustinô Schoeffler Ðông
                     John-Louis Bonnard Hương

     Ngày 02: Giuse Nguyễn Văn Lựu

     Ngày 09: Giuse Hiển

     Ngày 11: Matthêu Lê Văn Gẫm

     Ngày 22: Micae Hồ Ðình Hy
                     Lawrence Ngôn

     Ngày 25: Phêrô Ðoàn Văn Vân

     Ngày 26: Gioan Ðoàn Trinh Hoan
                     Matthêu Nguyễn Văn Phượng

     Ngày 28: Phaolô Trần Văn Hạnh

Tháng 6

     Ngày 01: Giuse Phạm Quang Túc

     Ngày 02: Đaminh Trần Duy Ninh

     Ngày 03: Phaolô Vũ Văn Ðổng

     Ngày 05: Luca Vũ Bá Loan
                     Đaminh Huyên
                     Đaminh Toại

     Ngày 06: Vinhsơn Dương
                     Phêrô Đinh Văn Dũng
                     Phêrô Đinh Văn Thuần

     Ngày 07: Giuse Trần Văn Tuấn

     Ngày 12: Augustinô Phan Viết Huy
                     Nicola Bùi Ðức Thể

     Ngày 16: Đaminh Nguyễn Đức Mạo
                     Đaminh Nguyễn Huy Nguyên
                     Đaminh Nguyễn Đức Nhi
                     Vinhsơn Nguyễn Mạnh Tương 
                     Anrê Nguyễn Mạnh Tường

     Ngày 17: Giuse Phan Hữu Ða

     Ngày 26: Phanxicô Đỗ Văn Chiểu
                     Dominic Henares Minh

     Ngày 27: Tôma Đào Đình Toán

     Ngày 30: Vinhsơn Đỗ Yến

Tháng 7

     Ngày 03: Philipphê Phan Văn Minh

     Ngày 04: Giuse Nguyễn Ðình Uyển

     Ngày 10: Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh
                     Phêrô Nguyễn Khắc Tự

     Ngày 12: Ignatius Delgado Y
                     Phêrô Hoàng Khanh
                     Anê Lê Thị Thành

     Ngày 15: Phêrô Nguyễn Bá Tuần
                     Anrê Nguyễn Kim Thông (Thuông)

     Ngày 18: Đaminh Ðinh Văn Ðạt

     Ngày 20: Giuse Maria Diaz Sanjurjo An

     Ngày 24: Joseph Fernandez Hiền

     Ngày 28: Melchor Garcia Sampedro Xuyên

     Ngày 31: Emmanuel Lê Văn Phụng
                     Phêrô Ðoàn Công Quý

Tháng 8

     Ngày 01: Bênađô Vũ Văn Duệ
                     Đaminh Nguyễn Văn Hạnh

     Ngày 12: Giacôbê Đỗ Mai Năm
                     Antôn Nguyễn Tiến Ðích
                     Micae Nguyễn Huy Mỹ

     Ngày 21: Giuse Đặng Ðình Viên

Tháng 9

     Ngày 05: Phêrô Nguyễn Văn Tự
                     Giuse Hoàng Lương Cảnh

     Ngày 17: Emmanuel Nguyễn Văn Triệu

     Ngày 18: Đaminh Vũ Đức Trạch

     Ngày 20: John Charles Cornay Tân

     Ngày 21: Francis Jaccard Phan
                     Tôma Trần Văn Thiện

Tháng 10

     Ngày 06: Phanxicô Trần Văn Trung

     Ngày 11: Phêrô Lê Tùy

     Ngày 17: Francois-Isidore Gagelin Kính

     Ngày 23: Phaolô Tống Viết Bường

     Ngày 24: Giuse Lê Ðăng Thị

     Ngày 28: Gioan Ðạt

Tháng 11

     Ngày 01: Peter Almato Bình
                     Jerome Hermosilla Liêm
                     Valentine Berriochoa Vinh

     Ngày 03: Peter Francis Néron Bắc

     Ngày 05: Đaminh Đinh Đức Mậu

     Ngày 07: Jacinto Castaneda Gia
                     Vinhsơn Phạm Hiếu Liêm

     Ngày 08: Phaolô Nguyễn Ngân
                     Giuse Nguyễn Ðình Nghi
                     Martinô Tạ Đức Thịnh
                     Martinô Trần Ngọc Thọ
                     Gioan Baotixita Trần Ngọc Cỏn

     Ngày 14: Stephen Cuénot Thể

     Ngày 20: Phanxicô Xavie Cần

     Ngày 24: Peter Dumoulin-Borie Cao
                     Vinhsơn Nguyễn Thế Ðiểm
                     Phêrô Vũ Ðăng Khoa

     Ngày 26: Đaminh Nguyễn Văn Xuyên
                     Tôma Ðinh Viết Dụ

     Ngày 28: Anrê Trần Văn Trông

     Ngày 30: Joseph Marchand Du

Tháng 12

     Ngày 06: Giuse Nguyễn Duy Khang

     Ngày 12: Simon Phan Đức Hòa

     Ngày 18: Phêrô Trương Văn Ðường
                     Phaolô Nguyễn Văn Mỹ
                     Phêrô Vũ Văn Truật

     Ngày 19: Tôma Nguyễn Văn Ðệ
                     Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu
                     Augustinô Nguyễn Văn Mới
                     Đaminh Bùi Văn Úy
                     Stêphanô Nguyễn Văn Vinh

     Ngày 21: Anrê Trần An Dũng Lạc
                     Phêrô Trương Văn Thi